Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Mới đây, nhà báo Trần Thu Hà - tác giả cuốn sách "Con nghĩ đi, mẹ không biết" gây tranh cãi với quan điểm cho rằng, các cuộc thi cử trong suốt 12 năm học đang làm các gia đình nghèo đi. Bởi để chạy theo thành tích, bố mẹ nào cũng cho con đi học thêm. Tuy nhiên, việc học thêm này lại không mang giá trị thiết thực mà chỉ để đối phó với các cuộc thi về điểm số mà thôi.
Việc học thêm kéo theo "tốn" nhiều thứ. Ví dụ như thời gian con ngồi học...gạo, thời gian cha mẹ đưa đón, tốn não, tốn sức khỏe. Khiến các gia đình nghèo thêm. Nghèo cả về tiền bạc, thể chất và tinh thần.
Dưới đây là bài viết cụ thể của nữ nhà báo:
"Giáo dục đang làm cho các gia đình nghèo đi vì phải chạy theo các cuộc thi suốt 12 năm dài ròng rã.
"Có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia. Thi là một hoạt động có thể sinh ra siêu lợi nhuận trong một xã hội nhiều tính bon chen”. Chị Mai Phạm nói.
Phụ huynh bức xúc: nhưng cả lớp tất cả các cháu đều thi, con mình ko thi cũng ko đc. Không ai dám để cho con mình bị gạt ra ngoài lề.
“20 triệu học sinh đi học thêm, điều quan trọng là học thêm chỉ để thuộc lòng đối phó với thi cử mụ đầu óc. Một nguồn tiền khổng lồ, nguồn thời gian và tài nguyên khó tính ra tiền của”.
Đúng là GD kiểu này tốn lắm. Không chỉ là tốn tiền học phí cho các lớp học thêm đâu ạ, Còn hàng triệu giờ đã trôi qua chỉ để luyện thi mà ko có ích cho cuộc sống thật.
Tốn lắm, và nghèo đi nhiều thứ lắm.
Tốn thời gian con ngồi học gạo,
Tốn thời gian ba mẹ đưa đón. Có nhà dành hẳn ra 1 người lớn chỉ để đưa đón các con chạy show các lớp học thêm mà thôi.
Tốn não, tốn sức khỏe…
Mất động lực học, làm trẻ chán việc học, sợ việc hoc.
Ảnh minh họa.
Tâm lý học để đi thi, và học chỉ để thi đã làm cho nhiều thanh niên VN mệt mỏi, chán nản, và thường dừng việc học sau khi rời nhà trường. Trong khi lẽ ra việc học phải là việc suốt đời.
Kiệt quệ năng lượng của tuổi trẻ.
Nghèo thời gian ăn tối cùng gia đình.
Nghèo thời gian trải nghiệm, nghèo thời gian tìm ra đam mê và sống với đam mê.
Nghèo thời gian tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự đánh vật và xoay xở, dám thử và sai, dám bứt phá,
Nghèo thời gian hiểu về chính bản thân mình, và hiểu về cuộc sống, hiểu về người khác.
Nghèo thời gian học các “môn phụ” của trường học, nhưng quan trọng trong cuộc đời, như thể thao, học triết học, học nghệ thuật, học tâm lý, học kỹ năng sống, học làm việc nhà, học chăm sóc bản thân và chăm sóc người khác.
…
Không chỉ là tiền!"
Nữ nhà báo Trần Thu Hà
Quan điểm này của nữ nhà báo mau chóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Đa số mọi người đều đồng tình với quan điểm của cô. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, nếu bỏ các cuộc thi cử, học sinh sẽ không có động lực học. Bên cạnh đó, việc chạy đua thành tích thực ra xuất phát từ tâm lý "muốn con giỏi nhất" của các bậc phụ huynh. Ai cũng muốn con giành điểm số cao để đường công danh, sự nghiệp rộng mở. Ai cũng muốn con có điểm thi ấn tượng để làm rạng rỡ vẻ vang cho gia đình, dòng họ...
- Đúng là Phụ huynh có tác động rất lớn trong việc con phải đi học thêm, nhưng phụ huynh lại bị ảnh hưởng bởi xã hội, bởi lịch sử, bởi truyền thông, bởi các chính sách, bởi những ký ức, bởi những lo toan về tương lai con....
- Muốn thay đổi phải từ trên xuống, từ việc đừng có mỗi 1-2 năm lại thay đổi quy chế thi cử và tuyển sinh để các con năm nào cũng như chuột bạch. Thứ 2 vẫn là bệnh thành tích. Thứ 3, bản thân nhiều phụ huynh cũng vì quá lo lắng và theo số đông, không để ý đến khả năng và nguyện vọng của con em mình.
- Tất cả cũng vì phụ huynh chúng ta mà ra thôi. Sợ những điều không nên sợ và những điều con sẽ mất đi thì lại không sợ.
- Học thêm vì phải cạnh tranh với bạn cùng lứa cũng đang học thêm
- Đi họp phụ huynh mới thấy, cuộc đua thật ra lại từ các cha mẹ, và người Việt qua Mỹ cũng cứ học thêm. Con điểm cao thì post khoe Facebook rối rít, rồi cả trăm like tấp nập chúc mừng. Nó như văn hoá vậy.
- Đúng ạ. Không cho đi học thì con không theo nổi vì chương trình quá nặng (mà con thì năng lực cũng thường thường thôi), nên đành hy sinh mọi nhu cầu có thể hy sinh, dành tiền cho việc học
- Phụ huynh như vẫn mang tâm lí không cho con đi học sẽ không theo kịp bạn bè, sợ con là người khác biệt so với các bạn.
- Bản thân mình là 1 giáo viên luôn quyết liệt phản đối việc dạy thêm và không bao giờ cho con đi học thêm. Quyết định làm nông nghiệp cho con trải nghiệm. Phụ huynh và nhà trường đang đưa GD vào vũng lầy không lối thoát. Học sinh ngập ngụa trong kiến thức mà không biết phải làm gì với cái bãi lầy lội ấy.
- Phụ huynh ngày nay sao cứ phải bắt con của mình cứ “chạy theo số đông”, làm gì cũng phải tốt hơn người, stress thiệt. Cướp mất tuổi thơ, cuộc sông hồn nhiên, tự do của trẻ. Thật tiếc biết bao nhiêu!
- Lỗi tại phụ huynh! Vào hùa với giáo viên để giết hại con mình rồi lại đổ lỗi cho nền giáo dục! Con mình đẻ ra, bao công chăm sóc mà thấy có hại cho con vẫn đẩy con vào! Bố mẹ hèn thì con phải gánh! Nhân quả từ thế hệ ông bà đến giờ!
- Học thật nhiều, có môn mà học thêm 1 lần 2 thầy (cô), chạy như chạy show mà kết quả vẫn rớt học sinh vẫn rỗng kiến thức.
Hiện chia sẻ này của nữ nhà báo vẫn đang nhận nhiều quan tâm của dân mạng.
>> Tâm thư mẹ gửi con thi trượt: "Con không cần xin lỗi bởi mẹ cũng từng thi trượt!"
Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.
Một trong những sơ đồ lớp ngầu nhất từ trước đến nay vừa được đăng tải và thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng vì độ "hiếm có khó tìm" của nó.
Việc nữ sinh có thói quen trang điểm trước khi đến trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhưng liệu trang điểm ở trường học có nên hay không?
Những hình ảnh người bà tay mang theo giỏ (làn) đi chợ vào tận trong lớp học để họp phụ huynh cho cháu khiến dân mạng xúc động nhớ về ký ức xưa.
Chuyện học sinh mắc lỗi trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt tại trường lớp là điều không thể tránh khỏi. Loạt ảnh "bá đạo" này nói lên nối khổ cho học trò mới thấu.
Mỗi thế hệ học sinh luôn gắn liền với những sáng tạo mới và những điều mới mẻ ấy chưa bao giờ khiến người khác phải thất vọng.
Tối 13/9, Công an TP Hà Nội thông tin về kết quả xác minh vụ "Liên đoàn Xiếc gửi 10.000 đồng ủng hộ bão lũ". Theo cơ quan chức năng, chiều cùng ngày, Phòng An ninh Chính trị, nội bộ đã xác minh và mời anh N.M.Đ. (21 t.uổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) đến làm việc để làm rõ hành vi liên quan sự việc nêu trên.
Cư dân mạngHào Hiệp | 14/09/2024Không khí "ngày hội check var" đã và đang rần rần khắp các nền tảng mạng xã hội. Cũng từ đây, loạt hành động dùng việc ủng hộ để "sống ảo", "làm màu" đang bị lên án và tẩy chay trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
Cư dân mạngHào Hiệp | 14/09/2024Thứ sáu ngày 13 vừa qua, toàn cõi mạng bất ngờ dậy sóng khi đại hội thanh trừng 'phong bạt cơ' ồ ạt trên MXH. Theo đó, TikToker Việt Anh Pí Po phải xin lỗi vì khoe chuyển khoản ủng hộ lũ lụt nhưng thực tế số t.iền lại chênh lệch lớn.
Cư dân mạngHào Hiệp | 14/09/2024BTV Mạnh Cường gửi lời xin lỗi đến khán giả đồng thời chúc người dân luôn an toàn và bình an sau khi nhận phản ánh về lỗi sai cơ bản trong lúc dẫn bản tin về siêu bão Yagi.
Cư dân mạngHào Hiệp | 09/09/2024Một bảo mẫu từng làm việc tại mái ấm Hoa Hồng bức xúc trước cách đối xử tệ bạc với trẻ em, chị đã tiết lộ sự thật về cơ sở này.
Cư dân mạngTessie | 05/09/2024Đây là dr;ama tình ái "dài tập" và thông tin đảo chiều liên tục khiến netizen theo sát nhiều ngày qua.
Cư dân mạngTessie | 05/09/2024Bão Yagi đã càn quét qua Philippines, gây sạt lở nghiêm trọng và ngập lụt nặng, khiến 1,7 triệu người bị ảnh hưởng và nhiều người thiệt mạng.
Cư dân mạngTessie | 05/09/2024Phát ngôn của Chu Ngọc Quang Vinh - n.am s.inh từng giành vòng nguyệt quế Olympia vào đúng lễ Quốc khánh 2/9 khiến dư luận cả nước dậy sóng những ngày qua. Danh tính của n.am s.inh này lập tức được nhiều người tìm kiếm.
Cư dân mạngHào Hiệp | 05/09/2024Dù sinh năm 1974 (50 tuổi) nhưng Giáp Thị Sông Hương tự nhận mình đã có hàng chục năm làm thiện nguyện nuôi trẻ. Câu chuyện của người phụ nữ này từng lấy đi rất nhiều nước mắt, khiến truyền thông cũng bị “đánh lừa”.
Cư dân mạngTessie | 04/09/2024Sau khi báo chí đăng tải cl;íp về nhiều trẻ tại mái ấm Hoa Hồng (Quận 12, TP.HCM) bị bao hanh, chị Chi - một nhà hảo tâm không dám xem và không tin đó là sự thật.
Cư dân mạngTessie | 04/09/2024