TIN SỰ KIỆN

Nhật ký kỳ thi THPT Quốc gia: 14 ngày không thấy "ánh dương", chia ca tắm giặt như ở trọ của cán bộ in sao đề thi

Sáng 14/6, vài chục cán bộ thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội bước vào đợt cách ly 14 ngày để in sao đề thi THPT quốc gia năm 2018.

Chia sẻ về lần tham gia in sao đề năm 2017, chị N. (39 tuổi) cho biết, trước ngày "bị nhốt" chị phải lên thời khóa biểu chi tiết công việc cho từng thành viên trong gia đình: giờ nào bố đưa con đi hoạt động hè, ông bà sẽ đón cháu lúc nào, ở đâu... Không sống cùng ông bà nội - ngoại, lại là người chăm lo mọi sinh hoạt gia đình, những lúc công tác vắng nhà, chị lại bồn chồn lo lắng. Nhắc lại 3 mùa làm đề trước, lần nào cậu con trai duy nhất, năm nay đã 13 tuổi, cũng sụt sùi ôm chầm lấy mẹ, òa khóc, chị bỗng giọng nghẹn ngào. 

Đề thi THPT Quốc Gia được đánh giá là "bí mật" quốc gia vì vậy việc bảo mật được đặc biệt chú trọng

Đã vào là "khỏi" ra

Mùa in sao đề những năm trước, chị N. cùng các đồng nghiệp vẫn được đưa vào căn phòng bị khóa, chìa do một cán bộ công an Hà Nội (PA83) giữ. Người này cùng một thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội túc trực 24/24 tại cánh cửa ra vào duy nhất bị khóa đó. Trước khi bước vào căn phòng, cán bộ in sao đề phải để lại điện thoại di động và mọi thiết bị điện tử khác như máy tính xách tay, iPad...

"Phòng in sao kéo rèm kín mít, điện bật cả ngày. Các khe cửa dù chỉ nhỏ vừa đủ để đưa một tờ giấy mỏng qua, cũng được công an dán niêm phong kín và kiểm tra cẩn thận mỗi sáng. 14 ngày ở đây, cán bộ in sao đề thi không thể nhìn thấy mặt trời, bên ngoài nắng hay mưa họ cũng không biết", Hiệu phó trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp nói. 

Trong Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật của ngành Giáo dục và Đào tạo, mọi vấn đề về đề thi THPT quốc gia, địa điểm in sao... đều được liệt kê. Công tác bảo mật, an ninh khu vực làm đề (gồm cả ra đề và in sao đề), do đó được đặc biệt chú trọng. Nơi in sao được cách ly 3 vòng độc lập, các giao dịch như tiếp tế vật tư, thuốc men... chỉ có một chiều vào, không có chiều ra và luôn luôn dưới sự kiểm tra của công an thành phố Hà Nội. 

Nếu bên trong phòng in sao xảy ra sự cố, Trưởng ban chỉ đạo là người duy nhất được bấm chuông và thông tin bằng miệng cho PA83. Cán bộ công an này sẽ thông báo sự việc cho ban chỉ đạo thi, thông qua chiếc điện thoại cố định duy nhất, có loa, ghi âm đặt trước cửa phòng in sao. 

Giờ ăn, các nhân viên hậu cần ở khu vực cách ly vòng ngoài (vòng 3), dưới sự kiểm soát của công an, sẽ chuyển đồ ăn vào. Bát đũa là thứ duy nhất được chuyển ra sau đó. Mọi rác thải đều phải giữ lại, đựng trong một túi to, để kết thúc kỳ thi mới chuyển ra bên ngoài. 

"Chúng tôi ăn ngủ, làm việc tại chỗ. Ban ngày vài chục con người đứng - ngồi in sao, ghép đề, dập ghim... Giờ ăn trưa, tối, những chiếc bàn được ghép lại để cứ 6 người ngồi ăn chung ở một mâm như ăn cỗ. Buổi đêm, các thầy trải chiếu xuống đất ngủ tập trung ở một góc phòng, cánh nữ ngủ một góc được quây kín", một cán bộ kể.

>> Từ sự cố “lọt” đề của Hà Nội, đề thi THPT Quốc gia được bảo mật nghiêm ngặt

Chia ca tắm giặt như ở trọ

Phòng in sao đề thi THPT quốc gia có khu tắm, vệ sinh khép kín. Mấy chục con người ở chung nên phải "chia ca" tắm, giặt. Hai giá nhôm không đủ chỗ treo quần áo, cán bộ phòng in sao phải tận dụng tối đa các khoảng trống để "chế" dây phơi, bật quạt hong đồ cả ngày. Sống nửa tháng trong điều kiện như thế, các thầy cô luôn lựa chọn trang phục gọn, nhẹ để vừa tiện thay giặt, vừa thoải mái làm việc.

"Mỗi ngày, cứ 7h30 chúng tôi bắt đầu in sao đề đến 12h thì nghỉ ăn trưa. Từ 13h cả phòng làm việc tiếp trong 6-7 tiếng rồi nghỉ ăn tối. Việc in sao sau đó tiếp diễn đến 22h, có hôm 24h mọi người mới nghỉ ngơi. Làm luôn chân, luôn tay như vậy suốt chục ngày nên được đặt lưng xuống, dù trên nền gạch, ai cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ", chị N. chia sẻ.

Việc in sao thông thường sẽ hoàn thành trước 1-2 ngày thí sinh làm thủ tục dự thi. Tuy nhiên, phải hết 2/3 thời gian diễn ra bài thi cuối cùng, cán bộ in sao mới được "thả". Họ do đó có 4-5 ngày "không phải làm việc gì". Để giải trí, các thầy cô khi ấy thường tụ tập bên nhau, lúc hát hò, khi tâm sự. Cuộc sống tập thể khiến những người ngày thường xa cách trở nên gần gũi, thấu hiểu, thân với nhau hơn. 

Mùa in sao đề thi năm 2017, lần đầu tiên cán bộ được mang vào dụng cụ thể thao như vợt cầu lông, lưới đánh bóng... để chơi sau khi đề đã vận chuyển hết tới các điểm thi. Một số nữ cán bộ cầm theo sách, truyện, đồ đan lát, thêu thùa... để giải khuây lúc nhàn nhã. 

Ngày thí sinh chính thức làm bài thi, những cán bộ tổ in sao đề cũng hồi hộp không kém phụ huynh, sĩ tử. Với chiếc tivi cắm ăng ten duy nhất đặt trong phòng cách ly, họ theo dõi không sót tin tức nào về kỳ thi THPT quốc gia bởi lo lắng lỡ đâu trong số vài trăm đề có tờ nào bị in lỗi...

Trong những ngày đã kết thúc việc in sao đề nhưng vẫn bị "nhốt", nỗi nhớ nhà, thèm được hít khí trời, thấy ánh sáng tự nhiên... dâng cao trong lòng mỗi cán bộ in sao đề thi. "Khi cánh cửa phòng kín mở ra, tôi hít thật sâu không khí bên ngoài. Dù trời trưa tháng 6 của Hà Nội rất nóng bức, nhưng được ra ngoài sau 14 ngày trong phòng kín cảm giác của tôi rất khó tả. Tôi chỉ muốn di chuyển thật nhanh về nhà với con trai", chị N. xúc động. 

Việc in sao đề thi THPT quốc gia tuy vất vả, bị cách ly dài ngày, nhưng với chị N. và nhiều cán bộ khác, đây là trải nghiệm thú vị, vinh dự và tự hào bởi được góp công sức vào công việc quan trọng của quốc gia.

>> ​Tuyển sinh năm 2018: Trường đầu tiên công bố điểm thi đại học


TIN LIÊN QUAN

Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất

Dưới đây là cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất.

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Không may bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng với tinh thần hiếu học, hơn 12 năm qua em Nguyễn Thị Linh không ngừng cố gắng.

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Ông Tạ Thanh Vũ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian đầu nam sinh này rất tập trung làm bài nhưng sau đó em gục mặt xuống, nên giám thị cứ nghĩ em học xong rồi.

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Nhiều người cho rằng giám thị coi thi quá vô cảm, không đánh thức thí sinh dậy để làm bài.

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Ngày 28/7, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 20 điểm thì ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn cao hơn 1 bậc, tầm 10-23,5 điểm.

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

"Nhận đề, em như chìm đắm trong cảm xúc, viết liên tục trong 115 phút và chỉ dư 5 phút để dò lại bài. Em viết được 11 trang giấy thi", Bích Trâm kể.

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Khoe điểm cao chót vót, thủ khoa trường chuyên lớp chọn xưa rồi, trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém đã lên ngôi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nguyễn Thị Khánh Linh đạt 9,35 điểm khối A1 (Toán 10; Tiếng Anh 9,6; Vật lý 9,75). Với kết quả này, Linh là thủ khoa của tỉnh Hà Tĩnh xét theo tổ hợp các khối xét tuyển đại học.

"Trớ trêu" chuyện khoanh bừa: Được 28 điểm nhưng vẫn trượt tốt nghiệp vì môn Tiếng Anh điểm liệt

"Trớ trêu" chuyện khoanh bừa: Được 28 điểm nhưng vẫn trượt tốt nghiệp vì môn Tiếng Anh điểm liệt

Câu chuyện của bạn thí sinh này khiến nhiều người tiếc thay. Bên cạnh đó, dân mạng cũng cho rằng, Tiếng Anh là 1 môn rất quan trọng, các bạn cần đầu tư học hơn.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bố mẹ Giám đốc nghỉ việc cả nhà 4 người đưa con đi thi, bất chấp bị nói "bao bọc không để con lớn"

Bố mẹ Giám đốc nghỉ việc cả nhà 4 người đưa con đi thi, bất chấp bị nói "bao bọc không để con lớn"

Mặc dù bị nói không để con lớn, nhưng nhiều gia đình trong đó có cả gia đình Giám đốc vẫn nhất quyết đưa con đi.

Tuyển sinhChang | 29/06/2023
Thi tốt nghiệp THPT môn Toán: Đề không khó, điểm 6-7 sẽ chiếm đa số

Thi tốt nghiệp THPT môn Toán: Đề không khó, điểm 6-7 sẽ chiếm đa số

Thầy Đoàn Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ Toán - tin trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cho rằng đề khá hay và không gây khó đối với học sinh vì đề được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần theo nhóm câu hỏi

Tuyển sinhT.H | 28/06/2023
Bộ GD-ĐT: "Đã xác định được một số địa chỉ facebook lan truyền đề thi Ngữ Văn"

Bộ GD-ĐT: "Đã xác định được một số địa chỉ facebook lan truyền đề thi Ngữ Văn"

Nhiều tài khoản Facebook phải "rén" khi nghe thông tin điều tra vụ lộ đề.

Tuyển sinhChang | 28/06/2023
Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Tuyển sinhKhali | 04/09/2020
Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?

Tuyển sinhLê Mỹ Linh | 01/09/2020
Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.

Tuyển sinhKhali | 31/08/2020
ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.

Tuyển sinhThuận Thiên | 31/08/2020
Phổ điểm tốt nghiệp THPT 2020: Tiếng Anh và Lịch sử nhiều điểm dưới trung bình nhất

Phổ điểm tốt nghiệp THPT 2020: Tiếng Anh và Lịch sử nhiều điểm dưới trung bình nhất

Hơn 470.000 thí sinh thi môn Tiếng Anh và hơn 260.000 thí sinh thi môn Lịch sử bị điểm dưới 5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, theo phổ điểm Bộ GD&ĐT vừa công bố.

Tuyển sinhThuận Thiên | 27/08/2020
"Cái kết đắng" cho 3 thí sinh Quảng Ninh khoanh đáp án vào đề thi khi Bộ GD&ĐT yêu cầu làm đúng quy chế

"Cái kết đắng" cho 3 thí sinh Quảng Ninh khoanh đáp án vào đề thi khi Bộ GD&ĐT yêu cầu làm đúng quy chế

Liên quan 3 thí sinh ở Quảng Ninh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương làm đúng quy chế.

Tuyển sinhKhali | 22/08/2020
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: 4 thí sinh khoanh đáp án vào đề thi thay vì phiếu trả lời trắc nghiệm bị xử lý ra sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: 4 thí sinh khoanh đáp án vào đề thi thay vì phiếu trả lời trắc nghiệm bị xử lý ra sao?

4 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.

Tuyển sinhThuận Thiên | 18/08/2020