Những ngày gần đây, bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nhận nhiều ý kiến trái chiều khi được thử nghiệm tại các trường tiểu học.
Năm học 2017 - 2018, sách Tiếng Việt lớp 1 (gồm tập 1 và tập 2) Công nghệ giáo dục được giảng dạy hoặc thí điểm ở nhiều trường tiểu học trên cả nước. Tùy theo quyết định của từng nhà trường mà học sinh lớp 1 có học sách căn bản hay học theo sách công nghệ giáo dục.
Bộ sách có nhiều thay đổi lớn trong cách phát âm so với những chương trình học trước đây. Vì vậy, phụ huynh vô cùng lo lắng khi xuất hiện trong bộ sách này là nhiều từ ngữ lạ.
Ngay sau khi các trường học phổ biến về bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, nhiều phụ huynh đã tìm hiểu về 2 cuốn sách này xem có gì khác biệt. Chị Lê Phương T. bức xúc phát hiện ra nhiều nội dung trong sách mà chính chị còn thấy khó hiểu. Quan điểm cá nhận chị T. cho rằng, sách này chứa nhiều bài học vô nghĩa, từ ngữ hết sức chợ búa. Ví dụ như bài "Quả bứa" (trang 87, sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, tập 2) có ở trong ảnh dưới.
Câu chuyện với những lời lẽ phản cảm khi xưng hô bằng "mày - tao" cùng cách ngắt câu khó hiểu với trẻ. Nội dung chuyện cũng không mang lại những lời hay ý đẹp mà chỉ chăm chăm dạy các cháu cách sống tiểu xảo. Người lớn tuổi là cậu Cả nhưng lại có cách hành xử không đúng chuẩn mực khi phân chia quà cho các cháu.
Cùng với đó, trong cuốn sách này có khá nhiều bài học ẩn hiện thói hư tật xấu như nói dối, xu nịnh, tọc mạch, châm biếm hặc hơn cả là sự khôn ranh, ma mãnh. Trong bài học "Bé xách đỡ mẹ", thấy mẹ đi ì ạch vì mang nhiều túi, thay vì xách giúp mẹ, bé đã nảy ra ý tưởng cực "khôn khéo": "Có cách, mẹ ạ! Mẹ bế bé, bé xách hộ mẹ" (?!).
>> Dân mạng hoang mang vì xuất hiện bộ sách giáo khoa lớp 1 theo kiểu chữ mới, chỉ là một trò đùa?
Sách cũng xuất hiện nhiều từ ngữ không mang ý nghĩa giáo dục mà lại rất tiêu cực. Ví dụ như cụm "mụ phù thủy dữ như quỷ sứ" trong bài "Mụ phù thuỷ", "ma quỷ" trong bài "Vẽ gì khó?"... Đặc biệt, việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào chương trình giảng dạy cũng được nhận định là quá khó đối với học sinh lớp 1 khiến nhiều em chỉ biết học vẹt câu từ bên ngoài như "trăm thứ bà giằn", "bạt ngàn san dã", "vắt chanh bỏ vỏ"...
Bộ sách này đã chính thức được triển khai tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng lại chưa quá nhiều từ ngữ địa phương. Trong sách có bài "Nghỉ hè cả nhà đi bể", rất nhiều trẻ miền Nam không biết "đi bể" là đi đâu vì "bể" vốn là phương ngữ miền Bắc.
Hay ở trang 48 của sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (tập 1) có xuất hiện hình ảnh bé trai chở bé gái ngồi sau được định nghĩa là từ “lai”, trong khi đây là phương ngữ của miền Trung. Ngoài ra, sách cũng có nhiều từ ngữ "mới lạ" như gà qué, quả chấp, bé huơ, khuơ mũ, quện nhau, quả muỗm...
Ngay chính với các giáo viên cũng phản ảnh xuất hiện nhiều cụm từ láy khó với cả những người lớn chứ chưa nói đến các em lớp 1. Điển hình có thể kể đến như thia lia, thìa lìa, chon chót, sứt sát, quằm quặp, khuýp khuỳm khuỵp...
Trong một lần chia sẻ với báo chí, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Loan - Trung tâm Công nghệ Giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, cho biết, mục tiêu của bộ môn là học sinh phải đọc thông, viết thạo; nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm vững luật chính tả, từ đó học sinh không thể "tái mù".
Bà Loan cho biết, với môn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục (CNGD), học sinh sẽ không đi từ chữ rồi trở lại âm như chương trình hiện hành mà đi từ âm tới chữ, đi từ trừu tượng tới cụ thể.
Nguyên tắc đánh vần trong CNGD là đánh vần theo âm chứ không phải đánh vần theo chữ. Dẫn chứng điển hình theo bà Loan chia sẻ: Với từ "ke" trong CNGD sẽ đánh vần theo âm nên tiếng "ke" đánh vần là /cờ/-/e/-/ke/, khi học cách phát âm này, học sinh sẽ được học luôn luật chính tả là âm "cờ" đứng trước âm "e" sẽ được ghi bằng chữ "k".
Với phần nguyên âm đôi, tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi là "iê", "uô" và "ươ", trong đó âm /ia/ có 4 cách viết "iê", "ia", "yê", "ya"; âm /uô/ có 2 cách viết "uô" và "ua"; âm /ươ/ có 2 cách viết "ươ" và "ưa". Ví dụ tiếng "yêu" được đánh vần là /ia/-/u/-/yêu/, vần "uôi" được đánh vần là /uô/-/i/-uôi/. Đây là cách đánh vần theo âm thay vì theo chữ ghi lại như trước kia là /y/-/ê/-/u/-/yêu/ hay /u/-/ô/-/i/-/uôi/.
>> Kỳ dị những cuốn sách dành cho học sinh mà đến phụ huynh cũng phải "đầu hàng"
"Đối với CNGD, việc truyền thông chưa được nhiều, rộng rãi nên có khá nhiều phụ huynh đặc biệt là phụ huynh ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn việc tiếp cận chưa được nhiều, trung tâm đang có những kế hoạch liên quan đến truyền thông giúp phụ huynh, cộng đồng hiểu hơn về bộ sách.", bà Loan cho biết.
Hiện tại, các nhà sách lớn nhỏ tại Hà Nội đều không bán bộ sách Tiếng Việt 1 GDCN. Những nhà sách đều cho rằng, bộ sách này được các nhà trường đặt rồi phát trực tiếp cho học sinh để thử nghiệm cách học mới.
Sự thay đổi lớn của bộ sách Tiếng Việt khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng về việc con em mình sẽ học thế nào. Nhiều kiến thức cơ bản bị thay thế bởi những ngôn từ và cách biểu đạt khó hiểu.
Chị Lê Phương T. thẳng thắn chia sẻ: "Không phải em phân biệt vùng miền nhưng em là người miền Nam, em muốn thay từ 'chả', 'chẳng' bằng từ 'không', nghe nó nhẹ nhàng và tình cảm hơn rất nhiều. Và còn rất rất nhiều từ địa phương của ngoài Bắc. Em không phải là bắt lỗi sách viết sai, từ không có nghĩa. Em đã search Google rồi và tất cả từ đều có nghĩa, nhưng đã là chương trình học chung của cả nước thì nên dùng từ quốc ngữ nghe nó hợp lý hơn ạ!".
"Thấy đa phần trong sách đều dùng từ ngữ ngoài miền Bắc, trong Nam mình đọc khó hiểu. Nhiều đoạn văn thật không ngờ là được đưa vào để dạy trẻ con. Tụi nhỏ trong sáng thế thử hỏi mấy từ như 'quỷ sứ' thì làm sao dạy nổi chúng?", chị L.Q. bức xúc.
"Chỉ mới học lớp 1 mà sách Tiếng Việt đã có những từ láy khó đến người lớn đọc còn vấp, huống gì tụi nhỏ. Ở mỗi cuối bài lại có những câu tục ngữ, thành ngữ cho học sinh ghi nhớ, nhưng với độ tuổi chưa rành mặt chữ thì việc hiểu nghĩa những thành ngữ đó là quá nặng nề.
Việc hiểu nghĩa của những văn bản này càng là chuyện xa vời với các em bởi nhóm tác giả trích quá nhiều ngữ liệu mang ý nghĩa sâu xa, có tính xỉa xói nhiều hơn là giáo dục.", anh H.T. bày tỏ quan điểm.
Theo Kenh14.vn
Adhara Pérez Sánchez, cô bé đến từ Mexico, có chỉ số IQ cao hơn 2 điểm so với Albert Einstein và Stephen Hawking. Cô bé chỉ mới 11 tuổi và không chỉ trở thành một người đáng ngưỡng mộ mà còn có nghị lực phi thường.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Hình ảnh một cô giáo mầm non trẻ đang chăm sóc 2 em bé nhanh chóng thu hút nhiều bình luận tích cực, đồng cảm với nghề giáo viên mầm non.
Mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái có liên quan đến việc phát triển kỹ năng toán học ở tuổi 11, theo một nghiên cứu mới đây.
PGS Hà Quang Năng, Chủ biên cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt, tối 11-6 xác nhận với Báo Người Lao Động thông tin cuốn từ điển này đã bị NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội đình chỉ phát hành.
Nữ thần đồng Toán học nổi tiếng thế giới được xếp trong 30 người thông minh nhất hành tinh nhưng không hề có tuổi thơ. Thay vì ra ngoài vui chơi với bạn bè, cô chỉ có thể quẩn quanh bên các công thức và con số.
Thương yêu con nhưng lại sai cách, người mẹ này không biết rằng, chính phương pháp giáo dục của mình đã hủy hoại tương lai của con.
Những hành vi đặc biệt tự phát từ thuở bé lại liên kết chặt chẽ với trí thông minh trong tương lai của một người nào đó.
Bà Nguyễn Thị Bích Quy - Người đưa đón trẻ trường Gateway một mực khẳng định bé 6 tuổi đã xuống xe dù hình ảnh trong camera an ninh không ghi nhận bé xuống khỏi xe.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, trẻ em được học làm việc nhà từ khi còn nhỏ, thành tích trong tương tai cao hơn so với những bạn bé cùng tuổi không được làm việc nhà từ bé. Lý do rất đơn giản. Nếu hồi bé, trẻ lười biếng không thích làm việc. Đứa trẻ đó lớn lên thường sống phụ thuộc gia đình, không đủ khả năng để chịu khó khăn hay áp lực.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022