Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.
Theo Dự thảo quy chế tuyển sinh 2022, điểm cộng ưu tiên khu vực vẫn được giữ nguyên - thí sinh khu vực 1 được cộng 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn 0,5; khu vực 2 là 0,25 - nhưng chỉ áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay. Quy định này khiến nhiều thí sinh tự do (tốt nghiệp THPT những năm trước) hụt hẫng, cho rằng bất công.
Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, bộ Giáo dục nên bỏ việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh. Bởi khoảng cách về điều kiện học tập của các địa phương đang dần thu hẹp. Việc cộng điểm cho các em không còn nhiều ý nghĩa, thậm chí còn gây ra bất công. Nhiều em vì được cộng điểm vùng cao hơn nên cơ hội vào các trường đại học cao hơn. Có em chỉ vì thua điểm cộng ưu tiên mà bị đánh trượt. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể hỗ trợ thí sinh ở khu vực khó khăn bằng nhiều chính sách khác.
Trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh về điểm ưu tiên khu vực. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75 . Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ ở các thành phố lớn, có những học sinh đạt tới 28-29 điểm ba môn xét tuyển nhưng vẫn bị trượt nguyện vọng cao nhất do kém bạn khác về điểm ưu tiên.
Mức độ điểm ưu tiên đã giảm nhưng việc xác định nhóm ưu tiên còn chưa hợp lý. Hiện có nhiều địa phương điều kiện dạy và học tương đương với các thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn được xếp vào khu vực 2.
"Chưa cần bỏ ngay quy định cộng điểm ưu tiên khu vực nhưng cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng. Theo đó, khu vực được xếp loại ưu tiên cần được rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cập nhật thường xuyên để sát thực tế hơn" - Một vị Trưởng phòng Đào tạo của một trường đại học ở Hà Nội đánh giá.
Cô Bùi Lan Anh, giáo viên Tiếng Anh ở một trường thuộc khu vực 1 tại Phú Thọ khẳng định, việc chênh lệch về điều kiện học tập của các thí sinh vẫn còn tồn tại. Ví dụ như ở trường cô, điều kiện học tập môn Tiếng ANh rất thiếu thốn. Những gia đình đủ điều kiện và những học sinh muốn học thêm cũng khó tìm được cơ sở giáo dục bởi cả huyện chỉ có 1-2 trung tâm nhỏ.
Hay ở TP.HCM, có năm huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi) được xếp vào khu vực 2. Điều kiện học tập ở đây thua xa trung tâm thành phố. Chưa kể, do khó khăn kinh tế, nhiều học sinh lớp 12 thường bỏ dở việc học, theo ba mẹ đi biển hoặc làm nông.
Theo ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, ngoài điều kiện học tập, việc chênh lệch trình độ trong đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề đáng bàn. Giáo viên giỏi thường có xu hướng dịch chuyển về trung tâm hoặc các trường có tiếng.
Vì vậy chỉ nên giảm dần mức điểm cộng giữa các khu vực và thay đổi cách xác định khu vực được cộng điểm. Thay vì tính nơi đăng ký hộ khẩu để cộng điểm ưu tiên thì đổi sang tính trường THPT học sinh theo học.
"Điểm cộng khu vực chưa thể bỏ trong lúc này nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể điều chỉnh hai yếu tố: giảm điểm cộng hơn nữa và quy định lại các khu vực ưu tiên", ông Trí nói.
>> Tâm thư mẹ gửi con thi trượt: "Con không cần xin lỗi bởi mẹ cũng từng thi trượt!"
Dưới đây là cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Không may bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng với tinh thần hiếu học, hơn 12 năm qua em Nguyễn Thị Linh không ngừng cố gắng.
Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.
Ông Tạ Thanh Vũ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian đầu nam sinh này rất tập trung làm bài nhưng sau đó em gục mặt xuống, nên giám thị cứ nghĩ em học xong rồi.
Nhiều người cho rằng giám thị coi thi quá vô cảm, không đánh thức thí sinh dậy để làm bài.
Ngày 28/7, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 20 điểm thì ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn cao hơn 1 bậc, tầm 10-23,5 điểm.
"Nhận đề, em như chìm đắm trong cảm xúc, viết liên tục trong 115 phút và chỉ dư 5 phút để dò lại bài. Em viết được 11 trang giấy thi", Bích Trâm kể.
Khoe điểm cao chót vót, thủ khoa trường chuyên lớp chọn xưa rồi, trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém đã lên ngôi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.
Nguyễn Thị Khánh Linh đạt 9,35 điểm khối A1 (Toán 10; Tiếng Anh 9,6; Vật lý 9,75). Với kết quả này, Linh là thủ khoa của tỉnh Hà Tĩnh xét theo tổ hợp các khối xét tuyển đại học.
"Cô tiên từ thiện" bị "bớ" cùng Chi Dân và An Tây trong vụ án đang gây chấn động dư luận mới đây chính Nguyễn Đỗ Trúc Phương, một hot girl nhà giàu chăm làm từ thiện.
Cư dân mạngThuận Thiên | 14/11/2024Trong chưa đầy 24h qua, ngay sau khi Hoa hậu Thanh Thủy ẵm vương miện Miss International 2024, Quế Anh và Kỳ Duyên lại là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất cùng với tân Hoa hậu Quốc tế.
Cư dân mạngThuận Thiên | 13/11/2024Nhiều ý khiến khuyên bà mẹ này nên chọn trang phục phù hợp hơn.
Cư dân mạngTessie | 23/10/2024Màn flex của 4 chị em sinh tư mừng ngày sinh nhật 23 tuổi đã thu hút 50 nghìn lượt tương tác chỉ sau 24h đăng tải trên diễn đàn MXH chuyên flex - khoe những điều tích cực.
Cư dân mạngThuận Thiên | 17/10/2024Tham gia Đường lên đỉnh Olympia là ước mơ từ thuở ấu thơ của Võ Quang Phú Đức.
Cư dân mạngTessie | 13/10/2024Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 sẽ có 4 MC đảm nhận vị trí dẫn chương trình điểm cầu trực tiếp.
Cư dân mạngTessie | 12/10/2024Bán vé số ế nên phải ôm cuối ngày, người đàn ông ở huyện Hóc Môn may mắn trúng 11 tờ đặc biệt gây xôn xao cộng đồng mạng.
Cư dân mạngHào Hiệp | 09/10/2024Ngày 23/9, bà Nguyễn Thuỳ Linh, Giám đốc sản xuất của chương trình Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 lý giải phát ngôn “vui mừng khi đón một cơn bão rất lớn” của CEO Phạm Duy Khánh là một sự … nhầm lẫn.
Cư dân mạngTessie | 25/09/2024Mark Zuckerberg tặng vợ bức tượng khổng lồ để tôn vinh cuộc hôn nhân 12 năm của họ theo cách khá ấn tượng. Những hình ảnh về bức tượng lập tức nhận được nhiều ý kiến trên MXH toàn cầu.
Cư dân mạngThuận Thiên | 24/09/2024Đây là câu chuyện có thật của mẹ chồng Mailisa (tên thật là Phan Thị Mai, sinh năm 1975) và con dâu Mỹ Duyên. Được biết Mỹ Duyên là con dâu cả của doanh nhân Mailisa.
Cư dân mạngTessie | 24/09/2024