TIN SỰ KIỆN

"Thủ khoa chăn lợn" có phải hoàn trả học phí khi cả năm không tìm ra cơ hội làm đúng ngành nghề?

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 06/07/2019

Luật Giáo dục 2019 mới được thông qua với nội dung gây chú ý là cử nhân các trường sư phạm sau khi tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành sẽ phải hoàn trả lại học phí, chi phí trong toàn khóa học.

Cụ thể, Luật Giáo dục mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, quy định với học viên, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Cùng vời đó, sinh viên sư phạm sẽ được hưởng những chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí.

Sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, nếu người được hỗ trợ đóng học phí không công tác hoặc công tác không đủ thời gian quy định sẽ phải hoàn lại kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Những “thủ khoa chăn lợn” có phải bồi hoàn học phí?

Thế nhưng không phải sinh viên sư phạm nào sau khi tốt nghiệp cũng làm đúng ngành bởi những lý do như ý muốn cá nhân, nhu cầu tuyển dụng. Đáng nói nhất là những học viên, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi theo học được miễn phí học phí và chi phí sinh hoạt nhưng không đủ điều kiện xin việc đúng ngành, việc hoàn trả kinh phí lại cho Nhà nước cũng còn nhiều điều bất cập.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. (Ảnh minh họa)

Điển hình là hoàn cảnh của thủ khoa sư phạm Bùi Thị Hà (Hà Giang). Năm 2016, Hà trong Top 100 thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sau khi ra trường, cả năm nữ sinh vẫn không tìm được cơ hội để xin việc đúng ngành.

Còn nhớ bức tâm thư Hà gửi Chủ tịch tỉnh có đoạn: “Bỗng dưng cháu lại cảm thấy tiếc. Cháu tiếc cho sự nỗ lực, cố gắng của bản thân suốt 16 năm học vừa qua; cháu tiếc công mẹ cháu, người mẹ đã phải nhặt từng mớ rau, bán từng vác mía, nuôi từng con lợn, chắt chiu, dành dụm từng đồng, từng hào để cho con cái được bước vào đại học. Cháu tiếc số tiền học phí, học bổng mà Nhà nước và một số đơn vị, tổ chức đã bỏ ra, ủng hộ, giúp đỡ cháu...”.

Câu chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp từ năm 2016, biết trách ai bây giờ?

Thời điểm này, Hà cũng từng chia sẻ rằng: “Em mong ước được đi dạy lắm! Em thực sự mong muốn được góp chút công sức và nhiệt huyết của mình để cống hiến cho quê hương đất nước. Đúng là trước đó, em có trò chuyện cùng bác Giám đốc sở GD&ĐT Hà Giang, bác hỏi em có chấp nhận đi làm xa không, em đã trả lời luôn là kể cả đi làm xa cũng được. Thế nhưng câu trả lời vẫn là em phải chờ... có đợt tuyển dụng.

Trong thời gian chờ đợi em ở nhà phụ giúp mẹ việc đồng áng và nuôi lợn. Thỉnh thoảng em cũng lôi sách vở ra đọc lại cho nhớ kiến thức và sẵn sàng cho tâm thế được đi dạy. Thế nhưng cho đến giờ em vẫn chờ đợi trong vô vọng. Có lẽ hai từ 'biên chế' em khó mà với được”.

Trước đợt xét tuyển biên chế của tỉnh, Hà nhận được nhiều lời mời của các cơ sở giáo dục Hà Nội nhưng đều là trường tư. Nếu lần này không được tỉnh nhà “trọng dụng” thì Hà sẽ xuống Hà Nội để làm giáo viên hợp đồng. Đây chắc phắn không phải cử nhân sư phạm duy nhất thất nghiệp. Một số lượng không nhỏ những sinh viên sư phạm sau khi ra trường vẫn loay hoay tìm đường đến bục giảng.

Hay câu chuyện khác của bạn Nguyễn Việt Hùng (SN 1994, cử nhân sư phạm Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội) ra trường những cũng không tìm được việc đúng chuyên ngành. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Hùng phải tìm công việc khác để gánh vác gia đình như giao đồ ăn nhanh cho các nhà hàng.

Vậy câu hỏi được đặt ra, những cử nhân vẫn đang kiếm tìm cơ hội được gắn bó và cống hiến với nghề nhà giáo chưa được “trọng dụng”, hoàn cảnh khó khăn như vậy liệu có phải bồi hoàn học phí?

Thừa giáo viên khiến nhiều cử nhân thất nghiệp

TS. Lê Thống Nhất - Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Trường học lớn Việt Nam đã từng nhận định: “Sư phạm là ngành mà dự báo về lượng sinh viên tốt nghiệp không có việc làm trong tương lai sẽ lên con số hàng vạn. Chưa nói đến nơi thừa, nơi thiếu, môn thừa, môn thiếu..., các nhà hoạch định chính sách về đào tạo cần giải quyết bài toán này”.

Hiện nay tình trạng thừa - thiếu giáo viên đang phổ biến ở nhiều địa phương, nguyên nhân là do thiếu dự báo về số lượng học sinh trước các năm học; bên cạnh đó chỉ tiêu tuyển dụng không sát thực tế, nhiều nơi cũng không tuyển dụng. Cùng với đó là tình trạng dư giáo viên ở các cấp ngàng càng tăng.

Như vậy, bước đầu Bộ GD&ĐT cùng các địa phương có thể giải quyết bằng phương án luân chuyển giáo viên từ địa phương này sang địa phương khác kịp thời, công khai và minh bạch, đồng thời bám sát thực tế để điều chỉnh đầu vào ngành sư phạm với việc bám sát nhu cầu xã hội. Nếu chỉ tính đến đầu vào mà không tính đến đầu ra cho sinh viên thì là thiếu trách nhiệm với xã hội, với sinh viên và với chính ngành giáo dục.

Theo Nguoiduatin.vn

>> Đọc thêm: Sinh viên sư phạm sẽ phải hoàn trả học phí nếu không làm đúng ngành được đào tạo sau 2 năm ra trường


TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?

Thủ khoa khối C00 Đắc Lắk: Viết tê cứng cả tay để được 10 trang Văn trong 118 phút

Thủ khoa khối C00 Đắc Lắk: Viết tê cứng cả tay để được 10 trang Văn trong 118 phút

Nhận đề văn, con chữ trong đầu Thân Thị Thảo Ngân bỗng ùa về. Cô nàng hì hục viết liền 118 phút đến khi tay tê cứng và chỉ dành ra 2 phút cuối giờ để giải lao, nộp bài.

Nữ sinh Bắc Ninh trở thành Thủ khoa khối C toàn quốc với 29,75 điểm: Em không bao giờ học khuya!

Nữ sinh Bắc Ninh trở thành Thủ khoa khối C toàn quốc với 29,75 điểm: Em không bao giờ học khuya!

Nguyễn Hương Giang là học sinh lớp 12 Sử Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tổng điểm thi khối C của em là 29,75 điểm, với môn Ngữ văn đạt 9,75; Lịch Sử và Địa lý đạt 2 điểm 10 tuyệt đối.

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

"Nhận đề, em như chìm đắm trong cảm xúc, viết liên tục trong 115 phút và chỉ dư 5 phút để dò lại bài. Em viết được 11 trang giấy thi", Bích Trâm kể.

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nguyễn Thị Khánh Linh đạt 9,35 điểm khối A1 (Toán 10; Tiếng Anh 9,6; Vật lý 9,75). Với kết quả này, Linh là thủ khoa của tỉnh Hà Tĩnh xét theo tổ hợp các khối xét tuyển đại học.

Tân thủ khoa khối B toàn quốc với 3 điểm 10 mê truyện tranh Doraemon, dự định học Bác sĩ đa khoa

Tân thủ khoa khối B toàn quốc với 3 điểm 10 mê truyện tranh Doraemon, dự định học Bác sĩ đa khoa

Tân thủ khoa khối B toàn quốc dành 4 tiếng tự học ở nhà, khi chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT thì tăng lên 8 tiếng. Truyện tranh Doraemon, sách báo và cầu lông là những đam mê của chàng trai này.

Nam sinh Đà Nẵng vượt mặt 4 thí sinh soán ngôi thủ khoa khối B toàn quốc với 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2

Nam sinh Đà Nẵng vượt mặt 4 thí sinh soán ngôi thủ khoa khối B toàn quốc với 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2

Vị trí thủ khoa khối B kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 đã chính thức bị soán ngôi khi một nam sinh trong đợt thi lần 2 tại TP Đà Nẵng đạt điểm tuyệt đối.

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Vào thi Quý với tấm "vé vớt" nhưng Lưu Đào Dũng Trí đã bất ngờ giành vòng nguyệt nghề và mang cầu truyền hình chung kết lần đầu tiên về cho rường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020