TIN SỰ KIỆN

Đề xuất quy định lại giờ làm việc để nam nữ có thời gian đi tìm "bạn đời"

Tessie

Tessie 07/08/2024

Để dân số phát triển bền vững, chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ mỗi ngày) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình

Góp ý để hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội khóa XV; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM - đưa ra 11 giải pháp để phát triển dân số, đất nước bền vững, gia đình và người dân hạnh phúc.

Đề xuất quy định giờ làm việc, lương đủ sống để thúc đẩy dân số- Ảnh 1.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân góp ý, hoàn thiện chính sách trong dự thảo Luật Dân số

Theo đó, GS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất để mỗi gia đình có thể sinh được 2 con, thì thu nhập của 1 gia đình 2 người đi làm phải nuôi được 4 người (2 người lớn, 2 trẻ con). Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động (công đoàn) cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình có 2 người đi làm có đủ thu nhập để nuôi dạy, cho học hành đàng hoàng 2 người con. 

Ông cho rằng cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người.

Thứ 2, thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.

Thứ 3, cần có thị trường nhà ở có tính cạnh tranh, sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được, để việc không có nhà không trở thành 1 điều kiện không thể vượt qua khi kết hôn.

Thứ 4, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con.

Thứ 5, cần thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi) để cha mẹ có điều kiện làm việc và phát triển ngay cả khi sau sinh và con còn nhỏ. Phát triển hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập để phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập nghề.

Thứ 6, chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng trong việc làm việc nhà, nuôi dạy con, thực hiện bình đẳng giới thực sự.

Thứ 7, xây dựng môi trường xã hội thân thiện với trẻ em, người mẹ và gia đình, thể hiện sự trân trọng của xã hội với những người làm tròn trách nhiệm công dân để đất nước phát triển bền vững về lao động và dân số.

Thứ 8, cần dạy về làm vợ, làm chồng hạnh phúc, làm cha mẹ hạnh phúc và xây dựng gia đình hạnh phúc từ bậc học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Cần dạy môn Hạnh phúc học của người Việt Nam ở các bậc học.

Đề xuất quy định giờ làm việc, lương đủ sống để thúc đẩy dân số- Ảnh 2.

Thanh niên Việt kết hôn lần đầu ngày càng muộn

Thứ 9, cần phát huy truyền thống văn hóa của người Việt Nam, sáng kiến cộng đồng địa phương để kết hôn và sinh con đem lại hạnh phúc không thể thay thế cho đời người, là niềm tự hào khi làm tròn trách nhiệm công dân.

Thứ 10, Nhà nước có chương trình hỗ trợ thiết thực các cặp vợ chồng vô sinh sinh con.

Thứ 11, các gia đình tự quyết định số con và thời điểm sinh con. Phát triển hệ thống tư vấn chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ sinh sản.

Theo GS Nguyễn Thiện Nhân, công tác dân số hiện nay còn nhiều khó khăn, thách thức như một số vấn đề thực tiễn nảy sinh, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước. Mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1,96, thấp nhất trong lịch sử và được dự báo tiếp tục giảm.

Nguyên nhân của mức sinh giảm là do xu hướng kết hôn muộn, nhiều người lựa chọn cuộc sống độc thân, không kết hôn. Tại TP HCM, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 30,4, mức kỷ lục tại Việt Nam, góp phần tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số.

"Nếu không có sự thay đổi đột phá về chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân số thì tổng tỉ suất sinh của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và duy trì lâu dài"- GS Nguyễn Thiện Nhân nói.

Hiện dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến. Tại dự thảo này, Bộ Y tế đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con và trao quyền quyết định số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh con cho vợ chồng.

Theo NLĐ

Từ khóa

TIN LIÊN QUAN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

GĐ LIên đoàn Xiếc Việt Nam lên tiếng về việc ủng hộ 10.000 đồng cho MTTQ, đề nghi CQCN vào cuộc xác minh kẻ "mạo danh"

GĐ LIên đoàn Xiếc Việt Nam lên tiếng về việc ủng hộ 10.000 đồng cho MTTQ, đề nghi CQCN vào cuộc xác minh kẻ "mạo danh"

Hình ảnh sao kê có ghi tập thể nghệ sĩ Rạp Xiếc Trung Ương (Liên đoàn Xiếc Việt Nam) ủng hộ đồng bào bão lũ 10.000 đồng đang gây xôn xao trên mạng xã hội.

Sự kiệnHào Hiệp | 13/09/2024
Cô giáo mầm non khóc nghẹn xếp lại đồ dùng của 10 em Làng Nủ không bao giờ quay trở lại lớp học nữa

Cô giáo mầm non khóc nghẹn xếp lại đồ dùng của 10 em Làng Nủ không bao giờ quay trở lại lớp học nữa

Cầm trên tay chiếc khăn mặt, chiếc dép ở lớp của Quân - một trong 18 cháu bé không qua khỏi, mất tích sau trận lũ quét ở thôn Làng Nủ, cô giáo mầm non Hoàng Thị Nự khóc nức nở.

Sự kiệnTessie | 12/09/2024
HÀ NỘI VÀ VEN BIỂN TIẾP TỤC ĐÓN MÂY ĐỐI LƯU LỚN TỪ BIỂN VÀO, KHẢ NĂNG MƯA LỚN CỤC BỘ

HÀ NỘI VÀ VEN BIỂN TIẾP TỤC ĐÓN MÂY ĐỐI LƯU LỚN TỪ BIỂN VÀO, KHẢ NĂNG MƯA LỚN CỤC BỘ

Theo dự báo thời tiết, mưa lớn vẫn còn xảy ra ở khu vực Bắc Bộ. Nhiều sông lũ tiếp tục ở mức khẩn cấp, gây ngập lụt diện rộng, sạt lở đất ở miền núi. Đến cuối tuần thời tiết có sự thay đổi.

Sự kiệnHào Hiệp | 11/09/2024
Lũ trên các sông đang lên liên tục, mực nước sông Hồng sẽ đạt đỉnh vào trưa 11/9

Lũ trên các sông đang lên liên tục, mực nước sông Hồng sẽ đạt đỉnh vào trưa 11/9

Lũ trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình, sông Hồng đang lên. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay (11/9).

Sự kiệnTessie | 11/09/2024
Giáo sư đại học ủng hộ sổ tiết kiệm 1 tỷ cho đồng bào bão lũ: "Tôi vẫn còn tiền hưu trí nên không lo"

Giáo sư đại học ủng hộ sổ tiết kiệm 1 tỷ cho đồng bào bão lũ: "Tôi vẫn còn tiền hưu trí nên không lo"

Vị GS.TS đã dành toàn bộ tiền tiết kiệm từ lương hưu, tiền đi dạy, viết sách để ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt.

Sự kiệnHào Hiệp | 11/09/2024
Chuyên gia lý giải vì sao bão Yagi chỉ có "hiệp 1" khi quét qua Hà Nội

Chuyên gia lý giải vì sao bão Yagi chỉ có "hiệp 1" khi quét qua Hà Nội

Trong 12 tiếng tàn phá miền Bắc, bão Yagi vẫn giữ được cấp gió mạnh khi đi qua Quảng Ninh - Hải Phòng, nó bắt đầu suy yếu nhanh khi đi qua Hải Dương và Hà Nội.

Sự kiệnHào Hiệp | 09/09/2024
Khoảng lặng gió khi đang ở tâm bão ng;uy hi;ểm cỡ nào, tại sao người dân tuyệt đối không nên ra ngoài lúc này

Khoảng lặng gió khi đang ở tâm bão ng;uy hi;ểm cỡ nào, tại sao người dân tuyệt đối không nên ra ngoài lúc này

Khoảng lặng khi vào tâm bão là “điểm ch*t” đáng sợ mà chúng ta không được chủ quan hay tranh thủ.

Sự kiệnHào Hiệp | 07/09/2024
Cập nhật về diễn biến bão số 3 Yagi, bao giờ Hà Nội mới an toàn

Cập nhật về diễn biến bão số 3 Yagi, bao giờ Hà Nội mới an toàn

21h tối 7/9, Hà Nội nằm trong vùng tâm bão Yagi với dấu hiệu trời giảm gió bất ngờ.

Sự kiệnHào Hiệp | 07/09/2024
Bão số 3 Yagi lệch hướng Nam, đi thẳng vào Hà Nội tối và đêm nay

Bão số 3 Yagi lệch hướng Nam, đi thẳng vào Hà Nội tối và đêm nay

Cập nhật đến 10 giờ 30 ngày 7-9 từ các cơ quan khí tượng quốc tế, tâm bão số 3 (Yagi) đang có dấu hiệu lệch Nam, có thể lướt qua khu vực đảo Cát Bà vào Hải Phòng và ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội.

Sự kiệnHào Hiệp | 07/09/2024
Tin tốt: Bão Yagi giảm 1 cấp trước khi đổ bộ vào Việt Nam, không còn là “siêu bão”

Tin tốt: Bão Yagi giảm 1 cấp trước khi đổ bộ vào Việt Nam, không còn là “siêu bão”

Tối nay 6/9, bão Yagi giảm từ cấp 16 xuống cấp 15, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão hiện giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 340km.

Sự kiệnTessie | 06/09/2024