Những hình ảnh hung dữ nhất của siêu bão Mangkhut ở Hồng Kông, Trung Quốc

Thuận Thiên - 17/09/2018

Không còn là siêu bão nhưng Mangkhut đã kịp tàn phá Philippines, Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với sức gió 160 - 250 km/h, gây sóng cao, mưa lớn và ngập lụt nặng.
Không còn là siêu bão nhưng Mangkhut đã kịp tàn phá Philippines, Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc với sức gió 160 - 250 km/h, gây sóng cao, mưa lớn và ngập lụt nặng.

Ngày 16/9, Đài quan sát Hồng Kông nâng cảnh báo lên mức cao nhất (T10) khi siêu bão Mangkhut tiến dần về lục địa Trung Trung Quốc. Mưa lớn và gió mạnh khiến sóng cao tới ít nhất 3 m tại vùng bờ biển như Heng Fa Chuen, phía đông Hồng Kông và Tai O, đảo Lantau. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/9, Đài quan sát Hồng Kông nâng cảnh báo lên mức cao nhất (T10) khi siêu bão Mangkhut tiến dần về lục địa Trung Trung Quốc. Mưa lớn và gió mạnh khiến sóng cao tới ít nhất 3 m tại vùng bờ biển như Heng Fa Chuen, phía đông Hồng Kông và Tai O, đảo Lantau. (Ảnh: Reuters)

Tại Heng Fa Chuen, mực nước dâng nhanh khiến đường phố các khu dân cư ngập nặng, nhà cao tầng nghiêng ngả trước sức mạnh của gió. Tại Hung Hom, gió lốc khiến cửa sổ các tòa nhà văn phòng bị vỡ. Mangkhut có sức gió có thể lên tới 165 km/h. (Ảnh: Reuters)

Tại Heng Fa Chuen, mực nước dâng nhanh khiến đường phố các khu dân cư ngập nặng, nhà cao tầng nghiêng ngả trước sức mạnh của gió. Tại Hung Hom, gió lốc khiến cửa sổ các tòa nhà văn phòng bị vỡ. Mangkhut có sức gió có thể lên tới 165 km/h. (Ảnh: Reuters)

Cơn bão đã tiến gần đến khu vực đồng bằng Châu Giang, nơi 120 triệu người sinh sống. Các thành phố lớn của Trung Quốc như Hồng Kông, Quảng Châu, Thâm Quyến, Châu Hải và Macau đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng, theo Đài quan sát Hồng Kông. (Ảnh: Reuters)

Cơn bão đã tiến gần đến khu vực đồng bằng Châu Giang, nơi 120 triệu người sinh sống. Các thành phố lớn của Trung Quốc như Hồng Kông, Quảng Châu, Thâm Quyến, Châu Hải và Macau đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng, theo Đài quan sát Hồng Kông. (Ảnh: Reuters)

Theo Tân Hoa Xã, các trường học tại Quảng Đông phải đóng cửa tới ngày 18/9, tàu cao tốc đều ngừng hoạt động. Tại tỉnh Phúc Kiến, chính quyền yêu cầu hàng nghìn tàu cá trở về cảng và đóng cửa nhiều công trình xây dựng gần bờ biển. (Ảnh: AFP)

Theo Tân Hoa Xã, các trường học tại Quảng Đông phải đóng cửa tới ngày 18/9, tàu cao tốc đều ngừng hoạt động. Tại tỉnh Phúc Kiến, chính quyền yêu cầu hàng nghìn tàu cá trở về cảng và đóng cửa nhiều công trình xây dựng gần bờ biển. (Ảnh: AFP)

Hầu hết phương tiện giao thông công cộng đều ngừng hoạt động ở những khu vực bão đi qua. Theo New York Times, 543 chuyến bay tại Hồng Kông bị hủy, ảnh hưởng tới gần 100.000 hành khách. (Ảnh: AFP)

Hầu hết phương tiện giao thông công cộng đều ngừng hoạt động ở những khu vực bão đi qua. Theo New York Times, 543 chuyến bay tại Hồng Kông bị hủy, ảnh hưởng tới gần 100.000 hành khách. (Ảnh: AFP)

Chính quyền Hồng Kông đã sơ tán hàng trăm người khỏi khu vực đất trũng trước nguy cơ ngập lụt. Cửa sổ nhà dân và các cửa hiệu đều được dán băng dính chống gió lốc. Người dân được khuyến cáo ở nguyên trong nhà. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền Hồng Kông đã sơ tán hàng trăm người khỏi khu vực đất trũng trước nguy cơ ngập lụt. Cửa sổ nhà dân và các cửa hiệu đều được dán băng dính chống gió lốc. Người dân được khuyến cáo ở nguyên trong nhà. (Ảnh: Reuters)

Tại Macau, tất cả 42 sòng bạc đều đóng cửa từ tối ngày 15/9, nhiều nơi được đóng ván gỗ và chất túi cát. Đường phố Macau chìm trong nước khi sóng cao đẩy nước từ bến cảng vào thành phố. (Ảnh: AFP)

Tại Macau, tất cả 42 sòng bạc đều đóng cửa từ tối ngày 15/9, nhiều nơi được đóng ván gỗ và chất túi cát. Đường phố Macau chìm trong nước khi sóng cao đẩy nước từ bến cảng vào thành phố. (Ảnh: AFP)

Các tỉnh gần biển phía Nam Trung Quốc đều chuẩn bị sẵn sàng để chống chọi với bão. Trong đó nổi bật có Dương Giang, nơi 2,4 triệu người dân thường phải đón các trận bão lớn, được dự báo là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp. (Ảnh: Getty)

Các tỉnh gần biển phía Nam Trung Quốc đều chuẩn bị sẵn sàng để chống chọi với bão. Trong đó nổi bật có Dương Giang, nơi 2,4 triệu người dân thường phải đón các trận bão lớn, được dự báo là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp. (Ảnh: Getty)

Theo CNN, Mangkhut dự kiến đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Đông rồi tiếp tục di chuyển về phía Tây, gây mưa tại miền Bắc Việt Nam vào đầu tuần. (Ảnh: Getty)

Theo CNN, Mangkhut dự kiến đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Đông rồi tiếp tục di chuyển về phía Tây, gây mưa tại miền Bắc Việt Nam vào đầu tuần. (Ảnh: Getty)

Mangkhut đổ bộ miền Nam Trung Quốc lúc 17h chiều qua 16/9 tại thị trấn Hải Yến thuộc thành phố Thái Sơn, tỉnh Quảng Đông. Trong ảnh là cảnh cây cối ngã đổ trên đường phố Thâm Quyến, một thành phố lớn của Quảng Đông.

Mangkhut đổ bộ miền Nam Trung Quốc lúc 17h chiều qua 16/9 tại thị trấn Hải Yến thuộc thành phố Thái Sơn, tỉnh Quảng Đông. Trong ảnh là cảnh cây cối ngã đổ trên đường phố Thâm Quyến, một thành phố lớn của Quảng Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên đến cấp 14, tương đương 162 km/h. Theo đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, đây là một trong 10 cơn bão mạnh nhất đi vào khu vực Quảng Đông, Hồng Kông và Macau kể từ năm 1949 đến nay.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên đến cấp 14, tương đương 162 km/h. Theo đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, đây là một trong 10 cơn bão mạnh nhất đi vào khu vực Quảng Đông, Hồng Kông và Macau kể từ năm 1949 đến nay.

Hoàn lưu của bão Mangkhut ước tính rộng hơn 900 km, có thể bao trùm toàn bộ hòn đảo với 48 triệu dân. Tâm bão di chuyển qua khu vực sinh sống của hơn 4 triệu người, trong khi 10 triệu người sống trong vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão. (Ảnh: Cơ quan Khí tượng Nhật Bản) - Nguồn: Zing.vn

Hoàn lưu của bão Mangkhut ước tính rộng hơn 900 km, có thể bao trùm toàn bộ hòn đảo với 48 triệu dân. Tâm bão di chuyển qua khu vực sinh sống của hơn 4 triệu người, trong khi 10 triệu người sống trong vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão. (Ảnh: Cơ quan Khí tượng Nhật Bản) - Nguồn: Zing.vn