Mới đây, bài viết của Shahar Ziv (người sáng lập một công ty giáo dục tài chính cá nhân) đã được đăng lên Time với dòng tâm sự về vị trí của một người chồng khi có vợ là bác sĩ làm việc tại Bệnh Viện New York.
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, người được cả thế giới đặt niềm tin và hy vọng chắc chắn không ai khác ngoài các bác sĩ tài đức. Họ như những người lính tuyến đầu chiến đấu ngoài chiến trường khắc nghiệt, sẵn sàng vì mọi người mà lao vào vùng nguy hiểm. Nhưng liệu bạn đã một lần đặt mình trong tâm trạng của những người mà có người thân làm trong ngành y ?
Gần đây trên tạp chí Time đã đăng một bài viết của Shahar Ziv (người sáng lập một công ty giáo dục tài chính cá nhân) trong bài viết có nội dung nhắc tới vợ của Ziv là bác sĩ GI Jane, hiện đang tham gia chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện New York.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân tại lều kiểm dịch ở New York.
>> Góc trái ngang: Phải ở chung nhà, ăn chung bữa, ngủ chung giường với người yêu cũ do lệnh cách ly
Ông đã bày tỏ tâm tư cũng như nguyện vọng của mình về vợ của mình cũng như đội ngũ y bác sĩ của cả nước:
'Tôi chưa từng tưởng tượng ra rằng mình và vợ sẽ nói về cái ch.ết ở tuổi 30.
Vợ tôi là một bác sĩ khoa nội đã được lựa chọn để đến Bệnh viện New York (Mỹ) trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.
'Nếu em phải dùng máy thở, em không muốn anh đến thăm và cũng không muốn bố mẹ đến. Em không muốn lây bệnh cho mọi người', cô ấy đã nói một cách vô cùng nghiêm túc. Và đó là khoảnh khắc tôi cảm thấy sợ nhất.
GI Jane là một bác sĩ thông minh và nhân hậu. Giống như các bác sĩ khác, cô ấy đã tuyên thệ chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng như Covid-19. Dù vợ tôi có thể cứu sống vô số người, tôi vẫn lo lắng cho sức khỏe của cô ấy.
Giờ đây, tôi đã phần nào mường tượng ra cảm giác phải tiễn người mình yêu xung trận. Tôi lo lắng khi nghĩ về 'chiến trường' nơi vợ mình sắp bước vào. Tôi có một thỉnh cầu: 'Giống như người lính cần áo giáp để ra trận, xin đừng đưa vợ tôi vào cuộc chiến mà không có thiết bị bảo hộ. Hãy bảo vệ cô ấy'.
Khi số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ vượt quá 100.000 người, có một sự thiếu hụt đáng sợ về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) dành cho nhân viên y tế. Khẩu trang N95, tấm chắn mặt đều cạn kiệt nhanh chóng. Các bác sĩ buộc phải dùng đến những cách không đúng tiêu chuẩn để phòng dịch, bao gồm tái sử dụng khẩu trang nhiều lần.
Khi vợ tôi làm việc vào tuần trước, bệnh viện chỉ cho cô ấy một chiếc khẩu trang y tế để sử dụng trong ngày. Loại khẩu trang này cũng không đủ để ngăn chặn virus.
Khi nhiều bệnh nhân dương tính, khả năng phơi nhiễm tăng lên đối với tất cả nhân viên y tế và nguy cơ lây bệnh còn cao hơn với những người thường xuyên thực hiện các thao tác như đặt nội khí quản và nội soi.
Đó là những việc vợ tôi thường xuyên làm. Hoàn toàn nguy hiểm nếu không có sự bảo vệ, không chỉ đối với vợ tôi và các đồng nghiệp của cô ấy mà còn đối với các y tá, bác sĩ gây mê và nhân viên dọn dẹp giữa các ca bệnh. Ngoài ra, gia đình của họ và bất cứ ai khác mà họ gặp cũng không được an toàn.
Nhìn vào Italy ngày hôm nay, tôi chợt rùng mình. Các bác sĩ đã ch.ết vì tiếp xúc với virus khi thiếu thiết bị bảo hộ. Phải chờ đến khi các bác sĩ Mỹ thiệt mạng như vậy, chúng ta mới có giải pháp ư?
Chính phủ liên bang đã phản ứng chậm chạp để giải quyết khủng hoảng dù đã biết có thể xảy ra đại dịch từ tháng 1. Các tiểu bang được yêu cầu tự mua máy thở và các thiết bị bảo vệ thay vì chính phủ liên bang mua số lượng lớn các mặt hàng đó rồi chuyển cho họ.
Đây là một cuộc khủng hoảng đòi hỏi phản ứng tập trung, phối hợp. Chính phủ liên bang có nghĩa vụ tổ chức, mua và phân phối đủ thiết bị để đảm bảo an toàn cho những người ở tuyến đầu.
Tôi lạc quan hơn khi đọc tin tức rằng nhiều người, các công ty đang tập hợp để hỗ trợ các bác sĩ, nhân viên y tế hay đội quân tiền tuyến. Họ thu gom khẩu trang ở những nơi dư thừa để cung cấp cho những nơi đang bị thiếu thốn hay có nhu cầu ngày càng tăng.
Tôi cũng rất vui khi quản lý khu chung cư của chúng tôi lùng sục để tìm khẩu trang N95 còn sót lại khi làm vách thạch cao gần đây...
Một lần nữa, xin hãy bảo vệ vợ tôi, các bác sĩ, y tá và tất cả các chuyên gia dũng cảm đang đặt bản thân vào tình thế nguy hại để chăm sóc cộng đồng. Vợ tôi có năng lực cứu sống mọi người trong cuộc khủng hoảng này. Tôi chỉ muốn chính quyền liên bang quan tâm cô ấy hơn một chút'.
Nhiều bác sĩ làm việc trong tình trạng thiếu khẩu trang, đồ bảo hộ
Thực trạng thiếu cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị y tế (đồ bảo hộ cho các y tá và bác sĩ) đã được ông nêu rõ trong bài. Không chỉ ở Mỹ mà trên thế giới hiện nay các trang thiết bị và đồ bảo hộ cũng thiết hụt rất nhiều làm cho khả năng lây nhiễm giữa bệnh nhân và bác sĩ tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam đang bước tới giai đoạn đỉnh điểm nên mong mọi người hãy có ý thức hơn trong việc phòng chống cũng như tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, xã hội. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp mà Bộ Y Tế đề ra như tránh tụ tập đông người, không nên ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên,… Tất cả vì một xã hội ổn định và phát triển
>> Hài hước nhưng vô cùng ý nghĩa với hot trend: "Tôi là.... Tôi ở nhà chứ không ra đường"
Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.
Tính đến 18h hôm nay 29/8, Việt Nam đã có tổng số 1.040 ca nhiễm Covid-19, riêng trong ngày có thêm 2 ca nhiễm mới.
Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày ghi nhận thêm 1 ca mắc mới tại Đà Nẵng, 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Khánh Hoà. Việt Nam hiện có 1.036 bệnh nhân.
Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 5 ca mắc mới đều là người nhập cảnh. Việt Nam có 1.034 bệnh nhân.
Bản tin lúc 18h ngày 25/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 1.029.
Cô gái cảm thấy mình thật may mắn khi chưa cưới vào ký vào tờ giấy kết hôn.
Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 5 ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng được ghi nhận. Hiện Việt Nam có 1014 bệnh nhân.
18h ngày 21/8, Bộ Y tế công bố thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại nước ta lên 1.009.
Có thể đặt ra giả thuyết rằng thời điểm lấy mẫu, ta đã bắt được vi khuẩn nằm trong đường hô hấp trên của bệnh nhân có trình tự gene giống nCoV.
Cứ tưởng hoãn cưới là không may nhưng thật ra nó lại giúp cô gái nhìn thấu đáo về chồng tương lai của mình hơn.
"Cô tiên từ thiện" bị "bớ" cùng Chi Dân và An Tây trong vụ án đang gây chấn động dư luận mới đây chính Nguyễn Đỗ Trúc Phương, một hot girl nhà giàu chăm làm từ thiện.
Cư dân mạngThuận Thiên | 14/11/2024Trong chưa đầy 24h qua, ngay sau khi Hoa hậu Thanh Thủy ẵm vương miện Miss International 2024, Quế Anh và Kỳ Duyên lại là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất cùng với tân Hoa hậu Quốc tế.
Cư dân mạngThuận Thiên | 13/11/2024Nhiều ý khiến khuyên bà mẹ này nên chọn trang phục phù hợp hơn.
Cư dân mạngTessie | 23/10/2024Màn flex của 4 chị em sinh tư mừng ngày sinh nhật 23 tuổi đã thu hút 50 nghìn lượt tương tác chỉ sau 24h đăng tải trên diễn đàn MXH chuyên flex - khoe những điều tích cực.
Cư dân mạngThuận Thiên | 17/10/2024Tham gia Đường lên đỉnh Olympia là ước mơ từ thuở ấu thơ của Võ Quang Phú Đức.
Cư dân mạngTessie | 13/10/2024Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 sẽ có 4 MC đảm nhận vị trí dẫn chương trình điểm cầu trực tiếp.
Cư dân mạngTessie | 12/10/2024Bán vé số ế nên phải ôm cuối ngày, người đàn ông ở huyện Hóc Môn may mắn trúng 11 tờ đặc biệt gây xôn xao cộng đồng mạng.
Cư dân mạngHào Hiệp | 09/10/2024Ngày 23/9, bà Nguyễn Thuỳ Linh, Giám đốc sản xuất của chương trình Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 lý giải phát ngôn “vui mừng khi đón một cơn bão rất lớn” của CEO Phạm Duy Khánh là một sự … nhầm lẫn.
Cư dân mạngTessie | 25/09/2024Mark Zuckerberg tặng vợ bức tượng khổng lồ để tôn vinh cuộc hôn nhân 12 năm của họ theo cách khá ấn tượng. Những hình ảnh về bức tượng lập tức nhận được nhiều ý kiến trên MXH toàn cầu.
Cư dân mạngThuận Thiên | 24/09/2024Đây là câu chuyện có thật của mẹ chồng Mailisa (tên thật là Phan Thị Mai, sinh năm 1975) và con dâu Mỹ Duyên. Được biết Mỹ Duyên là con dâu cả của doanh nhân Mailisa.
Cư dân mạngTessie | 24/09/2024