TIN SỰ KIỆN

Thầy giáo chia sẻ bí quyết học Văn đạt điểm cao trong phần nghị luận văn học

T.H

T.H 16/05/2018

Nhằm giúp thí sinh đạt điểm cao trong phần nghị luận văn học, thầy Trịnh Quỳnh chia sẻ bí quyết học Văn đơn giản nhưng cực hiệu quả. 

 

Theo cấu trúc đề thi năm 2018, đề thi năm nay không chỉ dừng lại ở 1 vấn đề cần nghị luận mà có thể yêu cầu nghị luận từ 2 tác phẩm trở lên, đồng thời còn yêu cầu giải thích và bình luận một vấn đề của lý luận văn học hay văn học sử nữa. Vì vậy để có thể hoàn thành tốt bài thi, thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý và dành khoảng 90 phút/120 phút để làm phần nghị luận văn học. 

Thầy Trịnh Quỳnh chia sẻ bí quyết học và thi môn Văn. 

Dưới đây là 5 bước đơn giản có thể ghi nhớ trên đầu ngón tay để giải mã được tất cả các dạng đề và hoàn thiện bài văn hoàn hảo:

1. Tìm hiểu đề

Phân tích đề là công việc xem xét cặn kẽ đề bài để nhận thức chính xác vấn đề nghị luận được giao. Nói cách khác, mục đích của việc phân tích đề là tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của đề bài (vấn đề cần nghị luận, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp).

Nhiệm vụ của phân tích đề là phải xác định cho được các yêu cầu sau đây:

+ Dạng đề nghị luận?

+ Vấn đề cần nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

Cách làm:

Đọc kỹ đề, chú ý từng từ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa các vế: song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến, đối lập... Hệ thống những điều đó trong một sơ đồ trên giấy nháp.

2. Xác định thao tác lập luận

Khi tạo lập văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng nhất là tổ chức lập luận. Lập luận là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho bài văn nghị luận.

Bởi thế, chương trình Ngữ văn 11 có trình bày các thao tác lập luận như thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận bình luận, thao tác lập luận bác bỏ... Đối với đề thi cơ bản chỉ yêu cầu sử dụng thao tác phân tích, đề thi THPT Quốc gia thường yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh kết hợp các thao tác lập luận. Cụ thể:

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

Học sinh làm rõ ý của các từ ngữ, khái niệm, từ nghĩa tường minh để suy ra nghĩa hàm ẩn và khái quát ý nghĩa, thông điệp của câu nói.

Phân tích – chứng minh

Yêu cầu phân tích: phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn.

Bình luận

Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục thì phải có lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí. Trong nghị luận xã hội, thì dựa vào lập trường nhân dân và tiêu chí đạo lí... luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực.

Trong nghị luận văn học, thì dựa vào lập trường nhân dân, quyền con người và tiêu chí là tính khách quan của đời sống, sự tiến bộ của văn học, đối với tác phẩm cụ thể thi tiêu chí là giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ

So sánh

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

Sơ đồ tư duy môn Văn. 

 

3. Lập dàn ý

- Xác định các luận điểm (ý lớn): Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm. Đề bài có một ý, thì ý nhỏ hơn cụ thể hoá ý đó được xem là những luận điểm. Nội dung kiến thức này ở trong bài học, tư liệu hoặc tri thức có sẵn.

- Tìm luận cứ (ý nhỏ) cho các luận điểm: Mỗi luận điểm cần cụ thể hoá thành nhiều ý nhỏ hơn gọi là luận cứ. Số lượng ý nhỏ và cách triển khai tuỳ thuộc vào ý lớn. Ý nhỏ có khi được gợi từ đề bài nhưng phần lớn là từ kiến thức của bản thân.

- Lập dàn ý ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu luận đề.

+ Thân bài: Triển khai nội dung theo hệ thống các ý lớn, ý nhỏ đã tìm.

+ Kết bài: Tổng kết nội dung trình bày, liên hệ mở rộng, nâng cao vấn đề.

4. Viết đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Cấu trúc của một đoạn văn phải đảm bảo các yếu tố như:

Từ ngữ chủ đề: Các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.

Câu chủ đề: Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

Các câu trong đoạn văn: Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn

Tính liên kết trong đoạn văn: Nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản: phép lặp, phép thế, đối lập…

5. Sửa lỗi diễn đạt

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều văn bản nghị luận được xem là tác phẩm văn chương. Chính vì các tác phẩm đó đã nghị luận bằng hình ảnh, văn nghị luận có hình ảnh, có kĩ thuật diễn đạt cao.

Ở đó không phải chỉ có lí lẽ, lập luận sắc sảo mà còn có hình ảnh sinh động, cuốn hút trí tuệ và trái tim người đọc, khơi gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

Kỹ năng diễn đạt trong bài làm văn nghị luận chính là kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ và khả năng kết hợp các phương tiện diễn đạt khác như sử dụng các kiểu câu, dùng dấu câu, giọng điệu và các thao tác lập luận... vừa để làm sáng tỏ nội dung vừa gây được ấn tượng và thuyết phục đối với người đọc.

Cụ thể hãy nắm vững cách luyện tập sau :

+ Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng.

Học sinh cần chú ý cách sử dụng trong cách trường hợp sau:

Sử dụng đại từ nhân xưng tôi trong các trường hợp: người viết muốn diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình về một vấn đề nào đó.

Nhưng trong trường hợp muốn lôi kéo sự đồng tình ủng hộ của người đọc, người nghe về vấn đề đang được bàn luận thì có thể sử dụng các cụm từ như: Chúng tôi; ta; chúng ta; như mọi người đều biết; ai cũng thừa nhận... Lưu ý các đại từ nhân xưng thường được sử dụng có hiệu quả diễn đạt làm tăng sức thuyết phục trong đoạn văn bình luận.

+ Cách dùng các tiểu từ và những từ phủ định.

Sử dụng các hệ thống tiểu từ để tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận trực tiếp với người đọc: vâng, đúng thế, điều ấy đã rõ...  Dùng các từ phủ định nhằm khẳng định sâu sắc hơn một vấn đề nào đó như: không; hoàn toàn không...

 + Thay đổi các thao tác tư duy trong diễn đạt. Không nên dùng một thao tác, khi thì dùng cách diễn dịch, khi thì quy nạp, khi thì phân tích, lúc thì bình luận hay so sánh... ngoài ra còn dùng các dấu câu như dấu chấm than, dấu chấm hỏi hoặc dâu ba chấm để cho đoạn văn luôn có sự linh hoạt.

+ Rèn luyện cách lựa chọn từ ngữ và dùng từ. Phải lựa chọn được các từ ngữ mang ý nghĩa cần diễn đạt để chỉ ra được bản chất của sự vật hiện tượng.

+ Luyện viết đoạn văn có hình ảnh. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa có sức thuyết phục bằng lí lẽ, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh vừa làm tăng sức thuyết phục vừa làm cho chân lý sáng tỏ, vừa thấm thía đối với người đọc.          

Cuối cùng ngoài việc có kỹ năng làm bài tốt, học sinh cần sắp xếp thời gian và dung lượng hợp lý cho các phần.

 

 (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định)THẦY TRỊNH QUỲNH

Tin liên quan

>> Bí mật nội bộ: Dự đoán đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn, xem ngay kẻo xóa

>> Góc ôn thi: Khi bạn muốn làm cơ trưởng nhưng bố mẹ lại muốn bạn học Văn

>> Trọn bộ sơ đồ tư duy Ngữ Văn giúp teen 2k nắm chắc các tác phẩm vặn học 12

Từ khóa

TIN LIÊN QUAN

Nam sinh vừa đi xe đạp điện vừa cầm sách ôn bài: Nước đến chân mới nhảy!

Hình ảnh 2 nam sinh vừa điều khiển xe đạp điện, vừa học bài khiến nhiều dân mạng thót tim. Đúng là "nước đến chân mới nhảy" là đây!

Thi THPT 2022: Thí sinh đăng ký thi Khoa học xã hội tăng gấp 1,8 lần số thí sinh đăng ký thi Khoa học Tự nhiên

Thi THPT 2022: Thí sinh đăng ký thi Khoa học xã hội tăng gấp 1,8 lần số thí sinh đăng ký thi Khoa học Tự nhiên

Số thí sinh đăng ký dự thi bài Khoa học xã hội là 176.346 em, gấp trên 1,8 lần so với số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Tự nhiên (97.003 em). Đây là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến.

Đỉnh cao ôn thi: Nữ sinh lên núi học bài ngày "nước rút" khiến dân mạng thán phục

Đỉnh cao ôn thi: Nữ sinh lên núi học bài ngày "nước rút" khiến dân mạng thán phục

Chỉ trong thời gian ngắn, hình ảnh này của nữ sinh đã được cộng đồng mạng chia sẻ nhiệt tình trên khắp mạng xã hội. Đúng là sức nóng của mùa thi đang cận kề!

Học sinh lớp 12 "chạy nước rút"

Học sinh lớp 12 "chạy nước rút"

Mỗi ngày, học sinh lớp 12 trường THCS - THPT Đào Duy Anh (quận 11) học hai buổi trên lớp theo chương trình, đến tối ôn luyện kỳ thi tốt nghiệp đến 21h30.

Thế giới của “Hương thơm và mật đắng” trong Đây thôn Vĩ Dạ

Thế giới của “Hương thơm và mật đắng” trong Đây thôn Vĩ Dạ

Tôi đã tìm thấy trong “Đây thôn Vĩ Dạ” hai thế giới hương thơm và mật đắng của một nhà thơ đang cho máu mình chảy ra đầu ngọn bút để kết thành những vần thơ hay và ám ảnh đến lạ kì…

Bí kíp ôn thi đáng lưu tâm của nữ sinh Bắc Giang có điểm thi THPT Quốc cao đều các môn

Bí kíp ôn thi đáng lưu tâm của nữ sinh Bắc Giang có điểm thi THPT Quốc cao đều các môn

Bùi Thu Thuỳ, lớp 12 Pháp (khoá 26), trường THPT Chuyên Bắc Giang, là thí sinh nằm trong top đầu của tỉnh Bắc Giang có điểm thi THPT Quốc gia cao đều các môn.

Ôn thi 2 tháng đã đạt 9,25 điểm, mẹo của nữ sinh trường chuyên Phan Bội Châu này là gì?

Ôn thi 2 tháng đã đạt 9,25 điểm, mẹo của nữ sinh trường chuyên Phan Bội Châu này là gì?

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nữ sinh trường chuyên Phan Bội Châu này đã đạt 9,25 điểm môn Ngữ văn dù chỉ tập trung vào học môn này trong 2 tháng cuối.

Thầy giáo trường Lương Thế Vinh bật mí 8 bí quyết ôn thi môn Toán hiệu quả cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Thầy giáo trường Lương Thế Vinh bật mí 8 bí quyết ôn thi môn Toán hiệu quả cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Cận kề kỳ thi THPT Quốc gia 2019, thầy giáo Trần Mạnh Tùng đã chia sẻ 8 bí quyết ôn thi môn Toán hiệu quả và đạt điểm cao như mong đợi.

10 điều cần lưu ý khi ôn thi môn Toán cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019

10 điều cần lưu ý khi ôn thi môn Toán cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Đề thi Toán năm nay gồm 50 câu bao trọn kiến thức Toán lớp 12 và một phần của lớp 10 và 11. Sau đây là 10 điều cần lưu ý khi ôn thi môn Toán cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Lò luyện thi xưa rồi, ôn thi THPT Quốc gia thời đại 4.0 thì chỉ cần theo dõi livestream trên MXH

Lò luyện thi xưa rồi, ôn thi THPT Quốc gia thời đại 4.0 thì chỉ cần theo dõi livestream trên MXH

Hiện nay, việc dạy các môn có trong kỳ thi THPT Quốc gia qua livestream trên MXH đang phát triển mạnh mẽ. Hình thức giáo dục trực tuyến này vô cùng tiện lợi và hiệu quả cao.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Khi nào Hà Nội công bố điểm thi tuyển sinh vào 10?

Khi nào Hà Nội công bố điểm thi tuyển sinh vào 10?

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, thông tin điểm thi vào lớp 10 sẽ được công bố ngày 23/6 hoặc 24/6.

Giáo dụcNguyễn Khang | 12/06/2018
Từ sự cố “lọt” đề của Hà Nội, đề thi THPT Quốc gia được bảo mật nghiêm ngặt

Từ sự cố “lọt” đề của Hà Nội, đề thi THPT Quốc gia được bảo mật nghiêm ngặt

Bài học từ sự cố "lọt" đề thi tuyển sinh vào 10 ra ngoài là bài học kinh nghiệm trong khâu bảo mật trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Giáo dụcNguyễn Khang | 11/06/2018
Điểm thi môn Toán vào 10 TP. HCM: Xuất hiện nhiều bài thi điểm 0, đa số bài thi đạt từ 2 đến 5 điểm

Điểm thi môn Toán vào 10 TP. HCM: Xuất hiện nhiều bài thi điểm 0, đa số bài thi đạt từ 2 đến 5 điểm

Qua công tác chấm thi tuyển sinh vào 10 tại TP.HCM xác nhận nhiều điểm 0 môn toán.

Giáo dụcNguyễn Khang | 11/06/2018
Hy hữu: Cụ ông 71 tuổi dự đại học tới 18 lần và sẽ tiếp tục thi đến khi trái tim không còn đập

Hy hữu: Cụ ông 71 tuổi dự đại học tới 18 lần và sẽ tiếp tục thi đến khi trái tim không còn đập

Một cụ ông đã ngoài thất thập nhưng vẫn quyết vào được đại học sau 17 lần thất bại trước đó.

Giáo dụcNguyễn Khang | 10/06/2018
Tuyển sinh năm 2018: Trường đầu tiên công bố điểm thi đại học

Tuyển sinh năm 2018: Trường đầu tiên công bố điểm thi đại học

Chiều ngày 7/6, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) trở thành trường đầu tiên trên cả nước công bố điểm thi đại học.

Giáo dụcNguyễn Khang | 09/06/2018
Hà Nội: Nhớ nhầm ngày thi, nam sinh "lỡ hẹn" với kỳ thi tuyển sinh vào 10

Hà Nội: Nhớ nhầm ngày thi, nam sinh "lỡ hẹn" với kỳ thi tuyển sinh vào 10

Trường hợp hy hữu này được ghi nhận tại điểm thi trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).

Giáo dụcNguyễn Khang | 08/06/2018
1 thầy giáo làm lọt 2 đề thi, cả hệ thống tê liệt?

1 thầy giáo làm lọt 2 đề thi, cả hệ thống tê liệt?

"Chỉ có một thầy giáo mà cả sáng và chiều đều truyền được đề thi ra ngoài mà không bị ai phát hiện thì phải chăng các khâu tổ chức thi bị tê liệt", câu hỏi của một phụ huynh khiến tôi thực sự nhức nhối.

Giáo dụcT.H | 08/06/2018
Lần đầu tiên có hai trường đại học Việt Nam "công phá" top 1000 đại học thế giới

Lần đầu tiên có hai trường đại học Việt Nam "công phá" top 1000 đại học thế giới

Lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings)

Giáo dụcNguyễn Khang | 07/06/2018
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2018

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2018

Dưới đây là chi tiết đề thi chính thức môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2018 - 2019

Giáo dụcNguyễn Khang | 07/06/2018
Tuyển sinh vào 10 Hà Nội trước giờ G: Thí sinh cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì?

Tuyển sinh vào 10 Hà Nội trước giờ G: Thí sinh cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 tại Hà Nội sẽ diễn ra ngày 7/6, thí sinh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây để hoàn thành tốt nhất bài thi vào 10.

Giáo dụcNguyễn Khang | 06/06/2018