Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Có lẽ khi trải qua rồi thuở học trò rồi, nhiều người vẫn luôn nhớ về những ngày hè rợp trời hoa phượng đỏ, để rồi chứng kiến bao kỉ niệm vui, buồn của thời áo trắng, màu hoa ấy đã trở nên thật đặc biệt trong trái tim của mỗi thế hệ thời học sinh. Cũng từ đó, cái ngày rời cánh cổng THPT và được cầm trên tay tờ giấy báo nhập học chính thức bước vào một cánh cửa mới của cuộc đời, đó là cảm giác rưng rưng, sự vui mừng khôn xiết để những năm sau đó khi nhớ lại lòng vẫn không khỏi bồi hồi...
Mới đây, trên các diễn đàn MXH chia sẻ lại hình ảnh một giấy báo nhập học của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ cách đây 30 năm đang nhận về sự quan tâm đặc biệt với nhiều người xem thế hệ 7x, 8x mà còn cả những thí sinh vừa nhận tin trúng tuyển đại học năm nay.
Theo đó, tờ giấy báo nhập học này có nhiều điểm khác biệt so với giấy báo nhập học bây giờ ở chất liệu giấy. Được biết, ở thời điểm đó giấy báo nhập học được in kim (máy in kim hay còn được gọi là máy in ma trận chấm là loại máy in sử dụng đầu kim để in, khi đó các kim này sẽ được chấm qua mực in sau đó chấm lên trên bề mặt giấy để in thông tin), chứ không phải in laser hay in phun hay in mực như bây giờ.
Trong giấy báo có ghi đầy đủ mọi thông tin mà mỗi sinh viên cần chuẩn bị từ hồ sơ, giấy tờ, ảnh...và điểm khác biệt lớn nhất chính là giá trị đồng tiền, vật chất khác xa với hiện tại:
“Mỗi sinh viên tới trường phải tự túc ăn 2 tháng (mỗi tháng 50 nghìn đồng), 20 nghìn đồng nộp cho ký túc xá nếu ở nội trú và 15 nghìn đồng để nộp cho thư viện, khám sức khỏe, thẻ sinh viên và các thủ tục khác...Anh (chị) nếu không được học bổng, phải nộp chi phí đào tạo mỗi tháng là 25 nghìn đồng. Sau một năm học, nếu đạt kết quả cao sẽ được xét cấp học bổng".
Xem giấy báo nhập học, nhiều anh, chị thế hệ 7x, 8x dường như được sống lại những ký ức về năm tháng những ngày đầu còn là sinh viên. Nhiều người không khỏi xúc động kể lại những ngày mới nhập học rời xa quê hương, xa nhà để bắt đầu cho hàng trình mới. Bên cạnh đó, số đông người xem không khỏi ngạc nhiên cũng như nể phục khả năng lưu trữ tư liệu, tài liệu cũ của chủ nhân khi sau hơn 30 năm mà tờ giấy báo nhập học trông vẫn như mới:
- Ôi xem lại mà như kí ức ùa về những ngày đầu tiên làm tân sinh viên đầy bỡ ngỡ.
- Sao lại vẫn giữ được những tớ giấy giá trị như này chứ, hơn 30 năm trôi qua mà cảm giác như mới hôm qua.
- Cháu làm tân sinh viên nhưng khi xem tờ giấy báo này cũng không khỏi bồi hồi cô chú anh chị ạ.
- Sau hơn 30 năm mà giấy nhập học vẫn như mới luôn, nể quá!
- Ngày xưa nhận được tờ giấy báo này là đỉnh lắm nha.
Được biết, chủ nhân của giấy báo nhập học có “tuổi đời” 31 năm này là chị Phạm Thanh Huyền (sống tại Hà Nội), hiện là giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Chị Huyền cho biết, bản thân chị còn lưu giữ giấy báo trúng tuyển đại học này đơn giản chỉ là thói quen cá nhân. Hiện nay, chị vẫn lưu cả hồ sơ sinh viên và áo tốt nghiệp đại học.
“Khóa 36 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội của chúng tôi những ai lọt top 20 tốt nghiệp sẽ được tặng áo tốt nghiệp xuất sắc. Hồi đó, chỉ có 20 bạn được mặc áo, đội mũ chứ không phải như bây giờ mọi sinh viên đều mặc. Sau đó, chúng tôi cũng được tặng luôn áo, mũ và lưu giữ đến tận ngày hôm nay” - chị Huyền kể.
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.
Chỉ vài đường "quét nhà" cơ bản, cô gái bỗng trở thành dâu nhà giàu.
Cư dân mạngT.H | 28/11/2023Để có được body hết nước chấm là cả một quá trình tập luyện.
Cư dân mạngT.H | 28/11/2023Bên cạnh những khoảnh khắc bụi bặm ven đường, cô nàng khiến nhiều người "hoa mắt" mỗi khi xả vai.
Cư dân mạngT.H | 28/11/2023Sở hữu nhan sắc vạn người mê, Văn Doanh Nhi gây ấn tượng mỗi khi xuất hiện trên sóng.
Cư dân mạngT.H | 28/11/2023Không chỉ sở hữu gương mặt xinh đẹp, chủ quán cafe còn gây ấn tượng bởi body không thua kém người mẫu.
Cư dân mạngT.H | 28/11/2023Sơn Tùng gửi lời tri ân đến fan hâm mộ và cảm ơn những tình cảm của fan suốt thời gian qua.
Cư dân mạngT.H | 26/11/2023Đồn biên phòng Xuân Trường (huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) phát hiện 2 con lạc đà đi lạc tại khu vực biên giới.
Cư dân mạngT.H | 26/11/2023Những công đoạn cuối cùng hiện đang được cặp đôi hoàn tất.
Cư dân mạngT.H | 26/11/2023Cô gái Đồng Tháp nổi tiếng khi cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam nay tham gia diễn xuất trong một bộ phim điện ảnh của Trung Quốc khiến nhiều người bất ngờ.
Cư dân mạngT.H | 25/11/2023Đi học về, cậu con trai lớp 9 đưa cho anh bức thư, nói "cô giáo gửi cho ba mẹ". Ông bố không khỏi bất ngờ khi mở bì thư ra...
Cư dân mạngT.H | 25/11/2023