Rủ nhau "sống ảo" trên đường đi bộ lót sàn gỗ lim 64 tỷ đồng dọc sông Hương

Thuận Thiên - 16/10/2018

Tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim dài hơn 380 m dọc sông Hương (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đã hoàn thành sau hơn 8 tháng thi công, chưa khai trương đã có nhiều người đến "sống ảo".
Tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim dài hơn 380 m dọc sông Hương (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) đã hoàn thành sau hơn 8 tháng thi công, chưa khai trương đã có nhiều người đến "sống ảo".

Tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim dài hơn 380 m, rộng 4 m, được xây dựng ở bờ nam sông Hương từ tháng 2/2018 với tổng kinh phí 64 tỷ đồng.

Tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim dài hơn 380 m, rộng 4 m, được xây dựng ở bờ nam sông Hương từ tháng 2/2018 với tổng kinh phí 64 tỷ đồng.

Đây là công trình thí điểm thuộc dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương với tổng kinh phí 6 triệu USD do cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.

Đây là công trình thí điểm thuộc dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương với tổng kinh phí 6 triệu USD do cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.

Sau 8 tháng thi công, tuyến đường với diện tích mặt sàn trên 2.440 mét vuông đã được lát bằng gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi, lan can làm bằng đồng.

Sau 8 tháng thi công, tuyến đường với diện tích mặt sàn trên 2.440 mét vuông đã được lát bằng gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi, lan can làm bằng đồng.

Mỗi tấm gỗ lim dày 5 cm, tổng kinh phí mặt sàn của cầu là gần 5 tỷ đồng. Chính quyền TP Huế hy vọng tuyến đường gỗ lim sẽ kết nối với đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng, tạo điểm nhấn cho bờ Nam sông Hương.

Mỗi tấm gỗ lim dày 5 cm, tổng kinh phí mặt sàn của cầu là gần 5 tỷ đồng. Chính quyền TP Huế hy vọng tuyến đường gỗ lim sẽ kết nối với đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng, tạo điểm nhấn cho bờ Nam sông Hương.

Hệ thống lan can làm bằng đồng tạo nên điểm nhấn thu hút. Ông Văn Viết Thành - Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế, chủ thầu thi công tuyến đường, cho biết, công trình đã hoàn thành việc xây dựng.

Hệ thống lan can làm bằng đồng tạo nên điểm nhấn thu hút. Ông Văn Viết Thành - Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên - Huế, chủ thầu thi công tuyến đường, cho biết, công trình đã hoàn thành việc xây dựng.

"Đơn vị cùng với tổ chức KOICA đã nghiệm thu kỹ thuật, đang chạy thử điện chiếu sáng để chốt phương án chiếu sáng nghệ thuật. " ông Thành nói. Tuyến đường chưa khai trương nhưng nhiều người dân Huế đã tranh thủ trời nắng ráo đến chụp ảnh "sống ảo".

"Đơn vị cùng với tổ chức KOICA đã nghiệm thu kỹ thuật, đang chạy thử điện chiếu sáng để chốt phương án chiếu sáng nghệ thuật. " ông Thành nói. Tuyến đường chưa khai trương nhưng nhiều người dân Huế đã tranh thủ trời nắng ráo đến chụp ảnh "sống ảo".

Nhiều ghế gỗ được bố trí tại các điểm có cây xanh tạo điểm nhấn và nơi nghỉ chân cho du khách trên tuyến đường.

Nhiều ghế gỗ được bố trí tại các điểm có cây xanh tạo điểm nhấn và nơi nghỉ chân cho du khách trên tuyến đường.

Những người phụ nữ xứ Huế cũng tranh thủ thướt tha áo dài trên tuyến đường đi bộ mới hoàn thành.

Những người phụ nữ xứ Huế cũng tranh thủ thướt tha áo dài trên tuyến đường đi bộ mới hoàn thành.

Một số du khách nước ngoài cũng "vượt rào" xuống tham quan con đường. Dự kiến cuối tháng 10, KOICA sẽ bàn giao tuyến đường đi bộ cho tỉnh Thừa Thiên - Huế quản lý.

Một số du khách nước ngoài cũng "vượt rào" xuống tham quan con đường. Dự kiến cuối tháng 10, KOICA sẽ bàn giao tuyến đường đi bộ cho tỉnh Thừa Thiên - Huế quản lý.

Chính quyền TP Huế dự kiến sẽ khánh thành đường đi bộ trên sông Hương cùng lúc với tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc sông Hương, tuyến đường đang thi công và dự định hoàn thành trước Noel để tạo điểm nhấn cho du lịch xứ Huế. (Nguồn: VnExpress.net)

Chính quyền TP Huế dự kiến sẽ khánh thành đường đi bộ trên sông Hương cùng lúc với tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc sông Hương, tuyến đường đang thi công và dự định hoàn thành trước Noel để tạo điểm nhấn cho du lịch xứ Huế. (Nguồn: VnExpress.net)