Chấm thi tập trung, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm tác động của con người, chuẩn hoá đề thì... là những giải pháp mà bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra trong buổi gặp gỡ phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các chuyên gia giáo dục.
Ngày 30.7, được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tạo điều kiện và chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi trao đổi với các chuyên gia giáo dục, hiệu trưởng một số trường ĐH, THPT liên quan đến những vấn đề nings bỏng của thi THPT Quốc gia.
Dự kiến buổi gặp gỡ, trao đổi sẽ kết thúc cuối buổi sáng nhưng đã kéo dài đến tận 5h30 chiều với hàng chục phát biểu của các chuyên gia về ưu, nhược điểm, những vấn đề cần khắc phục sau kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong đó nổi lên 3 vấn đề lớn nhất đó là chất lượng đề thi; phần mềm chấm thi; quy chế, quy trình kỹ thuật thực hiện.
Theo chia sẻ của TS Toán học Lê Thống Nhất, chuyên gia trực tiếp tham gia buổi làm việc, cả 2 phiên trao đổi đã diễn ra cởi mở, thẳng thắn xoay quanh nhiều vấn đề được cho là "nóng" của giáo dục Việt Nam như: Đề thi THPT quốc gia 2018 được đánh già là khó và quá khó đối với học sinh, không chỉ trong môn Toán, Tiếng Anh hay tổ hợp Khoa học tự nhiên mà kể cả môn Ngữ văn và Lịch sử; tỷ lệ tốt nghiệp cả nước quá cao mặc dù điểm thi THPT được cho là thấp; những "kẽ hở" về bảo mật quá trình tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm tạo điều kiện cho gian lận; ngân hàng đề thi chưa chất lượng; chất lượng đào tạo tại một số trường đại học còn thấp...
TS Lê Thống Nhất chia sẻ những ý kiến cá nhân về các vấn đề nóng bỏng của giáo dục nước nhà
>> Nhiều thí sinh nâng điểm sau chấm phúc khảo nhưng vẫn trượt tốt nghiệp
Bên cạnh đó, buổi thảo luận thông tin, phương hướng tổ chức thi THPT những năm 2019, 2020 là thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia với mục đích chính là công nhận và cấp bằng tốt nghiệp THPT, ổn định môn thi và hình thức thi như đã thông báo trước đây. Bộ GD-ĐT cần bám sát mục tiêu này trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt về đề thi và chấm thi trắc nghiệm.
Các trường đại học, học viện, cao đẳng có phương án tuyển sinh tự chủ của mình, không bắt buộc dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Buổi thảo luận cũng đi tới thống nhất không gọi kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi "2 trong 1" vì dễ dẫn tới hiểu sai về mục đích của kỳ thi. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường đại học tự tổ chức kỳ thi đầu vào của mình. Điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một yếu tố để bổ sung cho hồ sơ của thí sinh.
"Những thiếu sót mà Bộ GD-ĐT xin chịu trách nhiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018: Đề thi chưa phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia (đề khó so với yêu cầu của thi THPT). Việc phản biện đề tuy có làm nhưng chất lượng chưa cao. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Quy trình chấm thi giao cho địa phương tuy có giám sát nhưng vẫn có thể gian lận", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra các cách khắc phục các bất cập trong kỳ thi THPT Quốc gia
Tiếp thu các ý kiến của chuyên gia, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thống nhất những phân tích về nguyên nhân và hướng khắc phục những vấn đề từ kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Đây là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT. Bắt đầu từ công tác ra đề thi, Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm theo chuẩn, đúng quy trình và đảm bảo bám sát yêu cầu của kỳ thi là chủ yếu xét tốt nghiệp THPT. Thực hiện việc phản biện đề thi chất lượng hơn, trong đó phải có nhóm độc lập giải thử đề thi để đánh giá mức độ của đề thi có phù hợp với thời gian thi hay không.
Về phần mềm chấm thi chưa được chặt chẽ, còn sơ hở dẫn dến gian lận, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện.
Đối với khâu chấm thi, cả trắc nghiệm và tự luận, Bộ sẽ chỉ đạo chấm tập trung, chấm theo cụm, giám sát trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa tác động của con người.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ sớm công bố đề án đổi mới kỳ thi THPT có lộ trình với thời gian cụ thể.
5 thí sinh tại Đắk Lắk tăng điểm sau phúc khảo, từ trượt thành đỗ tốt nghiệp
HĐXX tuyên bị cáo Hoàng Thị Thành 3 năm tù treo và bị cáo Lò Thị Trường 30 tháng tù treo. Đây là 2 bị cáo nhờ nâng điểm cho con trai đỗ vào trường công an với tổng số tiền 740 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu cán bộ Sở GD&ĐT) nói được cấp trên sắp xếp bố trí vào tổ chấm thi dẫn đến hành vi rút sửa bài, nâng điểm cho thí sinh.
Tự bào chữa trước tòa, Lò Thị Trường nói bản thân làm ruộng, nhận thức xã hội kém. Bị cáo đưa hối lộ để nhờ nâng điểm cho con xuất phát từ lòng thương con, mong con học hành đến nơi đến chốn.
Sau 4 ngày xét xử vụ gian lận điểm ở Sơn La, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên bị cáo Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí) và Nguyễn Thị Hồng Nga (cán bộ Sở GD&ĐT) 23 - 25 năm tù.
Tại tòa, Thành (cựu cán bộ huyện Quỳnh Thai) khai đưa 400 triệu đồng nhờ Sọn (cựu cán bộ giáo dục) nâng điểm cho con trai. Sau khi chấm được 2 môn, Sọn gọi điện đề nghị Thành đưa thêm 50 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ khai chỉ nhờ xem điểm nhưng không ngờ con trai được tăng 17,75 điểm, đỗ vào trường công an.
Bị cáo Trần Xuân Yến - cựu PGĐ Sở GD&ĐT khai trước tòa, có đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Nga để nhờ xem điểm chứ không phải nhờ nâng điểm.
Vốn tinh quái lại có sức sáng tạo vô biên, những giờ kiểm tra căng thẳng chưa bao giờ khiến các cô cậu học trò phải bó tay. Mới đây, các chiêu quay cóp "bá đạo" lại được "update".
Tự bào chữa, giáo viên ở Hòa Bình cho rằng hành vi gian lận, nâng điểm của mình không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm cho xã hội như viện kiểm sát khẳng định…
Nguyên Phó hiệu trưởng ở Hòa Bình khai, được cấp trên đề nghị nhận toàn bộ trách nhiệm trong việc nâng điểm bài thi THPT năm 2018 với lời hứa, "đời sống vợ con bên ngoài các anh lo".
Mặc dù bị nói không để con lớn, nhưng nhiều gia đình trong đó có cả gia đình Giám đốc vẫn nhất quyết đưa con đi.
Tuyển sinhChang | 29/06/2023Thầy Đoàn Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ Toán - tin trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cho rằng đề khá hay và không gây khó đối với học sinh vì đề được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần theo nhóm câu hỏi
Tuyển sinhT.H | 28/06/2023Nhiều tài khoản Facebook phải "rén" khi nghe thông tin điều tra vụ lộ đề.
Tuyển sinhChang | 28/06/2023Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".
Tuyển sinhKhali | 04/09/2020Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?
Tuyển sinhLê Mỹ Linh | 01/09/2020Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.
Tuyển sinhKhali | 31/08/2020Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.
Tuyển sinhThuận Thiên | 31/08/2020Hơn 470.000 thí sinh thi môn Tiếng Anh và hơn 260.000 thí sinh thi môn Lịch sử bị điểm dưới 5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, theo phổ điểm Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Tuyển sinhThuận Thiên | 27/08/2020Liên quan 3 thí sinh ở Quảng Ninh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương làm đúng quy chế.
Tuyển sinhKhali | 22/08/20204 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.
Tuyển sinhThuận Thiên | 18/08/2020