Qua bao thời gian, Tết Trung thu đã thay đổi nhiều. Nhưng vẫn còn đó không khí rộn ràng, đông vui, đôi chút hồn xưa phảng phất trong tiết thu tháng Tám. (Nguồn: Gia đình Việt Nam)
Một cửa hàng bán đồ Trung thu đầu thế kỷ 20.
Tết Trung thu có từ bao giờ chưa ai rõ. Chỉ biết rằng Tết Trung thu đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào đời sống người Việt, là một dịp để gia đình được quây quần bên nhau, trao gửi yêu thương.
Xưa kia, đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Dù có sự biến đổi liên tục theo năm tháng nhưng Tết Trung thu vẫn là khoảng ký ức không bao giờ phai nhạt trong mỗi người Việt Nam.
Đèn hình con cua từng là ước ao của bọn trẻ ngày xưa cả tháng trời trước Tết Trung thu.
Múa lân cũng là một trong những nét đẹp mỗi dịp Trung thu về. Một nhóm sẽ múa cùng với lân và ông thổ địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan.
Tiếng trống, tiếng hò reo và vũ điệu của sư tử từng có lúc rạo rực, cuốn hút biết bao người.
Khoảnh khắc cảm nhận sự ấm cúng của gia đình quanh mâm cỗ. Mọi người cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh nướng, bánh dẻo hòa với nước trà xanh và chia sẻ những câu chuyện vui tươi.
Mâm cỗ trung thu cúng tổ tiên đầy đủ các loại trái cây. Trẻ con thì thấp thỏm chờ "phá cỗ".
Bánh Trung thu Đông Hưng Viên nổi tiếng Sài Gòn một thời.
Những chiếc đèn ông sao từ giữa thế kỷ 20 làm nên đặc trưng Tết Trung thu Việt Nam.
Hà Nội những năm 1990, một cô bán đèn cù quay đang “chào hàng” với một bé gái bên quán nước.
Đồ chơi Trung thu đầu thế kỷ 20 gắn với truyền thống dân tộc, hầu hết là handmade và không nhập khẩu.
Chợ Trung thu ở Hà Nội năm 1987.
Chợ Trung thu Sài Gòn thập niên 1990.
Giờ đây, không khí ngày Tết Trung thu đang dần gõ cửa từng ngôi nhà từ vùng quê đến những con phố như những ngày xa xưa.