Trong những ngày nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cậu học trò nghèo Sùng A Sì phải lên nương ở một mình, đi làm thuê, đào củ rừng đổi gạo và tiền nạp thẻ điện thoại để học trực tuyến.
Hiện đang là học sinh lớp 12A8 trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, Sùng A Sì (dân tộc Mông) giống với nhiều bạn khác, được nhà trường cho nghỉ học tại nhà từ sau Tết Nguyên đán để chuyển sang học online. Nhà Sì ở Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu.
Để học trực tuyến, A Sì khăn gói sách vở, quần áo lên lán ở trên nương cách nhà 17 km để có sóng điện thoại. Để đến lán, mỗi ngày cậu nam sinh người dân tộc Mông phải đi từ 7h sáng, khoảng 3h chiều mới tới nơi vượt qua nhiều đèo, nhiều suối. Mỗi lần đi lán, Si phải nắm cơm nắm mang bên mình để khi đói thì ăn mới có sức đi tiếp.
Trong lán ở tồi tàn, Sùng A Sì vẫn rất vui vì có sóng 3G để cậu có thể vào học trực tuyến.
Sì cho biết, lán nơi cậu ở được làm từ nhiều năm trước nên lụp xụp, mái tôn bị thủng lỗ chỗ. “Đợt này, ở đây hay có mưa, có mấy đợt mưa đá, nước chảy vào lán ướt hết quần áo, chăn màn, sách vở. Nhưng cũng may, ở trên đồi cao lộng gió nên mọi thứ nhanh chóng được hong khô.”, A Sì kể.
Sùng A Sì làm thêm đủ việc để có tiền ăn và tiền điện thoại học trực tuyến.
Khuôn mặt thường xuyên lấm lem.
Ngày ngày, Sì học trực tuyến từ 7h đến khoảng 10h sáng, sau đó lại vội vã đi làm. Lúc thì lên nương phát rẫy, trồng ngô, chăn gà, khi thì vào rừng đào các loại củ đi bán, có khi tranh thủ đi sửa nhà thuê... Để không trễ bài nộp cho cô, Sì đi làm cũng mang theo sách vở bên cạnh, khi nghỉ còn tranh thủ làm bài.
Bữa cơm trưa của Sùng A Sì chỉ có cơm trắng bọc trong giấy vụn, đũa bẻ từ cành cây khô.
Từ khi ra lán ở để học trực tuyến, Sùng A Sì không đi chợ, thức ăn là muối trắng, củ sắn
Sì kể, để có tiền nạp điện thoại vào 3G học trực tuyến, cậu phải vào rừng đào củ măng, củ sắn mang đi bán. “Những loại củ này bán rẻ lắm nên mỗi lần em chỉ dám mua 20 nghìn tiền thẻ điện thoại để vào 3G tốc độ cao học bài. Khi nào đi làm thêm được ít tiền, em để dành đổi gạo và mua đồ ăn cho cháu.”, Sì chia sẻ.
Gia đình thuộc diện hộ nghèo, bố đau ốm quanh năm, mẹ lại có tuổi, sức khỏe không tốt nên dù mới đang học lớp 12 nhưng nam sinh được coi như trụ cột của gia đình. Đó là lý do Sì vừa đi học, vừa phải bươn chải đủ nghề để hỗ trợ gia đình.
Anh trai Sì đã có gia đình và 2 con trai nhưng vì không biết chữ nên quanh năm chỉ bám nương rẫy, cuộc sống rất vất vả. Sì đi làm được đồng nào cũng cố dành dụm vì thương bố mẹ, thương 2 cháu nhỏ, mong giúp gia đình mua thêm thức ăn, quần áo cho các cháu.
Gần 3 tuần nay, Sì xin đi theo các bác, các chú dựng nhà thuê để kiếm thêm thu nhập.
Ở lán từ sau Tết Nguyên đán tới nay, Sì chưa một lần đi chợ, thức ăn hàng ngày là muối trắng, củ sắn hoặc có bữa là cơm độn sắn. Ngày đi làm xa lán, Sì nắm cơm trắng trong lá chuối để ăn qua bữa. Có những hôm đi làm mệt lả chẳng muốn ăn gì, Sì cũng phải cố gắng gượng.
Dù khó khăn, vất vả nhưng Sì vẫn luôn duy trì kết quả học tập tốt. Học kỳ I vừa rồi, Sì đạt điểm tổng kết 7,5. Ước mơ của cậu học trò nghèo dân tộc Mông ấy là thi đỗ đại học vào ngành công an, quân đội. “Nhưng em sợ là mình không thể đi thi đại học được, vì nếu có thi đỗ thì em cũng không có tiền để đi học.”, A Sì ngậm ngùi.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Thấy giáo viên vất vả, trò uể oải học online, thầy hiệu trưởng viết tâm thư siêu dài gây xúc động
>> Sự thật trần trụi học online: Trò đắp chăn đi ngủ trong lúc thầy cô say sưa giảng bài
>> Nghỉ học dài mùa dịch nhưng trường vẫn báo phụ huynh nộp cả trăm triệu gây bức xúc
Ngô Lê Huy Hiền từng học 20 tiếng một ngày để có thể xuất sắc hoàn thành 4 chương trình thạc sĩ cùng lúc tại Anh, Pháp và Thụy Điển.
Cứ thấy trai đẹp ở đâu là hội chị em lại "rần rần xin info", như chàng nam sinh điển trai, tài năng này, hẳn là một trong những "cực phẩm đắt giá" của ĐH Mở Hà Nội.
Trai đẹp thường được chụp lén, nhưng trai đẹp chuyên chụp ảnh mà vẫn bị chụp lén thì dân tình chỉ còn biết trách tạo hóa đã để người ta đứng sai chỗ rồi!
Đầu năm học mới, nam sinh đã thể hiện sự năng động, nghịch ngợm vốn có của mình thông qua màn "thó bút" cực kỳ hài hước. Tuy nhiên, dân tình lại chỉ để ý đến nhan sắc anh chàng.
Mùa tựu trường năm nay diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt khi dịch Covid-19 còn chưa dứt. Nhưng buỗi lễ chỉ khoảng 45 phút ấy lại thu hút một anh chàng điển trai đã ra trường.
Hình ảnh nam sinh điển trai trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Điều đặc biệt là cậu bạn cũng cầm cờ như ai!
10 năm trời cõng nhau tới trường, Minh Hiếu - Tất Minh cuối cùng đã cùng trở thành học sinh giỏi tỉnh và cùng thi tốt nghiệp trên 28 điểm, trở thành những dấu ấn đẹp giữa đời thường.
“Đặc sản mùa tựu trường” chính là điều khiến dân tình không thể ngồi yên. Bên cạnh những tiết mục văn nghệ sôi động thì không thể thiếu dàn trai đẹp.
Với nhan sắc của chàng nam sinh điển trai đến từ Phú Thọ này, chắc chắn các tín đồ chuyên săn trai xinh gái đẹp sẽ không thể ngó lơ được!
Cõng nhau đi học suốt 10 năm cho đến ngày cùng nhau thi tốt nghiệp THPT, kết quả vượt trội của cặp bạn thân này đang khiến dân mạng vô cùng ngưỡng mộ.
Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngHAFA | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngHAFA | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngHAFA | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngHAFA | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngHAFA | 23/09/2020Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.
Học đườngHAFA | 22/09/2020Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.
Học đườngHAFA | 21/09/2020Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.
Học đườngHAFA | 21/09/2020