Những bệnh nhân nữ nhập viện do gặp các vấn đề về tâm thần chiếm số đông, bởi họ đều phải trải qua quá nhiều áp lực việc nhà, việc cơ quan và các mối quan hệ công việc, giao tiếp ngoài xã hội.
Theo TS. BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội), những bệnh nhân nữ nhập viện do gặp các vấn đề về tâm thần chiếm số đông. Bởi hầu hết phụ nữ đều phải trải qua quá nhiều áp lực. Họ phải đảm nhiệm quá nhiều công việc trong một ngày bao gồm: Việc nhà, việc cơ quan và các mối quan hệ công việc, giao tiếp ngoài xã hội.
Điều này khiến họ thường xuyên có cảm giác căng thẳng, lo âu, lúc nào cũng nghĩ làm sao cho tốt được tất cả mọi việc. Những căng thẳng này lâu ngày sẽ tạo thành một áp lực lớn, đè nén tâm trí người phụ nữ, khiến họ dần bị rối loạn tâm lý lúc nào không hay.
Thông thường, không phải ai cũng có dấu hiệu rối loạn tâm lý rõ rệt, việc mắc các chứng bệnh về tâm thần cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều này được minh chứng bằng việc có nhiều phụ nữ thường xuyên cảm thấy đau bụng, đau dạ dày, đau tim, khó thở, mất ngủ … không rõ nguyên nhân.
Hầu hết những người này ban đầu thường chủ quan, nghĩ đó là những bệnh lý bình thường, đau dạ dày thì tới khám chuyên khoa tiêu hóa, đau tim thì tới khám tim mạch mà không hề hay biết, chính việc bị rối loạn tâm lý, căng thẳng hay lo âu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
“Nhiều người có triệu chứng của lo âu, trầm cảm nhưng lại không hề hay biết. Bởi ban đầu bệnh chỉ xuất hiện những biểu hiện lo âu, buồn chán, tuyệt vọng, bi quan, mệt mỏi và kiệt sức. Sau đó, triệu chứng sẽ tăng dần lên tới mức khó thở, mờ mắt, ù tai, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa liên tục, đau lưng, đau đầu và luôn có suy nghĩ mơ hồ.
Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân tới đây sau khi đi khám rất nhiều nơi nhưng không thể biết và chẩn đoán ra bệnh gì.
Qua kiểm tra tiểu sử, chúng tôi mới biết do họ căng thẳng tột độ, nhiều người ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý nên lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi, ngại tiếp xúc người khác”, BS Thu nói.
Các bệnh nhân phòng Câu lạc bộ, Bệnh viện tâm thần TƯ I
Cũng theo BS Thu, nhiều phụ nữ do bị ám ảnh quá nhiều bởi công việc mà bất chấp tham gia giao thông trên đường với tâm lý không thoải mái, luôn có cảm giác hụt hẫng, lúc nhớ lúc quên, buồn bã, tuyệt vọng và rất căng thẳng nên dẫn tới việc không tập trung cho việc lái xe.
Thậm chí, có thể xảy ra tai nạn nhưng lúc tỉnh dậy cũng không thể giải thích rõ nguyên nhân là vì sao và do đâu.
19 ngày vừa yêu vừa cưới
Vào Viện tâm thần trung ương, người ta có thể bắt gặp những trường hợp điển hình của những người phụ nữ chịu áp lực tâm lý gia đình. Người “đàn bà” trẻ nhất trong khoa là Nguyễn Hà Trang, 19 tuổi, dân tộc Thái Trắng. Trang và chồng quen nhau qua lời mai mối của 1 chị gần nhà. Cả hai hẹn nhau, liên lạc qua số điện thoại.
Anh chị gặp mặt, qua lại, yêu nhau và cưới vẻn vẹn trong 19 ngày. Mọi người trong gia đình ngăn cản: “ Mày phải tìm hiểu kỹ vào, vội vàng gì mà quen nhau có 19 ngày đã lấy”. Trang bỏ ngoài tai lời của tất cả. Trang “nhắm mắt” chọn chồng.
Không công ăn việc làm, việc học hành của chị cũng bỏ dở vì vội vàng đi tới hôn nhân. Những ngày đầu tiên làm dâu, với Trang cuộc sống đầy màu sáng.
Đến tuần thứ 4 thấy Trang không đi làm, mẹ chồng càu nhàu bóng gió. Bà lườm nguýt “Con gà còn đi tìm hạt kê, hạt thóc để kiếm ăn. Đằng này…”
Chồng Trang đi phụ hồ, ngày công được 80 nghìn đồng nhưng rót hết vào xới bạc, đề đóm. “Có những đêm say khướt lôi em ra hành hạ.
Anh đánh em, bắt “quan hệ” nhiều lần và làm đủ những trò khiến em hoảng loạn. Thể xác và tinh thần bị dày vò, em rối trí và phát dại. Em không về đấy nữa đâu, em lại bị đánh, bị điên lại khổ bố mẹ e lắm, tiền không có.
Bố làm bốc vác, mẹ thì làm công nhân. Bao giờ viện cho về em sẽ kiếm tiền đi học thêm. Em mơ làm nghề dạy trẻ, ao ước lắm nhưng chưa được thực hiện. Tạm thời, em ở đây thích hơn chẳng lo bị đánh”.
Trường hợp chị Đào Thị Thủy (Hưng Yên) cũng nhập viện, hóa điên do áp lực gia đình. Lấy chồng từ năm 19 tuổi, mẹ chồng chị mất khi bố chồng hơn 40 tuổi.
Một mình ông gà trống nuôi con nên nhiều áp lực về tâm sinh lý. Ông lôi các con để chì chiết “hành hạ”.
Chị là giáo viên đến trường cả ngày, có hôm buổi trưa ở nhà mẹ đẻ ăn cơm, bố chồng cứ nghi ngờ là con dâu đi họp, đi dạy học hay đi cặp bồ hú hí. Cứ đến giờ chị đi làm, ông mở ti vi thật to rồi nói cạnh khóe.
Con chó nhà chị lên cơn dại, leo lên tầng nhà ông ngã chết. Ông gọi bạn về thịt chó. Ông nói bóng gió chị “con chó này nếu đi chữa thì sẽ không khỏi mà sẽ bị tâm thần, dở người”.
Đến giờ nghỉ trưa, ông ra đằng sau nhà phát tàu lá chuối nói vọng vào: “Mày bướng à, ông cho mày chết, mày cứng cổ à, ông cho mày chết này”. Những áp lực từ bố chồng chất lên thành núi. Chị hoảng loạn và xin chồng vào nhập viện.
Giường bệnh đầu tiên trong khoa 6 có trường hợp chị Nguyễn Thị Quân (SN 1979, Hà Nội) là nặng và đặc biệt nhất. Chị cũng phát điên vì những khoản nợ từ chồng chơi bời.
Chị thuê nhà bán rau ở chợ Văn Điển, anh làm xe ôm. Anh hiền lành, không đánh chửi chị bao giờ nhưng tiền ném vào lô đề nhiều quá khiến chị uất ức mà hóa điên. Những ngày đầu, Quân thường xuyên cào cấu người nhà.
Ai nói gì cũng chửi lại, gào lên. Thời gian đầu tiên “phát bệnh”, Quân cởi quần áo một cách tự do không phân biệt đâu là ở nhà, đâu là ngoài đường.
Chị thường xuyên mất ngủ, có hôm thức trắng cả đêm và ảo tưởng nói nhảm: “ Ai họ cứ chụp ảnh, rủ con đi đâu. Có cô 9,10 cứ rủ đi. Mẹ cho con đi lên chùa”.
Quân sợ nước không cho người thân tắm. Mẹ đẻ lên trông con cứ múc một chậu nước đầy thì chị đổ đầy xà phòng vào chậu, đóng kín cửa và giẫm bọt cho lênh láng khắp phòng.
Nhiều lần phá cửa gọi con, Quân luôn trong trạng thái ngồi cười hềnh hệch, khua múa chân tay. Khi sinh hoạt cá nhân hay uống nước Quân không ngồi yên mà thổi phì phì vào mặt người trong nhà ném bát đũa.
Năm đầu tiên khi phát bệnh và chưa đưa xuống viện tâm thần, tình trạng bệnh rất nặng. Có những khi chị đuổi đánh cả bố mẹ: “ Tao không cần thiết đến ai, mặc kệ tao”.
Quân đập phá mọi thứ trong nhà, sợ những gì màu đỏ, Đặc biệt khi được người nhà dỗ uống thuốc viên con nhộng lại hét toáng và hoảng loạn: “Chúng mày cho em uống máu tươi à”.
Quân vào bệnh viện điều trị lần đầu tiên vào năm 2009, do không chịu được áp lực từ chồng. Ngày chúng tôi đến thăm, trên giường bệnh của chị ngổn ngang những đồ đạc, giấy tờ của hai mẹ con.
Chị bảo, xin bác sĩ được rồi, cuối tuần này sẽ xuất viện. Chị về nhà cho khuây khỏa rồi năm bữa, nửa tháng nữa lại vào. Ở trong này, những lúc tỉnh táo chị lại nhớ con, nhớ nhà da diết.
Quân, Trang và Thủy là 3 trong số trường hợp bệnh nhân nặng tại khoa 6, Bệnh viện tâm thần. Những ngày đầu tiên vào viện đa phần bị hoảng loạn và rối loạn cảm xúc nặng nhất.
Tổng hợp theo VTC
Đây là những bức vẽ hài hước và trung thực về sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy đàn ông và phụ nữ có những khác biệt cơ bản một trời một vực nhưng rõ ràng hai phái này không thể sống thiếu nhau.
Đang giữa mùa dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống nhưng các bạn nam sinh vẫn không quên dành tặng những điều bất ngờ ngày 8/3 cho các bạn nữ.
Có quá nhiều sự đáng yêu mà các nam sinh mang lại cho các bạn nữ trong lớp nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay.
Mẹ vẫn thế, luôn thầm lặng hy sinh. Trớ trêu thay, phải tới lúc trưởng thành rồi con mới nhận ra tình yêu vô bến bờ đó.
Mỗi người bình thường đều có những ước mơ, nghĩ suy riêng cho bản thân. Vậy mà sự hy sinh quá lớn của Mẹ lại vô hình trung khiến ta không ít lần ích kỷ mà quên mất.
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, RD.com giới thiệu 10 câu chuyện khác nhau của những người mẹ, người con kể lại những trải nghiệm xúc động về tình mẹ.
8/3 thì con trai trong lớp phải tổ chức một buổi lễ thật hoành tráng cho các bạn nữ. Nhưng lớp học này lại chơi trội khi các bạn nữ tự tay tổ chức tiệc cho... toàn bộ con trai trong lớp.
Chỉ là ship hoa cho cô gái xinh đẹp nọ ngày 8/3 nhưng mọi người xung quanh cứ ngỡ anh chàng là nam chính nên liên tục cổ vũ: "Hôn đi, hôn đi".
Tổ chức ngày 8/3 sang chảnh một lần xem lớp khác có trầm trồ không quả là một quyết định sáng suốt của đám con trai lớp học này.
Nhân ngày 8/3, bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi lời chúc tới một nửa thế giới: "Là một phụ nữ hiện đại, bạn phải dám nghĩ lớn và hành động quyết liệt".
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022