TIN SỰ KIỆN

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Tessie

Tessie 25/07/2024

Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!

Kỳ thi lớp 10 công lập ở Hà Nội được đánh giá là căng thẳng hơn cả đại học bởi mức độ cạnh tranh vô cùng cao. Tiêu biểu như trong kỳ thi lớp 10 năm nay, theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, số học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 khoảng 135.000 em. Trong khi đó, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công là khoảng 60%. Còn lại các em phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng.

Nhiều phụ huynh Hà Nội cho biết, trước kỳ thi lớp 10, gia đình lúc nào cũng căng thẳng, học sinh ở trong tình trạng "lên dây cót", phụ huynh không dám nặng lời, sợ ảnh hưởng đến tâm lý của con. Đến khi thi xong thì lại thấp thỏm chờ điểm. Những gia đình mà con thiếu ít điểm thì lại hồi hộp chờ hạ điểm chuẩn.

Mới đây, một nam thanh niên có bài đăng trên mạng xã hội về vấn đề áp lực thi trường công gây chú ý. Người này cho biết, cháu mình học cấp 3 trường dân lập nhưng thi tốt nghiệp THPT được 28 điểm, đỗ NV1 vào ĐH Kinh tế Quốc dân.

"Cháu nhà em học cấp 3 dân lập mà nay xem điểm cháu được 28 điểm, đỗ NV1 vào ĐH Kinh tế Quốc dân, nên em nghĩ các bác cũng không cần phải suy nghĩ nhiều hay áp lực về việc học cấp 3 công lập hay dân lập đâu. Con học tốt thì vào công lập hay chuyên là tốt nhất, còn không thì vào dân lập học cũng được, không cần thiết phải vào công lập đâu, quan trọng là các bạn tự giác học thôi", nam thanh niên chia sẻ.

Nam thanh niên khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực thi lớp 10 trường công: Lập tức bị phản bác bằng 1 câu không cãi được!- Ảnh 1.

Bài đăng về chuyện thi trường công lập gây chú ý của nam thanh niên

"Chúng tôi phấn đấu cho con vào công lập còn vì yếu tố tài chính!"

Bên dưới bài đăng của nam thanh niên này, ngoài những lời chúc mừng cháu của anh đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì hầu hết là những lời phản bác của các bậc phụ huynh về lý do vì sao họ muốn cho con vào trường công lập.

"Chúng tôi phấn đấu cho con vào công lập còn vì yếu tố tài chính", một phụ huynh thẳng thắn nói. Theo đó, lý do nhiều gia đình cố gắng cho con vào công lập bằng được còn vì vấn đề chi phí. Thực tế, Hà Nội hiện có rất nhiều trường tư có chất lượng đào tạo tốt, điểm chuẩn lớp 10 lấy ngang những trường top đầu. Chẳng hạn trường Marie Curie (cơ sở Mỹ Đình) lấy 42 điểm, trường Lương Thế Vinh lấy 25 điểm (Toán + Văn + Tiếng Anh), Ngôi Sao Hà Nội (Hoàng Mai) lấy 40,5 điểm, Archimedes lấy 40 điểm,...

Tuy nhiên, nhưng trường dân lập chất lượng tốt thì mức học phí cơ bản đều từ 3 triệu đồng/tháng trở lên, đó là còn chưa kể đến những khoản chi khác như phí hỗ trợ cơ sở vật chất, đồng phục, tiền ăn, câu lạc bộ, tài liệu học tập, tiền tham quan, dã ngoại,... Tất tật các khoản cộng vào thì phụ huynh một tháng phải chi trả từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng trở lên. Chưa kể, nhiều gia đình còn cho con đi học thêm thì khoản chi phí hàng tháng sẽ đội lên nhiều hơn.

"Học công lập thì bố mẹ sẽ đỡ áp lực kinh tế hơn nhiều. Đâu phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cho con học trường tư đâu. Còn nếu nhiều tiền thì cũng cho con học trường dân lập chất lượng cao cho nhàn bạn ạ", một phụ huynh để lại bình luận.

Một phụ huynh khác cũng nói thêm: "Không phải bố mẹ "ganh đua, "sính" công lập" đâu, mà là điều kiện gia đình bắt buộc bố mẹ phải hướng con đến công lập!". Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng tình của các bậc phụ huynh.

Từ khóa

TIN LIÊN QUAN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.

Học đườngTessie | 27/06/2024
Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020