Không chen lấn, xô đẩy như cách đây 2 ngày, hàng nghìn người xếp hàng quy củ kéo dài cả cây số quanh sân bóng Nghĩa Tân để chờ tới lượt nhận gạo miễn phí từ "ATM gạo".
Chiều hôm 14/4, cảnh tượng hàng trăm người dân ào vào nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) một cách mất trật tự đã làm ảnh hưởng rất đến công tác phát gạo miễn phí và đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Người dân không chịu nhường nhịn nhau, giành chỗ, chen lấn, không giữ được khoảng cách tối thiểu 2 m khiến lực lượng chức năng vô cùng vất vả.
Chính vì vậy, đến hôm 15/4, cây "ATM gạo" tại đây đã phải tạm dừng hoạt động phát gạo miễn phí cho người khó khăn để sắp xếp, tổ chức lại một cách an toàn và chu đáo. Sáng qua 16/4, hàng trăm người dân có hoàn cảnh khó khăn đã có mặt từ rất sớm, tập trung kín tại sân vận động bên sườn nhà văn hoá phường Nghĩa Tân.
Người dân xếp hàng rồng rắn thành 7 hàng, mỗi hàng khoảng 40 người quang sân bóng, kéo dài tới hơn nửa cây số. Theo ghi nhận, riêng trong buổi sáng 16/4 đã có khoảng hơn 2.000 lượt người đã xếp hàng.
Một số người cao tuổi mang theo ghế để ngồi chờ đỡ mỏi chân.
Khác với những buổi phát gạo trước, buổi phát gạo hôm qua 16/4 người dân được hướng dẫn vào từ cổng phụ, xếp hàng từ sân vận động dẫn vào sườn sân chơi rồi vòng tới cổng chính để rửa tay khử trùng. Sau đó, mọi người lần lượt khai báo thông tin cá nhân bằng thẻ căn cước/chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu. Nhiều người có địa chỉ xa như quận Long Biên, Hai Bà Trưng... cũng cất công tới xin gạo.
Vào tới sân nhà văn hoá, người dân tiếp tục được tình nguyện viên chỉ dẫn.
Điều đáng mừng là việc mọi người đã có ý thức giữ khoảng cách an toàn 2 m với người xung quanh và không ai bị thiếu gạo mang về. Người không đảm bảo cự ly sẽ ngay lập tức bị nhắc nhở, nếu không tuân thủ sẽ bị mời ra ngoài.
Tính từ khi xếp hàng tới lúc lấy được gạo, mỗi người phải chờ ít nhất khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Người nào chủ động mang túi tới đong gạo qua cây "ATM gạo".
Để phát gạo được nhanh hơn và tránh để người dân chờ lâu, hàng trăm bao gạo được đong sẵn bằng bao giấy để phát cùng lúc với những người đến đong qua máy. Mỗi bao gạo được đong khoảng 3 kg, dù không nhiều nhưng sẽ giúp ích được nhiều cho những người khó khăn, đủ dùng cho họ trong vài ngày.
Những người già, người khuyết tật được đội tình nguyện viên ưu tiên.
Cùng với điểm phát gạo giúp đỡ người khó khăn trong đại dịch Covid-19, không chỉ tại nhà văn hoá phường Nghĩa Tân, nhiều cây "ATM gạo" khác trên địa bàn TP Hà Nội như tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trung tâm văn hóa thể thao và thông tin quận Bắc Từ Liêm hay tại Huế, Bình Định... đã giúp cho hàng chục nghìn người nghèo vượt qua quãng thời gian khó khăn của đại dịch Covid-19.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Chàng trai hớt tóc miễn phí: Đi lên từ nghèo khó nên muốn giúp lại người nghèo
Sau khi được truyền tổng cộng 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn, anh T đã mở mắt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt và làm theo y lệnh của bác sĩ. Tuy nhiên, hiện tại anh được tiên lượng xấu.
Liên quan đến việc gần 70 hộ dân bỗng dưng thoát nghèo sau khi nhận tiền hỗ trợ Covid-19 ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An), Sở LĐ&TBXH tỉnh này đã lập đoàn kiểm tra sự việc.
Nhận hỗ trợ ảnh vì hưởng dịch Covid-19 xong, gần 70 hộ dân cận nghèo và nghèo ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) thoát ra khỏi danh sách hộ nghèo, có hộ được nói rằng vì "nhặt được đá đỏ".
VinUni chính là một trong những ngôi trường có lối kiến trúc, cơ sở vật chất thuộc top hàng đầu Việt Nam. Mới đây, những hình ảnh khu vận động thể thao của trường một lần nữa khiến dân tình “xuýt xoa”.
Trước khi có "mác đại gia", Nguyễn Xuân Đường đã trải qua tuổi trẻ khốn khó, thậm chí thường xuyên phải ăn cơm độn khoai, độn sắn.
Trong những ngày nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cậu học trò nghèo Sùng A Sì phải lên nương ở một mình, đi làm thuê, đào củ rừng đổi gạo và tiền nạp thẻ điện thoại để học trực tuyến.
Sau vụ bóc phốt bạn gái cũ thực dụng, đào mỏ trên mạng xã hội, chàng trai và cô gái đều trở thành tâm điểm chỉ trích của cộng đồng mạng.
“Nếu chú rể có xuất thân từ một gia đình nghèo đi cưới cô dâu cũng có xuất thân từ một gia đình nghèo, vậy thì chúng ta sẽ có một gia đình nghèo nữa.”, ông Muhadjir Effendy phân tích.
Mặc dù Bộ Y tế đã khuyến cáo không nhất thiết phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi nhưng mặt hàng này vẫn tiếp tục "cháy" hàng.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022