TIN SỰ KIỆN

Điểm chuẩn "kịch trần": Lo lắng về sự công bằng của xét tuyển, điểm cộng ưu tiên

T.H

T.H 22/09/2022

Khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều chuyên gia đã dự báo rằng, do không còn tình trạng 'mưa điểm 10' như năm ngoái, nên sẽ không còn tình trạng 30 điểm mới trúng tuyển đại học nữa. Tuy nhiên, thực tế điểm trúng tuyển khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Năm nay, nhiều nhóm ngành có điểm chuẩn cao

Độ tin cậy, hiệu lực của kỳ thi?

PGS.TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) đã có nhiều chia sẻ về mức điểm chuẩn đại học năm 2022, khi có ngành điểm trúng tuyển "chạm trần" 29,95.

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam, việc nhiều ngành học có điểm chuẩn cao "gây sốc" như thế này sẽ gây lo lắng trong xã hội về sự công bằng của như phương thức xét tuyển. Ví dụ, sẽ có rất nhiều thí sinh thi tốt nghiệp THPT không đạt được 29,95 để đỗ vào ngành học này, nhưng đã đỗ sớm vào chính ngành đó do tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và có giải.

Điểm chuẩn quá cao cũng gây ra sự quan ngại về độ tin cậy, hiệu lực của kỳ thi, hay độ phân hóa của đề thi. Liệu những em có điểm chuẩn cao như vậy năng lực thực có tương ứng không? Các em có theo học được và ra trường có trở thành những người tạo dấu ấn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình như thế hệ trước chỉ đỗ vào trường với 17-18 điểm hay không

Điểm chuẩn quá cao cũng tạo ra những dư luận trái chiều về lợi ích của việc tổ chức kỳ thi này quá nhỏ, khi 98-99% đỗ tốt nghiệp THPT nhưng cần 29,95 điểm mới đỗ đại học với một số ngành, để so với những căng thẳng tâm lý và tốn kém xã hội mà kỳ thi gây ra.

PGS.TS. Trần Thành Nam

Ông Trần Thành Nam cho rằng, mục tiêu của việc thi tốt nghiệp THPT theo cách như hiện nay không còn phù hợp để xét tuyển đại học nữa.

Kỳ thi này được thiết kế để đánh giá theo các yêu cầu cần đạt và chuẩn đầu ra theo Chương trình giáo dục phổ thông bậc THPT. Điểm số đạt được chỉ là mức sàn, mức tối thiểu để công nhận tốt nghiệp THPT, chứ không phải là một đề thi tìm kiếm tinh hoa và các năng lực đặc biệt phù hợp với những ngành học chuyên biệt ở bậc đại học.

Vì vậy, đề thi chỉ tập trung vào những kiến thức cơ bản, không có tính phân hóa cao. Đạt điểm tối đa ở những tổ hợp thi này chưa chắc đã phản ánh hết mức năng lực của thí sinh.

Thứ hai, nhiều trường cũng không còn quá tin tưởng vào điểm thi tốt nghiệp THPT nên đã phân bổ nhiều chỉ tiêu cho các phương án xét tuyển khác, như: Thành tích tham gia kỳ thi quốc tế hoặc học sinh giỏi quốc gia, khoa học kỹ thuật quốc gia, các giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS 6.0 trở lên, TOEFL iBT 60, Cambridge English Qualifications 169, SAT 1200, ACT 25 điểm. Nếu sử dụng chứng chỉ tiếng Pháp, thí sinh cần có DELF B1, TCF 300; tiếng Trung HSK 4 (từ 270 trở lên); tiếng Hàn Topik 3; tiếng Nhật N3.

Nhiều trường như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân chỉ tuyển 30-40% chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Vì chỉ tiêu tuyển ít, nhiều trường phải tăng điểm chuẩn lên, bởi chỉ cần hạ 0,25 điểm thôi cũng sẽ có đến vài trăm học sinh trúng tuyển và nhà trường sẽ bị phạt vì vượt chỉ tiêu. Cũng có trường hợp có ngành được phân chỉ tiêu quá ít, đào tạo thì lỗ, nên cơ sở giáo dục chủ động tăng điểm để thí sinh không đỗ được.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc điểm thi tiếp tục cao trong những năm tới, đó là chúng ta vẫn đặt nặng thành tích, vẫn coi việc học là để ứng thí, học để phục vụ cho các kỳ thi. Giáo viên dạy giỏi cũng đồng nghĩa với việc luyện thi giỏi.

Có bao nhiêu thầy, cô giáo vẫn đang hằng năm sưu tầm tất cả các đề thi để luyện cho học trò của mình? Năm nay, khi nhận kết quả thi, có bao nhiêu thầy, cô vẫn thấy tự hào vì điểm thi tốt nghiệp của học trò mình cao gần tuyệt đối? Bao nhiêu lãnh đạo các trường ĐH vẫn tự hào báo cáo điểm trúng tuyển vào các ngành học của trường cao ấn tượng hơn năm trước.

"Nói một cách khác, khi tất cả chúng ta muốn thành tích, chúng ta sẽ có thành tích. Chỉ có điều, thành tích đó có thể không tương xứng với năng lực của người học mà chúng ta tìm kiếm", PGS.TS. Trần Thành Nam chia sẻ.

Thêm một điều đáng buồn, một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn cao năm nay là rất nhiều thí sinh đã cố tình khai sai đối tượng ưu tiên, khiến điểm của các em lại thêm phần "chót vót".

Là một nhà tâm lý, thường xuyên soạn các bài trắc nghiệm đánh giá chỉ số IQ cho trẻ, PGS.TS. Trần Thành Nam cho biết, mặc dù các câu hỏi trong bài trắc nghiệm IQ phải bảo mật, nhưng từ năm 1972, người ta phát hiện hiệu ứng Flynn, có nghĩa là cứ khoảng 5-10 năm thì điểm IQ của đứa trẻ đo bằng trắc nghiệm đó tăng 3-5 điểm. Lý do là vì con người ngày càng tiếp cận với tri thức nhiều hơn, nên thông minh và vì họ ngày càng quen hơn với các dạng bài tập đánh giá IQ.

Tương tự, nếu ngân hàng câu hỏi trong đề thi của chúng ta truyền thống, cũ kỹ và không được thay mới liên tục thì qua thời gian, độ khó của chúng ngày càng giảm xuống và học sinh ngày càng đạt điểm cao hơn.

Cùng với đó, nếu tất cả các dạng đề đều được công khai, mọi người đều có thể lấy xuống để luyện, thì học sinh sẽ đạt được điểm cao, không phải vì năng lực tốt, mà vì được luyện... quen tay.

Điều này cũng đã từng xảy ra với kỳ thi TOEFL và GRE của các du học sinh học ở Mỹ trước đây. Điểm số của các thí sinh Trung Quốc luôn cao áp đảo vì họ được luyện kỹ thuật chiến lược làm bài và các từ khóa trọng tâm. Tuy nhiên, kết quả học tập của những sinh viên có điểm đầu vào cao sau đó không xuất sắc bằng sinh viên các quốc gia khác.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tình trạng có ngành điểm cao "chót vót" đến 29,95 điểm, có ngành lại "tuột dốc không phanh" như logistics và quản lý chuỗi cung ứng của ĐH Giao thông vận tải TPHCM giảm 10,1 điểm so với năm 2021 xuống còn 17 điểm, hay ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (cũng của trường này) giảm 10,4 điểm so với năm 2021 xuống còn 15 điểm... là do công tác phân tích dự báo nhu cầu và tâm lý của người học chưa tốt, "loạn" thông tin tư vấn hướng nghiệp.

Tăng chỉ tiêu lên cao quá mức

Do phân tích dự báo nhu cầu tâm lý của người học chưa tốt nên nhiều trường chỉ căn cứ vào mức điểm và số lượng người đăng ký của năm trước để tăng chỉ tiêu lên cao quá mức (ví dụ chương trình logistics đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 1.600 lên 5.000) mà không cân nhắc đến rất nhiều chương trình mới hấp dẫn khác được các cơ sở giáo dục đại học mở ra cho thí sinh năm nay.

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đang hút rất nhiều thí sinh muốn du học trong nước với một chương trình chất lượng quốc tế mà các trường không tính tới.

Bên cạnh đó, rất nhiều chương trình về bản chất là quảng bá tuyển sinh của các trường, nhưng lại xuất hiện dưới cái tên tư vấn hướng nghiệp, khiến cho thí sinh bị ấn tượng sai lầm về các ngành nghề hot.

Nhiều chuyên gia cũng nói chuyện trên mạng xã hội và các cơ quan truyền thông báo chí về hướng nghiệp, nhưng không dựa trên số liệu phân tích cụ thể nào, mà chỉ kết luận "tôi nghĩ là", "tôi cho là", khiến thí sinh lầm lẫn.

Ông Trần Thành Nam cho biết, khi hỏi chuyện một số thí sinh, ông được biết, các em đổi lựa chọn đăng ký nguyện vọng 1 sau khi nghe thầy này nói, hoặc nghe chuyên gia kia tư vấn và em thấy rất hợp với bản thân mình. Tuy nhiên, "khi tôi hỏi em có tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo ngành đó không, có đọc đề án tuyển sinh của trường chưa, có biết số lượng chỉ tiêu tuyển theo từng phương thức vào ngành mà em mong muốn không... thì thí sinh hoàn toàn không biết tất cả những nội dung này".

Chính vì vậy, rất nhiều thí sinh bị ấn tượng sai, thay đổi quyết định chọn nguyện vọng vào các ngành hot, trong khi hoàn toàn không ý thức được về số chỉ tiêu tuyển cho ngành đó ra sao.

Phải cải tiến đề thi, phương thức thi

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam, cần cân nhắc một cách cẩn trọng và có quyết định sớm về việc có nên dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để làm tiêu chí xét tuyển đại học nữa hay không?

Nếu vẫn tiếp tục thì phải cải tiến đề thi, phương thức thi thế nào để tránh hiệu ứng Flynn đã nói ở trên. Làm thế nào để bài thi phải phân hóa hơn, ví dụ như bài thi sẽ chấm theo phổ điểm 100 thay cho 10.

Bên cạnh đó, nên để cho các trường tự chủ tuyển sinh bằng các bài thi năng lực riêng, có thể tiến hành theo các cụm trường phân theo ngành/nhóm ngành. Ví dụ, nhóm ngành sức khỏe, nhóm ngành giáo dục, nhóm ngành khoa học kỹ thuật sẽ thi theo các bài đánh giá chung. Vấn đề là phải giải trình được là các tiêu chí của bài đánh giá phù hợp với phẩm chất, năng lực của vị trí việc làm tương ứng với chương trình đào tạo.

Thêm vào đó, ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập, tách thi ra khỏi tuyển.

Và rất cần tiếp tục đấu tranh với chủ nghĩa thành tích, đấu tranh chống lại văn mẫu, chống lại kiểu dạy luyện thi, hướng tới học thật, thi thật, nhân tài thật.

Cuối cùng, theo ông Trần Thành Nam, công tác giáo dục hướng nghiệp bài bản và từ cấp THCS, tổ chức trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh thật đa dạng kết hợp với gia đình và công tác tư vấn hướng nghiệp phải được triển khai, kiểm soát một cách nghiêm túc. Hướng tới các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cũng phải được cấp phép, việc phân tích xu hướng, dự báo nhu cầu thị trường lao động phải dựa trên phân tích dữ liệu lớn.

Theo Phương Liên/Chinhphu.vn 


TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học 2022: Những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm?

Đại diện các trường ĐH Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã có dự báo ban đầu về điểm chuẩn tuyển sinh 2022.

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Nhiều trường đại học phía Nam công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ

Nhiều trường đại học phía Nam công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ

Nhiều trường đại học tại TP HCM như ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ĐH Mở, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Văn Hiến đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ năm học 2020 - 2021.

Mùa tuyển sinh “đại thắng” của ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn "vượt mặt" các trường kinh tế, y, công an và quân đội

Mùa tuyển sinh “đại thắng” của ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn "vượt mặt" các trường kinh tế, y, công an và quân đội

Mùa tuyển sinh năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội “đại thằng” với hơn 1/3 thí sinh thuộc top 1% cao nhất toàn quốc, 80% thí sinh trúng tuyển đạt 24 - 26 điểm khối A.

Phân tích tổng thể điểm chuẩn ĐH - CĐ 2019: Các trường y, công an, quân đội "nhường ngôi đầu bảng" cho Bách khoa, Ngoại thương

Phân tích tổng thể điểm chuẩn ĐH - CĐ 2019: Các trường y, công an, quân đội "nhường ngôi đầu bảng" cho Bách khoa, Ngoại thương

Theo đánh giá, điểm chuẩn của đa số các trường ĐH - CĐ năm 2019 đều tăng mạnh. Tuy nhiên, một số trường thuộc khối công an, cảnh sát và y có mức điểm chuẩn giảm sút đột ngột.

Tuyển sinh 2019: Tín hiệu tích cực khi điểm chuẩn Sư phạm không còn thấp như những năm trước

Tuyển sinh 2019: Tín hiệu tích cực khi điểm chuẩn Sư phạm không còn thấp như những năm trước

Qua tham khảo một số trường sư phạm mới công bố điểm chuẩn theo kết quả thi THPT Quốc gia, có thể thấy năm nay điểm chuẩn Sư phạm không còn thấp như những năm vừa qua.

Tổng hợp điểm chuẩn năm 2019 của các trường, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Tổng hợp điểm chuẩn năm 2019 của các trường, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Mới đây, điểm chuẩn năm 2019 của hàng loạt các trường, các khoa trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội đã chính thức được công bố.

Điểm chuẩn trúng tuyển Đại học Y Hà Nội cao nhất là 26,75 điểm

Điểm chuẩn trúng tuyển Đại học Y Hà Nội cao nhất là 26,75 điểm

Mới đây, trường Đại học Y Hà Nội đã công bố điểm chuẩn chính thức của năm 2019, trong đó cao nhất là ngành Y khoa với 26,75 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viện An ninh Nhân dân năm 2019

Điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viện An ninh Nhân dân năm 2019

Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viên An ninh Nhân dân năm 2019 vừa chính thức được công bố.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Giang cư mận bức xúc trước trang phục phản cảm khi đưa đón con đi học của một bà mẹ ở Thái Nguyên

Giang cư mận bức xúc trước trang phục phản cảm khi đưa đón con đi học của một bà mẹ ở Thái Nguyên

Nhiều ý khiến khuyên bà mẹ này nên chọn trang phục phù hợp hơn.

Cư dân mạngTessie | 23/10/2024
4 chị em sinh tư mừng ngày sinh nhật 23 tuổi bằng màn flex gây "bão mạng"

4 chị em sinh tư mừng ngày sinh nhật 23 tuổi bằng màn flex gây "bão mạng"

Màn flex của 4 chị em sinh tư mừng ngày sinh nhật 23 tuổi đã thu hút 50 nghìn lượt tương tác chỉ sau 24h đăng tải trên diễn đàn MXH chuyên flex - khoe những điều tích cực.

Cư dân mạngThuận Thiên | 17/10/2024
“Nhà vô địch” đến từ Quốc học Huế Võ Quang Phú Đức: Đã ôn rất kỹ cho chung kết Đường lên đỉnh Olympia

“Nhà vô địch” đến từ Quốc học Huế Võ Quang Phú Đức: Đã ôn rất kỹ cho chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Tham gia Đường lên đỉnh Olympia là ước mơ từ thuở ấu thơ của Võ Quang Phú Đức.

Cư dân mạngTessie | 13/10/2024
Lộ diện 4 MC tại 4 điểm cầu chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 24: “Thần may mắn” đã đến ngôi trường này

Lộ diện 4 MC tại 4 điểm cầu chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 24: “Thần may mắn” đã đến ngôi trường này

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 sẽ có 4 MC đảm nhận vị trí dẫn chương trình điểm cầu trực tiếp.

Cư dân mạngTessie | 12/10/2024
Người bán vé số khuy;ết tậ;t “ôm” 11 tờ vé số ế bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỷ đồng, được người nhà đón về quê ngay

Người bán vé số khuy;ết tậ;t “ôm” 11 tờ vé số ế bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỷ đồng, được người nhà đón về quê ngay

Bán vé số ế nên phải ôm cuối ngày, người đàn ông ở huyện Hóc Môn may mắn trúng 11 tờ đặc biệt gây xôn xao cộng đồng mạng.

Cư dân mạngHào Hiệp | 09/10/2024
Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu lên tiếng xin lỗi về phát ngôn "vui mừng đón bão"

Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu lên tiếng xin lỗi về phát ngôn "vui mừng đón bão"

Ngày 23/9, bà Nguyễn Thuỳ Linh, Giám đốc sản xuất của chương trình Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 lý giải phát ngôn “vui mừng khi đón một cơn bão rất lớn” của CEO Phạm Duy Khánh là một sự … nhầm lẫn.

Cư dân mạngTessie | 25/09/2024
Mark Zuckerberg tặng vợ bức tượng khổng lồ gây tranh cãi cộng đồng mạng

Mark Zuckerberg tặng vợ bức tượng khổng lồ gây tranh cãi cộng đồng mạng

Mark Zuckerberg tặng vợ bức tượng khổng lồ để tôn vinh cuộc hôn nhân 12 năm của họ theo cách khá ấn tượng. Những hình ảnh về bức tượng lập tức nhận được nhiều ý kiến trên MXH toàn cầu.

Cư dân mạngThuận Thiên | 24/09/2024
Bà chủ thẩm mỹ Mailisa "bóc mẽ" gia cảnh con dâu, kịch tính như phim Hàn

Bà chủ thẩm mỹ Mailisa "bóc mẽ" gia cảnh con dâu, kịch tính như phim Hàn

Đây là câu chuyện có thật của mẹ chồng Mailisa (tên thật là Phan Thị Mai, sinh năm 1975) và con dâu Mỹ Duyên. Được biết Mỹ Duyên là con dâu cả của doanh nhân Mailisa.

Cư dân mạngTessie | 24/09/2024
Trưởng nhóm bị cấp trên bắn chun vào cổ tay lên tiếng tiết lô mục đích "cao cả" phía sau: Không ở trong cuộc không hiểu đâu

Trưởng nhóm bị cấp trên bắn chun vào cổ tay lên tiếng tiết lô mục đích "cao cả" phía sau: Không ở trong cuộc không hiểu đâu

T. tiết lộ lý do mình bị bắn chun vào tay và cho biết người trong cuộc mới hiểu được việc này.

Cư dân mạngTessie | 24/09/2024
Hoàng Hường quay xe "phố;t" b;é tr;ai hậu nhận nhà 3 tỷ, ai nghe xong cũng xúc động

Hoàng Hường quay xe "phố;t" b;é tr;ai hậu nhận nhà 3 tỷ, ai nghe xong cũng xúc động

Sau khi bị người tự nhận bên nội quậy phá, ngăn cản việc mua nhà cho cậu bé mồ côi, nữ doanh nhân mới đây hạnh phúc công bố đã hoàn thành việc bàn giao nha cho anh em Phúc và bà ngoại. '

Cư dân mạngTessie | 20/09/2024