Hai vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang và Sơn La rồi sẽ bị cơ quan tố tụng xử nghiêm. Nhưng hình ảnh ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, mang 16 đĩa CD chứa dữ liệu bài thi ra nghĩa trang tiêu hủy khó có thể xóa nhòa trong lòng những nhà giáo chân chính và người dân cả nước!
Còn nhớ năm 2012, một ngày sau khi Bộ GD&ĐT kết luận kỳ thi THPT “cơ bản nghiêm túc” thì một clip tiêu cực được phát tán.
Thầy Nguyễn Danh Ngọc (giáo viên thể dục, Trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang) đã tung ra một clip dài gần 10 phút quay cảnh nhốn nháo trong phòng thi tại hội đồng này.
Ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, cùng 4 thuốc cấp trong đường dây gian lận điểm thi tại Sơn La vừa bị khởi tố. Ảnh: TP
Trong clip, giáo viên Trường THPT Đồi Ngô vào phòng ném bài và thu phao môn toán, ngoại ngữ. Thậm chí trong phòng có hai giám thị nhưng các thí sinh vẫn hồn nhiên trao đổi một cách thoải mái.
Đáp án còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi.
Sự việc lập tức gây chú ý của dư luận, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng xử lý. Sau hơn hai tháng thanh tra, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên liên quan vụ việc này.
Khi đó GS Ngô Bảo Châu nhận định đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong… lịch sử loài người. Đây là chuyện rất đáng buồn và là tiếng chuông cảnh tỉnh sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ trong hệ thống giáo dục.
Sau những tiêu cực tai tiếng đấy, ngành giáo dục đã liên tiếp tìm tòi đổi mới phương thức thi cử. Từ “2 chung” đến “3 chung” và đến năm 2015 là một hình thức thi mới: Kỳ thi “2 trong 1” - xét tốt nghiệp THPT và (làm cơ sở để) tuyển sinh đại học-cao đẳng.
Những tưởng thay đổi lần này sẽ tiệm cận đến sự hoàn hảo, “nhẹ nhàng, ít tốn kém” như sự chờ đợi, mong mỏi của nhân dân cả nước. Nhưng không, tất cả như bị dội gáo nước lạnh!
Vài ngày sau kỳ thi THPT quốc gia 2018 kết thúc, vị lãnh đạo đầu ngành GD&ĐT tuyên bố kỳ thi được tổ chức nghiêm túc và an toàn. Tuyên bố dõng dạc ấy phát ra vào đầu tuần thì cuối tuần dư luận đã “gọi tên” Hà Giang, Lạng Sơn và cuối cùng là Sơn La.
Sau 15 ngày ráo riết làm việc cả đêm lẫn ngày của tổ công tác Bộ GD&ĐT và công an, bảy cán bộ, lãnh đạo hai tỉnh Hà Giang và Sơn La đã bị khởi tố.
Phó phòng khảo thí sửa kết quả chuyên nghiệp đến mức chỉ cần sáu giây để hô biến một bài thi điểm 2 thành điểm 9. Và chỉ trong hai giờ, gần 330 bài thi được “thầy phù thủy” này phù phép từ điểm thấp thành điểm cao chót vót.
Dẫu có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được ông phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đứng trong đường dây gian lận điểm thi của tỉnh.
Họ, những cán bộ, nhà quản lý giáo dục, đã mang đĩa CD chứa dữ liệu bài thi gốc ra nghĩa trang tiêu hủy nhằm xóa dấu vết ngay trước ngày bị kiểm tra.
Nhưng rồi “lưới trời lồng lộng”, tất cả sẽ phải trả giá trước pháp luật.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT: “Thật đáng xấu hổ, đây là hình ảnh xấu xí của giáo dục!”. Ảnh: HP
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT, đã nói khi công bố kết quả kiểm tra tại Sơn La: “Thật đáng xấu hổ, đây là hình ảnh xấu xí của giáo dục”!
Hôm qua, 1-8, nhận trách nhiệm về mình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra.
“Trước các sai phạm tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm!” - ông Nhạ nói và hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT quốc gia những năm tới được tổ chức tốt hơn”.
Từ năm 2012 đến nay, những người làm giáo dục luôn ngồi lại thẳng thắn trao đổi, chỉ ra những điểm yếu để khắc phục nhưng gian lận vẫn cứ tiếp tục và ngày càng tinh vi, quái chiêu hơn.
Đến khi nào các em học sinh mới có một kỳ thi nhẹ nhàng đúng nghĩa, phụ huynh mới yên tâm về kết quả học hành, thi cử công bằng? Câu hỏi này không chỉ dành cho người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà!
Theo Pháp luật TPHCM
>> Những kỷ lục chưa từng có ở các vụ bê bối thi THPT quốc gia 2018
HĐXX tuyên bị cáo Hoàng Thị Thành 3 năm tù treo và bị cáo Lò Thị Trường 30 tháng tù treo. Đây là 2 bị cáo nhờ nâng điểm cho con trai đỗ vào trường công an với tổng số tiền 740 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu cán bộ Sở GD&ĐT) nói được cấp trên sắp xếp bố trí vào tổ chấm thi dẫn đến hành vi rút sửa bài, nâng điểm cho thí sinh.
Tự bào chữa trước tòa, Lò Thị Trường nói bản thân làm ruộng, nhận thức xã hội kém. Bị cáo đưa hối lộ để nhờ nâng điểm cho con xuất phát từ lòng thương con, mong con học hành đến nơi đến chốn.
Sau 4 ngày xét xử vụ gian lận điểm ở Sơn La, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên bị cáo Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí) và Nguyễn Thị Hồng Nga (cán bộ Sở GD&ĐT) 23 - 25 năm tù.
Tại tòa, Thành (cựu cán bộ huyện Quỳnh Thai) khai đưa 400 triệu đồng nhờ Sọn (cựu cán bộ giáo dục) nâng điểm cho con trai. Sau khi chấm được 2 môn, Sọn gọi điện đề nghị Thành đưa thêm 50 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ khai chỉ nhờ xem điểm nhưng không ngờ con trai được tăng 17,75 điểm, đỗ vào trường công an.
Bị cáo Trần Xuân Yến - cựu PGĐ Sở GD&ĐT khai trước tòa, có đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Nga để nhờ xem điểm chứ không phải nhờ nâng điểm.
Vốn tinh quái lại có sức sáng tạo vô biên, những giờ kiểm tra căng thẳng chưa bao giờ khiến các cô cậu học trò phải bó tay. Mới đây, các chiêu quay cóp "bá đạo" lại được "update".
Tự bào chữa, giáo viên ở Hòa Bình cho rằng hành vi gian lận, nâng điểm của mình không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm cho xã hội như viện kiểm sát khẳng định…
Nguyên Phó hiệu trưởng ở Hòa Bình khai, được cấp trên đề nghị nhận toàn bộ trách nhiệm trong việc nâng điểm bài thi THPT năm 2018 với lời hứa, "đời sống vợ con bên ngoài các anh lo".
Mặc dù bị nói không để con lớn, nhưng nhiều gia đình trong đó có cả gia đình Giám đốc vẫn nhất quyết đưa con đi.
Tuyển sinhChang | 29/06/2023Thầy Đoàn Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ Toán - tin trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cho rằng đề khá hay và không gây khó đối với học sinh vì đề được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần theo nhóm câu hỏi
Tuyển sinhT.H | 28/06/2023Nhiều tài khoản Facebook phải "rén" khi nghe thông tin điều tra vụ lộ đề.
Tuyển sinhChang | 28/06/2023Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Tuyển sinhKhali | 04/09/2020Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Tuyển sinhLê Mỹ Linh | 01/09/2020Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Tuyển sinhKhali | 31/08/2020Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.
Tuyển sinhThuận Thiên | 31/08/2020Hơn 470.000 thí sinh thi môn Tiếng Anh và hơn 260.000 thí sinh thi môn Lịch sử bị điểm dưới 5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, theo phổ điểm Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Tuyển sinhThuận Thiên | 27/08/2020Liên quan 3 thí sinh ở Quảng Ninh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương làm đúng quy chế.
Tuyển sinhKhali | 22/08/20204 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.
Tuyển sinhThuận Thiên | 18/08/2020