Việc người dân không chịu phân loại rác thải theo quy định đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử lý rác thải. Ở Việt Nam chỉ còn cách chôn lấp để xử lý.
Thời gian vừa qua, liên tiếp các vụ việc người dân chặn xe vào bãi rác diễn ra trên nhiều địa phương, từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Đây quả là một nghịch lý khi khu xử lý rác thải lại bị người dân phản đối, xử lý rác nhằm bảo vệ môi trường nhưng lại gây ô nhiễm môi trường.
Do ảnh hưởng từ việc người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn, chỉ mấy ngày không có người tới thu gom rác, dọc đường Hà Nội đâu đâu cũng thấy rác chất đống, bốc mùi khủng khiếp. Nhiều gia đình ở mặt đường, cửa không kín là cả ngày đêm không thể nào thở nổi. Nhất là vào những ngày nắng nóng, không khi càng trở nên ngột ngạt, bức bối.
Rác mới chỉ để ngoài đường 1-2 ngày mà người dân thành phố đã không thể chịu được. Vậy mà bao người dân sống ở gần bãi rác từ nhiều năm nay vẫn phải ngày này qua tháng khác chấp nhận. Vì lẽ đó, việc người dân khu vực bãi rác Nam Sơn hay Khánh Sơn chặn xe vào bãi rác cũng đáng được thông cảm lắm chứ?
Rác thải là vấn đề cực kỳ nan giải. Rất nhiều nơi, người dân đã phải khốn đốn vì rác, chỉ biết than trời và chấp nhận sống chung với rác dù nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy nên, việc họ phản ứng cũng là lẽ đương nhiên. Không ai muốn sống chung với rác cả. Họ bây giờ đang khổ ra sao khi phải chung sống với hàng nghìn tấn rác ngay cạnh nhà của mình? Con cái họ ăn uống có bị nhiễm độc hay không? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Chúng ta không chịu được sao bắt họ phải chịu?
Ở đây, không đơn giản chỉ là việc giải quyết, đền bù của chính quyền thành phố với người dân ở bãi rác. Chúng ta cần những giải pháp căn cơ và lâu dài hơn mới mong xử lý được tận gốc rễ vấn đề này. Lượng rác thải đang ngày một lớn do gia đình, quán xá, nhà hàng, khách sạn... xả quá nhiều mỗi ngày. Không thể cứ trông chờ vào quá trình thu gom và xử lý như những gì đã tồn tại suốt bao năm qua.
Chôn lấp rác thải quá tốn kém và gây ra hệ lụy rất xấu cho nguồn nước và môi trường xung quanh về lâu dài. Chúng ta phải có công nghệ xử lý rác thải tiên tiến mà quan trọng nhất là tái chế. Nhưng trước khi nghĩ đến chuyện xử lý rác thải thế nào, mỗi người cần phải thay đổi nhận thức về việc phân loại rác. Người Việt mình chưa có thói quen phân loại rác. Rác các loại chỉ cần cho vào túi vứt đi là xong, ai dọn, ai chuyển, xử lý như thế nào không cần biết. Đó là lí do chúng ta vẫn chỉ biết mang rác đi chôn lấp. Hậu quả, chúng ta đã và đang phải trả giá cho tất cả những thói quen hàng ngày của mình.
Đã đến lúc phải nghiêm túc với thói quen phân loại rác và các quy trình xử lý tại các gia đình trước khi đổ rác, hạn chế lượng rác thải và thời gian đổ rác... như cách thực hiện quy trình 4.0 của các nước bạn trong xử lý rác, đấy chính là biểu hiện cho một thành phố thông minh. Nếu không thì sẽ không có ngân sách nào đáp ứng nổi và không có khu đất nào có thể xử lý hết được rác thải, và khi ấy người Việt sẽ ngập trong rác, ô nhiễm môi trường, không khí, nguồn nước, bệnh tật phát sinh...
Chúng ta đang gánh chịu hệ quả tất yếu của việc quá chú trọng đến phát triển cầu, đường, nhà cửa, công trình, đô thị... mà quên mất vấn đề môi trường, đặc biệt là khâu xử lý rác thải vẫn đang còn nhức nhối. Phát triển kinh tế là tốt nhưng không quan tâm đến môi trường sống thì sẽ chẳng còn giá trị gì nữa. Hành động của chúng ta ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng tới không chỉ chính chúng ta mà còn quyết định tương lai của thế hệ trẻ sau này. Hàng chục năm ăn ngủ với rác là quá đủ rồi, người Việt cần chung tay thay đổi bằng hành động cụ thể chứ không chỉ là những lời nói suông.
Ban tổ chức Olympic bị chỉ trích nặng nề sau khi phải hoãn nội dung ba môn phối hợp nam dự kiến thi đấu trên sông Seine. Tờ News của Úc thậm chí dẫn lời AFP ví đây là "trò hề trị giá tỷ đô trên sông Seine".
Rác thải nhựa chắc chắn là một trong những vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Một công nghệ tái chế đang được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn.
Một nghiên cứu mới gây sốc cho thấy tác động chết người của việc hít phải khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thải ra carbon. Kết quả cho thấy ô nhiễm không khí gây thêm 5,1 triệu ca "hết cứu" mỗi năm trên toàn thế giới.
Thời gian thay đổi mọi thứ nhưng gần đây nổi bật hơn là việc biến đổi khí hậu đang thay đổi nhiều thứ ngay trước mắt chúng ta. Hãy xem sự thay đổi nhanh chóng này lợi hại ra sao.
Từ sáng qua 15/7, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội như Duy Tân, Tôn Thất Thuyết, Chùa Láng... đã xuất hiện tình trạng rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, thậm chí tràn xuống vỉa hè, lòng đường.
Các chuyên gia đã phân tích xu hướng chất lượng không khí toàn cầu trong các năm 2010 - 2016, kết quả cho thấy 55,3% dân số thế giới đối mặt với mức ô nhiễm không khí gia tăng.
Bao bì thức ăn nhanh đã qua sử dụng của gã khổng lồ McDonald's chiếm tới 52% tổng số bao bì thải ra môi trường, theo Tổ chức Từ thiện vì môi trường Keep Britain Tidy.
Những hình ảnh rác thải la liệt trên bờ hồ Suối Hai (Ba Vì, Hà Nội) sau đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 khiến cộng đồng vô cùng bức xúc về ý thức của du khách.
Mới chỉ mở cửa các khu du lịch trở lại sau một thời gian giãn cách xã hội, hàng loạt các hiện tượng tàn phá môi trường đã xảy ra gần đây như xả rác bừa bãi, bẻ hoa, gây tiếng ồn...
Đà Lạt là địa danh mà bất cứ ai cũng muốn tới bởi phong cảnh hữu tinh và sự yên tĩnh. Thế nhưng yêu Đà Lạt mà lại vứt rác bừa bãi thì thật không thể chấp nhận được.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022