Ở trường hợp ở những người không chuyên làm sử như các em thí sinh trong Đường lên đỉnh Olympia, nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng việc nói được đúng ý là tốt, nhưng với những người chuyên làm sử lại không nói được đúng từ gốc thì bị liệt.
Không dừng lại ở sai sót trong câu tiếng Anh, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2022 tiếp tục dậy làn sóng tranh cãi với 2 câu hỏi lịch sử.
Trong đó có câu hỏi "Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ khoảng năm 1838, có ghi hai tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?" trong phần thi Về đích của thí sinh Đình Tùng.
Ở câu hỏi này, thí sinh trả lời đáp án "Đại Nam thống nhất toàn đồ". Tại trường quay, MC đã xin ý kiến ban cố vấn, nhà sử học Lê Văn Lan đã trả lời và chấp nhận đáp án "Đại Nam thống nhất toàn đồ".
Ngay sau khi kết thúc chương trình, nhiều khán giả đã phát hiện đáp án chính xác của câu hỏi này phải là "Đại Nam nhất thống toàn đồ" và cho rằng "thống nhất" và "nhất thống" có ý nghĩa rất khác nhau.
Sáng 3-10, nhà sử học Lê Văn Lan đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online để làm rõ hơn hai từ "nhất thống" và "thống nhất" trong câu hỏi đang gây tranh cãi.
Ông cho biết tất cả các từ điển, phát biểu của các nhà khoa học cho đến những người bình dân đều chung ý kiến "nhất thống" và "thống nhất" là một nghĩa, không có sai về nghĩa.
"Chỉ có về cách phát âm, cách dùng từ thì "nhất thống" là từ cổ, đã nằm trong các công trình sách vở cổ. Ví dụ, thế kỷ 18 có "Hoàng Lê nhất thống chí", thế kỷ 19 có "Đại Nam nhất thống chí".
Vì thế, chữ "nhất thống" có nghĩa là thu gom về một mối. Từ từ cổ "nhất thống" đó, sang đến thế kỷ 20 thời đại chúng ta được chuyển thành "thống nhất". Đó là nguồn gốc, ý nghĩa của chữ "nhất thống" và "thống nhất" - giáo sư Lan giải thích.
Trong trường hợp thí sinh dùng chữ "thống nhất" thay vì "nhất thống", quan điểm của ông là thí sinh đã nói được đúng tinh thần, nhưng em dùng ngôn ngữ hiện đại trong thế kỷ của chúng ta để nói về một nội dung mà có ngôn ngữ biểu đạt ra là cổ. Cũng bởi ở thời đại chúng ta, các em đã quen với cách phát âm, biểu thị ra như vậy.
Vì thế ở trường hợp ở những người không chuyên làm sử như các em thí sinh, giáo sư Lan cho rằng việc nói được đúng ý là tốt, nhưng với những người chuyên làm sử lại không nói được đúng từ gốc thì bị liệt.
Ở quan điểm người cho điểm, với tinh thần biểu dương, khích lệ, nhà sử học Lê Văn Lan quyết định cho điểm.
Ông cũng cho biết thêm, đây là lời phát biểu đánh giá cho điểm của hội đồng cố vấn, chứ không phải là lúc bàn luận, giải trình và nghiên cứu xung quanh các chữ "thống nhất", "nhất thống".
Trong trường hợp này, thí sinh đã nói được hai từ Quốc hiệu của nước Việt thời vua Minh Mạng là "Đại Nam" và nói được 2 từ đúng tên là "toàn đồ" - tức thị là bản đồ toàn thể.
Ông chia sẻ, các thí sinh ở thời đại bây giờ đã quen với ngôn ngữ hiện nay, nhưng các em đã biết được 4 chữ cổ. Chưa kể trong không khí căng thẳng, áp lực rất nhiều nhưng thí sinh đã trả lời được như vậy là rất tốt.
"Chúng ta không nên khắc nghiệt quá!" - nhà sử học Lê Văn Lan bày tỏ.
(Nguồn: https://tuoitre.vn/ve-cau-lich-su-bi-cho-la-sai-dap-an-nha-su-hoc-le-van-lan-chung-ta-dung-khat-khe-qua-20221003112010507.htm)
Sau gần 1 năm sang Úc du học, cuộc sống hiện tại của quán quân Olympia Nguyễn Thị Thu Hằng khiến không ít người tò mò.
Nhiều người chỉ trích thí sinh này rằng, 1 câu hỏi cơ bản, trẻ con lớp 1 cũng nhớ, sao lại chọn "bỏ qua"?
Bỏ qua mọi ồn ào, giờ đây Lan Thy có cuộc sống khá bình yên, nhẹ nhàng.
Mới đây nhất là cô nàng Minh Thu đến từ Bình Định. Nhan sắc đỉnh cao như diễn viên Hàn Quốc.
Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.
Nữ sinh duy nhất tại chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã bước lên bục vinh quang. Rất nhiều lời chúc mừng đã được dân mạng gửi tới "cô gái vàng" đến từ Ninh Bình.
Bứt phá vươn lên dẫn đầu với ô chữ hàng ngang là "Y tế", nữ sinh Ninh Bình - Nguyễn Thị Thu Hằng đã giữ vững vị trí cho đến khi về đích để trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020.
Trận chiến cuối cùng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đang diễn ra với 4 đại diện từ Ninh Bình, Quảng Trị, Hà Nội và Đắk Lắk. Ai sẽ chiến thắng?
Nam sinh Vũ Quốc Anh (trường THPT Ngô Gia Tự, tỉnh Đắk Lắk), một 4 đại diện chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, lại sinh ra ở nơi nghèo khó thế này.
Cô gái khiến nhiều người "á khẩu" khi chứng kiến màn "mượn xe" vô cùng táo bạo.
Cư dân mạngT.H | 05/06/2023Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Trần Hùng Huy và Giám đốc nhân sự ACB Nguyễn Khắc Nguyện có mối quan hệ vô cùng thân thiết với nhau.
Cư dân mạngXuân Vũ | 05/06/2023Bên cạnh vũ đạo, chủ tịch ngân hàng ACB Trần Hùng Huy còn gây sốt bởi gương mặt điển trai, body "cực cháy"
Cư dân mạngT.H | 05/06/2023Mới đây một nhà hàng tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã bị một vị khách phản ánh về việc nhân viên thiếu tôn trọng khách hàng chỉ vì đến ăn nhưng... đi dép lê.
Cư dân mạngTessie | 05/06/2023Tốt nghiệp bằng giỏi, tân cử nhân méo mặt khi có nơi liên hệ, phỏng vấn chào mức lương chào mức lương 2,9 triệu đồng.
Cư dân mạngnguyenhao | 05/06/2023Hot girl Sài thành sở hữu 3 vòng quyến rũ, ngoài đời có gu thời trang bắt mắt.
Cư dân mạngAn An | 05/06/2023Nhờ nhiều lần đọc đi đọc lại "Tây Du Ký", cô bé Mã Tư Tề đã phát hiện ra một vấn đề trong tác phẩm nổi tiếng này khiến các chuyên gia còn phải trầm trồ.
Cư dân mạngnguyenhao | 05/06/2023Linh Miu gửi lời cảm ơn đến cộng đồng mạng vì đã luôn ở bên tin tưởng và ủng hộ cô suốt những ngày qua.
Cư dân mạngT.H | 04/06/2023Chắc hẳn ai cũng từng thấy những chiếc ghế nhựa đều có một lỗ tròn trên bề mặt, nhưng tác dụng của nó là gì, vì sao bắt buộc phải có?
Cư dân mạngnguyenhao | 04/06/2023Mặc dù đã trải qua tình huống kinh hoàng như vậy, Alves vẫn không có ý định dừng "dao kéo".
Cư dân mạngnguyenhao | 04/06/2023