TIN SỰ KIỆN

Những pha "chém gió thành bão" trong bài thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2019 khiến giám khảo cũng phải "lăn ra cười"

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 05/07/2019

Màn "chém gió thành bão" trong bài thi Ngữ văn của thí sinh thi THPT Quốc gia 2019 từ lâu luôn là "đặc sản" khi chấm thi, khiến các giám thị cũng phải "lăn ra cười".​

Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, giám khảo chấm thi môn Ngữ văn tại TP HCM thì vẫn còn rất nhiều ấn tượng khó quên với những bài viết ngô nghê của thí sinh. Theo đánh giá từ nhiều giáo viên, đề thi Ngữ văn năm nay phần khó nằm ở câu Nghị luận văn học khi ra tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bởi vậy, đây cũng là lý do dễ hiểu khi nhiều thí sinh sáng tạo bài làm bằng cách “chém gió” vô tiền khoáng hậu trong bài thi. Thảm họa văn chương cũng từ đấy mà nhiều vô kể, giám khảo chấm bài ai nấy cũng "lăn ra cười".

Ảnh 1: Chém gió thành bão trong bài thi Ngữ văn - We25.vn

Đến giám khảo chấm thi nhiều người cũng phải bó tay toàn tập với bài thi của các thí sinh. (Ảnh minh họa)

Một giám khảo ở huyện Nhà Bè (TP HCM) cho biết, câu 1 phần Đọc hiểu là thể thơ tự do nhưng có nhiều thí sinh không biết nên đã trả lời là "thể thơ nhà Đường", thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay "thể thơ tự luận". Tới phần Nghị luận văn học, khi viết về hình tượng sông Hương, thí sinh thỏa sức "chém gió" vì không nhiều bạn cảm nhận được vẻ đẹp của dòng Hương Giang.

Cũng theo vị giám khảo này, khi cô chấm một bài thi, thí sinh chỉ viết 2 câu: “Cho dù năm nay đề ra suối nước nhà Mị (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài) ở, cái ang nước nơi nhà Tràng (“Vợ nhặt” - Kim Lân) hay con sông Hương, sông Đà ("Người lái đò Sông Đà" - Nguyễn Tuân) thì em cũng đã xác định bị ướt rồi. Em mong giám khảo thương tình mà cứu vớt cho em khỏi đuối nước”.

Một vị giám khảo khác tại quận Gò Vấp (TP HCM) thì cho hay, thí sinh không nhớ được tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm nên nói đại: “Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông?' khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Lúc này, đế quốc Mỹ tiến hành theo thang chiến tranh ở miền Nam Việt Nam để kiếm một vé an toàn trên bàn đàm phán với chúng ta. Tác giả đã dành cả cuộc đời mình để dùng hết những kiến thức mà mình biết và tích luỹ bấy lâu để viết và làm nên tác phẩm này chỉ trong 10 ngày”.

Có những giám khảo bắt gặp bài viết thí sinh ca ngợi văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường và vẻ đẹp sông Hương nhưng cách viết lại mơ hồ, lối so sánh gây cười: “Những lời văn mềm mại, dìu dịu rót vào lòng người những say mê ấy tưởng chừng như đó là một giấc mộng hay một giấc chiêm bao ngắn ngủi, nhưng đó lại là ước mơ của những kẻ không mang theo bóng dáng sông Hương, những người con không nhung nhớ, không tha thiết gì về vùng đất xứ sở này”.

Hay một thí sinh viết: "Sông Hương như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Việc so sánh sông Hương với một hình tượng của nước ngoài là một điều hết sức độc đáo, theo hướng đổi mới văn hoá Việt”.

“Dòng sông Hương uốn mình, lướt thiết tha như nữ hoàng Athena của thần thoại Hy Lạp.”, một thí sinh khác so sánh.

Ảnh 2: Chém gió thành bão trong bài thi Ngữ văn - We25.vn

Điểm chấm thi THPT Quốc gia tại TP HCM. (Ảnh: Cao Nguyên)

Tại quận Tân Phú (TP HCM), cô giáo lại nhớ tới thí sinh có phần liên tưởng con sông Hương như vừa thoát khỏi tù ngục: “Ở với cha (đại ngàn Trường Sơn) bị kìm kẹp lâu ngày nên khi có điều kiện thoát ra đến ngoại vi thành phố Huế, ngay lập tức sông Hương đã sống một cuộc sống đầy bản năng, hoang dại”.

“Con sông Hương mới dậy thì thành công và cũng là lần đầu tiên nó đi gặp người nó yêu là thành phố Huế nên nó suy nghĩ rất kĩ. Nó uốn, nó lượn khắp núi đồi. Nó không dám chảy nhanh để gặp người yêu vì có lẽ nó nghĩ: 'Trăm năm tính chuyện vuông tròn/Phải suy cho kĩ ngọn nguồn lạch sông'...", một giám khảo kể lại việc thí sinh suy đoán trong bài thi.

Một cô giáo chấm thi tại quận Bình Thạnh (TP HCM) có chấm được một bài của thí sinh mơ gặp sông Hương và trích dẫn luôn thơ Thu Bồn: “Đã có lần em mơ thấy mình dạo chơi trên sông Hương. Ở đây, em bắt gặp một cụ già tản bộ. Em hỏi: ‘Cụ ơi, cụ đi ven bờ sông mà không sợ sạt lở sao?’. Cụ trả lời: ‘Đang mùa hè nên Con sông dùng dằng, con sông không chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu".

Đặc biệt khi một bài thi “chém gió” theo kiểu vô tiền khoáng hậu, độc đáo đến nỗi thầy giáo ở huyện Bình Chánh (TP HCM) phải chép ra giấy nháp để làm kỉ niệm: “Thật đáng để liên tưởng sông Hương với người con gái cách mạng. Lúc còn trong rừng (sông Hương ở thượng nguồn) là lúc còn chiến tranh, người con gái (chỉ sông Hương) phải khoác áo người chiến sĩ ra trận. Sự cuồng huyết năng động và ý chí chiến đấu luôn được người con gái này bộc lộ. Đã giấu mình vì đất nước vì cách mạng, thể hiện rõ một ý chí đáng khâm phục. Nhưng người con gái nào mà chẳng ước mơ, chẳng dịu dàng, chẳng đằm thắm, nên khi chiến tranh kết thúc, là lúc sông Hương ra khỏi rừng già, là lúc người con gái được tự do, trở về hoà bình. Lúc ấy cô ta mới dám trở mình, mở ra những tính cách dịu dàng, nữ tính của một thiếu nữ thơ mộng đã cất giữ lâu ngày.

Vẻ đẹp của sông Hương cũng như vẻ đẹp của người con gái cách mạng đều là vẻ đẹp mang tính nhân văn. Nếu như học mọi nơi mọi chỗ thì đây là bài học đáng giá của chúng ta, bài học về tinh thần, ý chí của những chiến sĩ cách mạng, bỏ qua những phần cá nhân mà hướng tới đất nước”.

Theo Kenh14.vn

>> Đọc thêm: Điểm thi THPT Quốc gia 2019: Xuất hiện điểm 9 môn Ngữ văn tại TP HCM


TIN LIÊN QUAN

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Không may bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng với tinh thần hiếu học, hơn 12 năm qua em Nguyễn Thị Linh không ngừng cố gắng.

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Ông Tạ Thanh Vũ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian đầu nam sinh này rất tập trung làm bài nhưng sau đó em gục mặt xuống, nên giám thị cứ nghĩ em học xong rồi.

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Nhiều người cho rằng giám thị coi thi quá vô cảm, không đánh thức thí sinh dậy để làm bài.

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Ngày 28/7, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 20 điểm thì ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn cao hơn 1 bậc, tầm 10-23,5 điểm.

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

"Nhận đề, em như chìm đắm trong cảm xúc, viết liên tục trong 115 phút và chỉ dư 5 phút để dò lại bài. Em viết được 11 trang giấy thi", Bích Trâm kể.

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Khoe điểm cao chót vót, thủ khoa trường chuyên lớp chọn xưa rồi, trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém đã lên ngôi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nữ sinh nói "KHÔNG" với Facebook trở thành Thủ khoa của Hà Tĩnh, đứng thứ 4 cả nước ở khối A1

Nguyễn Thị Khánh Linh đạt 9,35 điểm khối A1 (Toán 10; Tiếng Anh 9,6; Vật lý 9,75). Với kết quả này, Linh là thủ khoa của tỉnh Hà Tĩnh xét theo tổ hợp các khối xét tuyển đại học.

"Trớ trêu" chuyện khoanh bừa: Được 28 điểm nhưng vẫn trượt tốt nghiệp vì môn Tiếng Anh điểm liệt

"Trớ trêu" chuyện khoanh bừa: Được 28 điểm nhưng vẫn trượt tốt nghiệp vì môn Tiếng Anh điểm liệt

Câu chuyện của bạn thí sinh này khiến nhiều người tiếc thay. Bên cạnh đó, dân mạng cũng cho rằng, Tiếng Anh là 1 môn rất quan trọng, các bạn cần đầu tư học hơn.

Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh tự do khoét dép nhét điện thoại mang vào phòng thi, vừa đi vài bước đã bị phát hiện

Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh tự do khoét dép nhét điện thoại mang vào phòng thi, vừa đi vài bước đã bị phát hiện

Thấy bước chân của thí sinh không bình thường, giám thị đã yêu cầu kiểm tra và phát hiện chiếc điện thoại nhét bên trong.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bố mẹ Giám đốc nghỉ việc cả nhà 4 người đưa con đi thi, bất chấp bị nói "bao bọc không để con lớn"

Bố mẹ Giám đốc nghỉ việc cả nhà 4 người đưa con đi thi, bất chấp bị nói "bao bọc không để con lớn"

Mặc dù bị nói không để con lớn, nhưng nhiều gia đình trong đó có cả gia đình Giám đốc vẫn nhất quyết đưa con đi.

Tuyển sinhChang | 29/06/2023
Thi tốt nghiệp THPT môn Toán: Đề không khó, điểm 6-7 sẽ chiếm đa số

Thi tốt nghiệp THPT môn Toán: Đề không khó, điểm 6-7 sẽ chiếm đa số

Thầy Đoàn Mạnh Cường - Tổ trưởng tổ Toán - tin trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cho rằng đề khá hay và không gây khó đối với học sinh vì đề được sắp xếp theo thứ tự độ khó tăng dần theo nhóm câu hỏi

Tuyển sinhT.H | 28/06/2023
Bộ GD-ĐT: "Đã xác định được một số địa chỉ facebook lan truyền đề thi Ngữ Văn"

Bộ GD-ĐT: "Đã xác định được một số địa chỉ facebook lan truyền đề thi Ngữ Văn"

Nhiều tài khoản Facebook phải "rén" khi nghe thông tin điều tra vụ lộ đề.

Tuyển sinhChang | 28/06/2023
Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Tuyển sinhKhali | 04/09/2020
Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?

Tuyển sinhLê Mỹ Linh | 01/09/2020
Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.

Tuyển sinhKhali | 31/08/2020
ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.

Tuyển sinhThuận Thiên | 31/08/2020
Phổ điểm tốt nghiệp THPT 2020: Tiếng Anh và Lịch sử nhiều điểm dưới trung bình nhất

Phổ điểm tốt nghiệp THPT 2020: Tiếng Anh và Lịch sử nhiều điểm dưới trung bình nhất

Hơn 470.000 thí sinh thi môn Tiếng Anh và hơn 260.000 thí sinh thi môn Lịch sử bị điểm dưới 5 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, theo phổ điểm Bộ GD&ĐT vừa công bố.

Tuyển sinhThuận Thiên | 27/08/2020
"Cái kết đắng" cho 3 thí sinh Quảng Ninh khoanh đáp án vào đề thi khi Bộ GD&ĐT yêu cầu làm đúng quy chế

"Cái kết đắng" cho 3 thí sinh Quảng Ninh khoanh đáp án vào đề thi khi Bộ GD&ĐT yêu cầu làm đúng quy chế

Liên quan 3 thí sinh ở Quảng Ninh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT yêu cầu địa phương làm đúng quy chế.

Tuyển sinhKhali | 22/08/2020
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: 4 thí sinh khoanh đáp án vào đề thi thay vì phiếu trả lời trắc nghiệm bị xử lý ra sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: 4 thí sinh khoanh đáp án vào đề thi thay vì phiếu trả lời trắc nghiệm bị xử lý ra sao?

4 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.

Tuyển sinhThuận Thiên | 18/08/2020