TIN SỰ KIỆN

Điểm chuẩn sư phạm thấp kỷ lục: Đừng nhìn vào "bề nổi" mà đánh giá chất lượng cả một kỳ tuyển sinh

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 11/08/2017

Điểm chuẩn các trường khối ngành sư phạm thấp kỷ lục sau kỳ thi đại học vừa qua khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vì đâu dẫn đến tình trạng này?

Điểm chuẩn ngành sư phạm giảm là thực trạng đáng lo ngại của nhiều trường

Nếu so sánh với nhiều trường đại học khác với điểm chuẩn lên tới 29 - 30 điểm thì điểm trúng tuyển vào các trường sư phạm năm nay quả là "một trời một vực". Ví dụ điển hình là trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, ngoài 2 ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học, tất cả các ngành còn lại của trường đều chỉ có điểm chuẩn là 9 điểm, tức trung bình 3 điểm/môn.

Tương tự với một loạt trường cao đẳng sư phạm khác ở Hải Dương, Cao Bằng, Lào Cai..., mức điểm trúng tuyển nhiều ngành chỉ rơi vào khoảng từ 9 - 10 điểm. Đây quả là một nghịch lý đáng buồn trong bối cảnh ngành giáo dục vừa thông qua đề án đổi mới toàn diện, đòi hỏi lực lượng giáo viên được đào tạo bài bản và có chất lượng.

Đại học Sư phạm Thái nguyên là một trong 8 trường đại học Sư phạm hàng đầu cả nước, các ngành Toán - Lý - Hoá - Sinh mức điểm sàn là 15,5 điểm. 5 năm trở lại đây, mức điểm sàn vào trường liên tục giảm. Đây cũng là tình trạng chung đáng lo ngại của nhiều trường sư phạm khác.

Điểm chuẩn trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh công bố trên website của trường.

Cung vượt quá cầu khiến ngành sư phạm "mất giá" trầm trọng

GS.TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên chia sẻ: “Sự sắp xếp việc làm sau tốt nghiệp cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Tôi cho rằng đây là điểm nhấn quan trọng, nó tác động ngược trở lại trong quá trình chọn nghề nghiệp của các thí sinh, như vậy không thu hút được những em giỏi. Đến việc như bây giờ tôi nghĩ sẽ nguy hại về một thế hệ trẻ không được giáo dục đến nơi đến chốn, nhất là trong nhà trường vì người thầy không có chất lượng”.

Nhiều người cho rằng điểm chuẩn đầu vào ngày càng thấp của các trường sư phạm là do tình trạng cung vượt cầu. Thực tế hiện nay trên cả nước đang thừa tới 26.000 giáo viên. Trong khi đó, các trường sư phạm trên cả nước lại tiếp tục tuyển mới 52.000 thí sinh trong năm nay. Và thực tế nhiều giáo viên tương lai phải đối mặt với việc thất nghiệp sau khi ra trường.

Nói về việc điểm chuẩn ngày càng giảm của các trường đại học khối sư phạm, PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thừa nhận đây là một thực trạng đáng buồn, song bà không coi đây là một xu hướng.

"Rất nhiều nghiên cứu đổ lỗi cho việc quy hoạch và quản lý của ngành. Tuy nhiên, cũng giống như những ngành khác, ngành giáo dục cũng có quá trình đào thải. Dù vậy, không phải vì thừa 26.000 giáo viên mà chúng ta lại không tuyển thêm giáo viên. Điều quan trọng là tạo động lực để mọi người có nguyện vọng, mong muốn phát triển trong ngành giáo dục.", bà Thơ cho biết.

 

Cần phải thay đổi cơ chế ưu tiên để đảm bảo đầu ra ổn định cho ngành sư phạm

Có những thời kỳ mà ngành sư phạm được coi là vàng son, được dạy bởi những thầy cô rất yêu nghề, có thể định hướng những thành công của nghề, thấy được những chính sách ưu đãi rõ ràng và phù hợp trong thời điểm đó.

Những ngành công an, quân đội... từng có chuẩn rất cao, thậm chí có trường hợp cá biệt hơn 30 điểm, trên cả tuyệt đối vì công ăn việc làm rất chắc chắn, đầu ra ổn định. Vậy có nên áp dụng quy tắc ấy với ngành sư phạm để thu hút được nguồn lực chất lựng cao không?

Sự ổn định trong nghề nghiệp là một trong những tiêu chí tiên quyết họ lựa chọn nghề nghiệp đó. Có những thời kỳ ngành sư phạm được miễn học phí, được phân công công tác, được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tạo tiền đề rất lớn cho những giáo viên tương lai. Thế nhưng điều kiện việc làm của giáo viên hiện nay rất vất vả, lớp học khá đông, chương trình liên tục đổi mới, thu nhập không cao như những nghề khác, cơ hội làm thêm hay dạy thêm không phải giáo viên nào cũng có...

Đầu năm học 2016, khi Bộ trưởng mới nhậm chức có cho rằng, người giáo viên là đầu tàu trong việc đổi mới giáo dục, điểm mấu chốt khi đổi mới giáo dục, cần tác động và làm thay đổi vị thế, chế độ đãi ngộ cũng như sự yên tâm tâm lý, sự tự hào của giáo viên.

Hơn 1 năm nhìn lại thấy chưa có động thái về sự đổi mới và nâng cao vị thế của giáo viên. Ngược lại, gần đây dư luận hết sức lo ngại khi Bộ GD&ĐT dự định bỏ viên chức chuyển sang ký hợp đồng lao động cho giáo viên.

Cần đầu tư đúng mực cho giáo dục để không tụt hậu

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhận thấy sự bất cập trong hệ thống các trường sư phạm và hiện nay Bộ đang triển khai lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và để sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm có việc làm nhiều hơn. Bộ dự định quy hoạch theo hướng một số trường đóng vai trò đầu tàu trọng điểm quốc gia, các trường còn lại đóng vai trò vệ tinh cho các trường trọng điểm.

Trong 3 năm gần đây, Bộ cũng đã cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường sư phạm. Riêng 2017 cắt giảm 20% chỉ tiêu so với năm trước đó để tập trung giảm dần quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

 
Giáo dục mầm non phải chăng đang hot nhất ngành sư phạm? (Ảnh minh họa)

Mặc dù giảm nhiều nhưng có nhiều trường đại học sư phạm vẫn giảm điểm tuyển sinh và nhiều người cho rằng họ đang cố tuyển đủ sinh viên để có ngân sách hoạt động. Bà Thơ cho rằng phải đảm bảo được đầu vào, đảm bảo được quá trình đào tạo hơn là số lượng sinh viên, đặc biệt phải có những tiêu chí tuyển sinh mới vì họ làm những công việc rất đặc thù chứ không thể chỉ dựa vào các tiêu chí hiện nay là xét trên phương diện kiến thức, học vấn mà còn phải là các tiêu chí kĩ năng nghề nghiệp.

Nhiều trong số những bạn trẻ đỗ các trường Sư phạm năm nay sẽ theo nghề nghiệp 30 - 40 năm, họ sẽ là những người gieo mầm trí tuệ và tâm hồn cho rất nhiều thế hệ học sinh trong tương lai. Trước sự thay đổi như vũ bão của thời đại công nghệ, làm thế nào để nền giáo dục của ta không tụt hậu?

Câu hỏi này lại quá khó trả lời nếu nhiều bạn theo đuổi nghề giáo viên với khởi điểm ở mức trung bình. Cả họ và cả hệ thống giáo dục sẽ còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để ngành sư phạm đi lên trong thời gian tới.

Theo VTV.vn


Nội dung liên quan:

>> "Chuột chạy cùng sào, mới vào giáo dục": Nhiều GS-TS đề xuất dừng tuyển sinh ngành Sư phạm 1 năm

>> 3,6 điểm Toán vẫn đỗ sư phạm Toán: "Một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc"

>> Điểm chuẩn trúng tuyển 90 ngành trường Đại học Sư phạm Hà Nội


TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.

Điểm chuẩn "kịch trần": Lo lắng về sự công bằng của xét tuyển, điểm cộng ưu tiên

Điểm chuẩn "kịch trần": Lo lắng về sự công bằng của xét tuyển, điểm cộng ưu tiên

Khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều chuyên gia đã dự báo rằng, do không còn tình trạng 'mưa điểm 10' như năm ngoái, nên sẽ không còn tình trạng 30 điểm mới trúng tuyển đại học nữa. Tuy nhiên, thực tế điểm trúng tuyển khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học 2022: Những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm?

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học 2022: Những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm?

Đại diện các trường ĐH Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã có dự báo ban đầu về điểm chuẩn tuyển sinh 2022.

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Vào thi Quý với tấm "vé vớt" nhưng Lưu Đào Dũng Trí đã bất ngờ giành vòng nguyệt nghề và mang cầu truyền hình chung kết lần đầu tiên về cho rường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

8 điều mà những người "ế do năng lực" rất hay phạm phải mà không hề biết

8 điều mà những người "ế do năng lực" rất hay phạm phải mà không hề biết

Nếu bạn có chỉ MỘT trong số những thói quen sau đây thì hãy nhanh chóng sửa đi nhé, vẫn còn kịp đó

Đời sốngMorax | 16/06/2022
Những dấu hiệu cho thấy chồng/bạn trai đang lừa dối và lợi dụng tình cảm của bạn

Những dấu hiệu cho thấy chồng/bạn trai đang lừa dối và lợi dụng tình cảm của bạn

Lần đầu tiên nghĩ về vấn đề ngoại tình, hầu như chúng ta không bao giờ nghĩ đến viễn cảnh bản thân sẽ có quan hệ tình cảm với người khác ngoài luồng, hay sẽ có người thứ ba xen vào cuộc tình của bạn.

Đời sốngMorax | 17/05/2022
Tại sao đàn ông dù "nương tựa" gái ngoài vẫn chẳng dám bỏ vợ? Chuyên gia chỉ ra 8 lý do

Tại sao đàn ông dù "nương tựa" gái ngoài vẫn chẳng dám bỏ vợ? Chuyên gia chỉ ra 8 lý do

Tại sao những người chồng lừa dối vợ không muốn ly hôn, mà vẫn tiếp tục chung sống với vợ và vẫn lừa dối?

Đời sốngMorax | 16/05/2022
4 điều cấm kỵ phụ nữ khôn ngoan không bao giờ thử, dù chỉ một lần

4 điều cấm kỵ phụ nữ khôn ngoan không bao giờ thử, dù chỉ một lần

Những điều dưới đây cực kỳ dại dột, phụ nữ đừng cố thử làm gì để rồi lại khóc hận. Cần phải tránh để duy trì hạnh phúc và cuộc sống được yên ổn

Đời sốngMorax | 13/05/2022
Vợ chồng nào có 7 dấu hiệu này thì nguy cơ tan vỡ là rất cao

Vợ chồng nào có 7 dấu hiệu này thì nguy cơ tan vỡ là rất cao

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ "lời nguyền 7 năm", cụm từ ám chỉ thời điểm các cặp vợ chồng không còn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân nữa. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về ly hôn, “giai đoạn nguy hiểm” thường xảy ra trong khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi kết hôn.

Đời sốngMorax | 12/05/2022
4 kiểu đàn bà khiến đàn ông say như điếu đổ, biết ngoại tình là sai trái vẫn cứ lao vào

4 kiểu đàn bà khiến đàn ông say như điếu đổ, biết ngoại tình là sai trái vẫn cứ lao vào

Những mẫu đàn bà này có một sức hấp dẫn cực khó cưỡng với đàn ông, khiến họ dễ dao động, bồi hồi, day dứt, tiếc nuối…và kết quả là nảy sinh những tình cảm không mong muốn.

Đời sốngMorax | 11/05/2022
Những kiểu phụ nữ dễ bị bạn đời lừa dối sau lưng

Những kiểu phụ nữ dễ bị bạn đời lừa dối sau lưng

Hãy hạn chế hết mức có thể những điều dưới đây, bởi đôi khi phụ nữ cũng cần phải xem lại chính bản thân mình. Đàn ông có chán chường thì mới tìm đến “phở” ngoài đường.

Đời sốngMorax | 10/05/2022
Tại sao ngày nay phụ nữ càng lớn tuổi càng thích yêu các "phi công trẻ"?

Tại sao ngày nay phụ nữ càng lớn tuổi càng thích yêu các "phi công trẻ"?

Con gái trưởng thành sớm hơn con trai về thể chất và tâm lý. Theo lẽ thường, bạn đời là đàn ông lớn tuổi hơn sẽ đáng tin cậy hơn. Nhưng tại sao vẫn có nhiều phụ nữ yêu thích “phi công trẻ”?

Đời sốngMorax | 09/05/2022
"Táo quân tranh tài" - Nhanh tay hốt giải ngay!!!

"Táo quân tranh tài" - Nhanh tay hốt giải ngay!!!

Hàng ngàn khách hàng đã nhận giải thưởng hiện vật (gaming gear, sản phẩm công nghệ) - voucher và tiền mặt siêu hot từ sự kiện Táo Quân Tranh Tài của Ví VTC Pay. Bạn đã nhận chưa? Truy cập ngay https://vtcpay.vn/taoquantranhtai hoặc app Ví VTC Pay để tham gia vad nhận thưởng nhé!

Đời sốngThuận Thiên | 23/02/2021
Nhan sắc mặn mà ở tuổi 35 của "Hoa hậu" doanh nhân tố cáo BTC cuộc thi nhan sắc lừa đảo

Nhan sắc mặn mà ở tuổi 35 của "Hoa hậu" doanh nhân tố cáo BTC cuộc thi nhan sắc lừa đảo

Được biết đến với ngôi vị "Hoa hậu Doanh nhân Sắc đẹp Việt 2020" nhưng chính chị Lương lại quay ra tố cáo BTC cuộc thi này đã lừa đảo chị và nhiều thí sinh khác khi tổ chức cuộc thi không phép.

Đời sốngThuận Thiên | 29/12/2020