Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam 2018: Vẫn ung dung dù tài sản suy giảm

Lê Mỹ Linh - 30/12/2018

Nửa cuối năm 2018, thị trường chứng Việt Nam suy giảm mạnh nhưng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán vẫn ung dung nhìn khối tài sản của mình sinh sôi nảy nở.
Nửa cuối năm 2018, thị trường chứng Việt Nam suy giảm mạnh nhưng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán vẫn ung dung nhìn khối tài sản của mình sinh sôi nảy nở.

Với khối tài sản xấp xỉ 178.000 tỷ đồng (7,7 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với số liệu của Forbes), Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và con số này tương đương với tổng tài sản của 17 người tiếp theo trong danh sách này.

Với khối tài sản xấp xỉ 178.000 tỷ đồng (7,7 tỷ USD, cao hơn 1 tỷ USD so với số liệu của Forbes), Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và con số này tương đương với tổng tài sản của 17 người tiếp theo trong danh sách này.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ở vị trí thứ 2, tiếp tục là người phụ nữ giàu nhất trên TTCK Việt Nam với khối tài sản 26.200 tỷ đồng. Bên cạnh Vietjet, đầu năm 2018, nữ tỷ phú này đã đưa thêm một doanh nghiệp lên sàn là HDBank.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ở vị trí thứ 2, tiếp tục là người phụ nữ giàu nhất trên TTCK Việt Nam với khối tài sản 26.200 tỷ đồng. Bên cạnh Vietjet, đầu năm 2018, nữ tỷ phú này đã đưa thêm một doanh nghiệp lên sàn là HDBank.

Một sự bổ sung đáng kể theo phương pháp tính toán mới này là 2 lãnh đạo chủ chốt của Masan Group: Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và Phó Chủ tịch Hồ Hùng Anh.

Một sự bổ sung đáng kể theo phương pháp tính toán mới này là 2 lãnh đạo chủ chốt của Masan Group: Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và Phó Chủ tịch Hồ Hùng Anh.

Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang lần lượt thay thế ông Trịnh Văn Quyết và Trần Đình Long ở vị trí người giàu thứ 3 và thứ 4 trên sàn chứng khoán.

Ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang lần lượt thay thế ông Trịnh Văn Quyết và Trần Đình Long ở vị trí người giàu thứ 3 và thứ 4 trên sàn chứng khoán.

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long xuống vị trí thứ 5 với khối tài sản giảm 10% xuống 16.500 tỷ đồng. Đầu năm nay, ông Long đã lọt vào danh sách tỷ phú đô la của Forbes với tài sản 1,3 tỷ USD nhưng gần đây ông không còn trong danh sách này.

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long xuống vị trí thứ 5 với khối tài sản giảm 10% xuống 16.500 tỷ đồng. Đầu năm nay, ông Long đã lọt vào danh sách tỷ phú đô la của Forbes với tài sản 1,3 tỷ USD nhưng gần đây ông không còn trong danh sách này.

Người chứng kiến tài sản giảm mạnh nhất là Chủ tịch FLC Group Trịnh Văn Quyết (thứ 6), giảm từ 58.900 tỷ xuống còn 15.600 tỷ đồng, chủ yếu do cổ phiếu FLC Faros giảm rất mạnh trong năm.

Người chứng kiến tài sản giảm mạnh nhất là Chủ tịch FLC Group Trịnh Văn Quyết (thứ 6), giảm từ 58.900 tỷ xuống còn 15.600 tỷ đồng, chủ yếu do cổ phiếu FLC Faros giảm rất mạnh trong năm.

Trong Top 10 còn có 2 phụ nữ khác là 2 nữ Phó Chủ tịch của Vingroup là bà Phạm Thu Hương (thứ 7) - vợ ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thúy Hằng (thứ 9) tiếp tục đứng trong Top 10 với lượng cổ phiếu trị giá lần lượt là 14.400 tỷ và 9.600 tỷ đồng.

Trong Top 10 còn có 2 phụ nữ khác là 2 nữ Phó Chủ tịch của Vingroup là bà Phạm Thu Hương (thứ 7) - vợ ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thúy Hằng (thứ 9) tiếp tục đứng trong Top 10 với lượng cổ phiếu trị giá lần lượt là 14.400 tỷ và 9.600 tỷ đồng.

Chủ tịch Novaland Group Bùi Thành Nhơn (thứ 8) có tài sản tăng 29% lên 12.300 tỷ đồng. Năm 2017, ông Nhơn là người "buồn" nhất trong Top 10 khi cổ phiếu NVL chỉ tăng 5% và hầu hết các cổ phiếu lớn đều tăng gấp rưỡi đến gấp đôi.

Chủ tịch Novaland Group Bùi Thành Nhơn (thứ 8) có tài sản tăng 29% lên 12.300 tỷ đồng. Năm 2017, ông Nhơn là người "buồn" nhất trong Top 10 khi cổ phiếu NVL chỉ tăng 5% và hầu hết các cổ phiếu lớn đều tăng gấp rưỡi đến gấp đôi.

Khối tài sản của bà Hằng bao gồm 27,4% cổ phần Vingroup sở hữu trực tiếp và lượng sở hữu gián tiếp qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - công ty do bà nắm quyền kiểm soát và sở hữu 92,88% cổ phần.

Khối tài sản của bà Hằng bao gồm 27,4% cổ phần Vingroup sở hữu trực tiếp và lượng sở hữu gián tiếp qua Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - công ty do bà nắm quyền kiểm soát và sở hữu 92,88% cổ phần.

Một cái tên khác trong Top 10 là chủ tịch Viconstone Hồ Xuân Năng (thứ 10). Ông cũng chứng kiến tài sản giảm 42% xuống còn 8.100 tỷ đồng. (Nguồn: Cafebiz.vn)

Một cái tên khác trong Top 10 là chủ tịch Viconstone Hồ Xuân Năng (thứ 10). Ông cũng chứng kiến tài sản giảm 42% xuống còn 8.100 tỷ đồng. (Nguồn: Cafebiz.vn)

TIN LIÊN QUAN