Sống một mình trong căn nhà cấp 4 tại một huyện miền núi ở Thanh Hóa, cụ Đỗ Thị Mơ năm nay đã 83 tuổi. 2 tháng trước, cụ đạp xe lên ủy ban xã xin trả lại sổ hộ nghèo.
Đầu tháng 9 vừa rồi, cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi, thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đạp xe hơn 1 km từ nhà lên UBND xã để đề nghị Phòng Chính sách xã hội cho cụ được... "thoát nghèo". "Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn thì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đi khai hoang vườn đất rộng mấy sào, mà nghèo là nghèo răng? 11 người con mà nói không nơi nương tựa, đó là đi bêu con. Tôi có chỗ nương tựa rất nhiều, nhưng tôi chưa phải nương tựa ai. Tôi xin phép Ủy ban cho tôi trả lại cái sổ hộ nghèo. Tôi xin thoát nghèo.", cụ khẳng định.
Vào năm 2018, cụ đã từng một lần đạp xe lên xã xin trả lại sổ hộ nghèo nhưng chưa được xét duyệt. Lần này, cụ quyết tâm hơn để có thể giúp đỡ các gia đình khó khăn hơn mình.
Cụ bà đạp xe lên ủy ban xã nằng nặc xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho hoàn cảnh khó khăn hơn.
Cụ Mơ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng biển xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Trước đây, cụ từng phục vụ kháng chiến.
Năm 24 tuổi, cô thanh niên xung phong tại chiến trường Điện Biên làm quen với anh lính trẻ quê ở Thiệu Hóa (Thanh Hóa) rồi về chung một nhà, lập nghiệp. Khi hỏi cụ sinh được bao nhiêu người con, cụ cho hay mình có 11 người con gồm 9 trai, 2 gái. "Một chị lấy chồng gần, chị còn lại tận trong miền Nam. 3 anh lần lượt vào Nam, 3 anh ở lại Thanh Hóa, 1 anh lên vùng núi phía Tây của tỉnh sinh sống, còn 2 anh... ngồi trên bàn thờ.", cụ cho biết. Tới năm 1987, chồng mất đột ngột sau một trận ốm, cụ tự làm ruộng, bán hàng ăn để nuôi các con.
Tài sản quý giá nhất trong nhà cụ là những tấm bằng khen.
Ở tuổi 83, cụ sống một mình trong căn nhà cấp 4 với chiếc ti vi chuyên phát các chương trình thời sự, có chiếc tủ đứng, tủ ngồi, 2 chiếc quạt và mười mấy chai mỡ. "Kê khai tài sản", cụ lẩm nhẩm tính: 3 sào ruộng, 1 ao nuôi cá, lợn thì không có, gà khoảng 40 - 50 con. Ai bảo cụ nghèo chứ bản thân cụ thấy mình "giàu nhất cái tỉnh Thanh Hóa này".
Cụ ở một mình chẳng phải vì khó tính hay các con bỏ mặc. "Nếu ở với con cái, thấy bạn bè mình túng khổ hay những người khó khăn hơn, tôi muốn giúp người ta, không lẽ lấy của con mà cho? Cho nên tôi ở một mình như vậy, tôi cho là của tôi, còn đứa mô gặp khó khăn thì tôi giúp đỡ. Đứa mô giàu có thì tôi không xin. Rứa đó nả! 11 đứa con mà tui chưa phải phiền đến đứa mô.", cụ cho hay.
Hơn 80 tuổi, cả một đời gian nan nhưng tới giờ cụ vẫn chẳng ngại làm vườn, đôi tay vẫn thoăn thoắt hái rau, nhặt trứng. Còn việc nặng cụ thuê người khác làm hộ. Hôm trước cụ ra chợ bán được 240.000 đồng cả rau lẫn trứng, bữa nay bán được 30.000, thế là có 270.000 đồng.
Có người hỏi, cụ ở một mình liệu có sợ kẻ gian không, cụ bảo "nó cứ thử xem". Cụ kể có lần 2 kẻ gian đến hỏi mua đồ, cụ giả vờ thò tay xuống giường đề phòng rồi hỏi "Các cháu đến đây có việc chi? Nói nhanh, lại trong giờ nghỉ trưa của người già!". "Thế là chúng nó không trả lời được, bỏ đi nhanh. Không đi là tôi đánh tại nhà luôn. Đấy, cái thái độ lén lút là tôi biết liền!", cụ nói.
Cụ Mơ tái hiện lần "thò tay vào giường rút vũ khí" để dọa kẻ gian.
Mỗi sáng cụ Mơ chẳng cần tập thể dục, chỉ đạp xe mấy vòng là khỏe. Ngồi một chỗ thì cụ thấy đầu óc choáng váng nhưng cứ lên xe cụ lại khỏe như thanh niên. Phương châm sống của cụ là sống vui, sống khỏe, sống vô tư.
Người ta bảo cụ nghèo nhưng cụ lại chẳng thấy mình nghèo. Cụ bảo: "Tôi có 2 kiểu giàu, giàu về đạo đức, về cách sống và giàu vì ngày mô tôi cũng kiếm được tiền, cho nên tôi không nghèo". Hôm cụ đạp xe lên xã nằng nặc đòi ra khỏi hộ nghèo, xã hỏi rằng: "Giờ bà già bằng ấy rồi, còn ở một mình mà bà xin thoát nghèo, liệu có đảm bảo được không?".
Cụ thẳng thừng trả lời: "Tôi thừa đảm bảo ấy chứ! Tôi đang còn giúp đỡ những người nghèo khổ hơn tôi cơ mà!... Tôi làm đơn rồi, các ông ký vô đi! Tôi nói không phải chê, nhưng mỗi tháng lên xã xách mấy bao gạo với quần áo về, tôi không thể làm thế được. Các thứ đó phải nhường cho những người khác".
Cụ đạp xe vù vù, nâng cao sức khỏe mỗi ngày mà không cần phải tập thể dục.
Cụ xung phong thoát nghèo và hy vọng trở thành tấm gương để những người khác noi theo. Khi ấy, cụ không nhận được Bảo hiểm y tế người nghèo, mỗi tháng không được trợ cấp tiền điện hay quà Tết dịp cuối năm. Trong xóm, ai nghèo khó, túng thiếu, nếu không cho được 30 - 50 nghìn, cụ lấy cái thúng, xúc gạo mang qua tặng họ. Cụ bảo, họ đã khổ mà còn tủi thân, chỉ nằm ở hộ cận nghèo.
"Tôi thoát nghèo cũng là để giữ danh dự của tôi. Tuy rằng tôi tuổi cao, nhưng tuổi cao thì ý chí càng cao, có tư duy, có bản lĩnh nên không có việc gì khó. Những việc khó nếu hạ quyết tâm thì sẽ vượt qua được.", cụ chia sẻ.
Tuổi tuy già nhưng cụ vẫn có thể làm mọi việc.
Sau tấm gương của cụ Đỗ Thị Mơ, trên khắp cả nước, nhiều gia đình đã xin thoát khỏi hộ nghèo. Gần 400 hộ dân ở miền núi xứ Nghệ đã đồng loạt xin thoát nghèo vì tự thấy bản thân còn sức lao động sản xuất, đủ khả năng vươn lên phát triển, không trông chờ, ỷ lại.
Nghe vậy, cụ Mơ mừng lắm. "Ai cũng như tôi, xã tôi, huyện tôi, tỉnh Thanh Hóa, rồi khắp các tỉnh thành thì đất nước đỡ đi một gánh nặng, để dành nuôi những trường hợp khó khăn khác.", cụ Mơ phấn khởi.
Cụ có những vần thơ cùng nụ cười làm "liều thuốc" sống khỏe dù đã hơn 80.
Nếu như ngày xưa cô thanh niên Đỗ Thị Mơ hăng hái phục vụ kháng chiến thì giờ vẫn miệt mài cho những ước mơ, ý chí. Cụ ra vườn, nằm thảnh thơi trên chiếc võng cũ, điện thoại phát những giai điệu của quê hương, miệng cụ lẩm bẩm đọc bài thơ của mình:
"Năm qua tháng lại mỏi mòn
Ngược xuôi tần tảo nuôi con lớn dần
Đêm khuya nước mắt thấm khăn
Cuộc đời mẹ chịu mọi phần hẩm hiu
Bây giờ bóng đã về chiều
Mong con giữ lấy đôi điều vàng son
Một khi đã khuất núi non
Chả cần phải khóc nỉ non làm gì
Lệnh Nam Tào đã gọi về
Chào đời thanh thản ra đi nhẹ nhàng".
(Tâm sự với con - Thơ cụ Đỗ Thị Mơ tự sáng tác)
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Chuyện tình ông bà: Cụ bà ôm di ảnh vì quá thương nhớ cụ ông, 90 tuổi vẫn yêu như thủa ban đầu
>> Cụ bà 97 tuổi vẫn “lướt" Facebook, Skype, search Google hàng ngày gây sốt mặt báo nước ngoài
Dù đối mặt với một tình huống hết sức nguy hiểm nhưng "người hùng" giải cứu xe tay ga chở 3 người mất phanh khi đổ đèo ở Tam Đảo không muốn cộng đồng quá đề cao điều mình đã làm.
Khắp nơi đang dấy lên phong trào hành động vì miền Trung tạo nên những câu chuyện thú vị như bé gái đập lợn tiết kiệm lấy tiền ùng hộ hay nhóm từ thiện phát hiện tiền nhét trong quần áo cũ...
Một chùm ảnh vô cùng ý nghĩa và cũng không kém phần sôi động tại một sự kiện mừng Tết Trung thu của các chiễn sĩ CSGT Đà Nẵng mới đây đã gây sốt khắp MXH.
Một câu chuyện tràn đầy lòng nhân ái mới đây thu hút sự chú ý của cộng đồng, một tài xế xe ôm công nghệ đã chở miễn phí hai cha con nghèo và còn "lén bỏ" 200 ngàn vào túi họ.
"Chúc bác tài luôn thượng lộ bình an.", một bài viết trên diễn đàn về xe cộ viết kèm video được chia sẻ cho thấy hành động vô cùng tốt bụng của tài xế xe tải khi chắn lũ cho người đi đường.
Dân tình mới đây đua nhau thả tim những hình ảnh được chia sẻ trên MXH về một bác cao tuổi ngồi cặm cụi lau sạch hết chỗ dầu nhớt rớt ra đường do chính bác làm rớt ra.
Một người đàn ông sau khi chứng kiến một vụ "hôi của" đã đuổi theo bằng được để yêu cầu tài xế này trả lại chú lợn cho xe tải chở lợn giống.
Mới nửa tháng trước gây sốt cộng đồng khi vác khúc măng to gần bằng thân mình đi ủng hộ chống dịch, nay cậu bé Hồ Ánh Khiết (8 tuổi) đã cầm cờ bước vào năm học mới.
Không phải người quen biết nhưng với tấm lòng nhân hậu của mình, cô “hot girl” Sài Thành vẫn quyết tâm giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn mà cô gặp.
Kiến trúc sư Rudy Taslim (36 tuổi) và vợ doanh nhân Lam Bao Yan đã thực hiện những dự án tình nguyện ở châu Phi ngay cả trong đại dịch Covid-19.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022