TIN SỰ KIỆN

Cô giáo 9x người Mường lọt tốp 50 giáo viên toàn cầu 2020

Từ chối vị trí giám đốc đại diện của một công ty dược, Phượng chọn quay về chính nơi mình sinh ra để làm cô giáo với mong muốn “trả món nợ ân tình mà nhà nước và quê hương đã nuôi mình trong suốt quãng thời gian đi học”.

Ngày 19/3, Tổ chức giáo dục Varkey Foundation công bố danh sách "50 giáo viên toàn cầu" từ hơn 10.000 ứng viên. Giải thưởng thường niên này nhằm tôn vinh thầy cô có đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục.

Tại Việt Nam, cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ đã trở thành đại diện lọt vào tốp 50 giáo viên xuất sắc nhất này.

Cô giáo giúp học sinh “vượt biên không visa”

Ngôi trường THPT Hương Cần nơi cô giáo Phượng đang giảng dạy những năm gần đây được coi là “điểm sáng trong phong trào đổi mới sáng tạo dạy và học” của tỉnh Phú Thọ. Dù cho ngôi trường này có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ vào công nghệ thông tin và mạng Internet, cô Phượng đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.

Với mong muốn “đưa những học sinh miền quê trở thành công dân toàn cầu”, cô Phượng đã từng bước chứng minh rằng “giáo dục là không giới hạn”. Không chỉ dạy cho những học trò của mình, cô giáo trẻ còn dành thời gian dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột của Ấn Độ, trẻ em ở Nam Phi cho đến các lớp học trực tuyến tại California, Mỹ.

“Bất cứ học sinh nào ở bất kỳ đâu cũng có thể thừa hưởng một nền giáo dục tốt nhất. Đó là lý do mình muốn quay trở lại quê hương của mình”, Phượng bộc bạch.

Từ chối vị trí giám đốc đại diện của một công ty dược, Phượng chọn quay về chính nơi mình sinh ra để làm cô giáo.

Phượng vốn sinh ra từ vùng quê nghèo Yên Lập - một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, cô thấu hiểu những khó khăn mà học sinh miền núi gặp phải khi tiếp cận với việc học ngoại ngữ.

“Trước đây mọi thứ chúng mình đều phụ thuộc vào thầy cô và sách giáo khoa. Mình luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để tiếp cận với môi trường tiếng Anh như viết thư tay cho bạn nước ngoài, mua các tờ báo cũ về dịch hay cuối tuần xem bản tin tiếng Anh trên tivi. Cứ thế, mình bắt đầu cảm thấy đam mê với tiếng Anh”.

Nhà ở đối diện trường học, Phượng thích cảm giác được làm cô giáo đứng trên bục giảng. Bố Phượng thấy vậy bèn đi chặt gỗ về ghép thành tấm bảng cho con gái đứng tập làm cô giáo.

Phượng thầm biết ơn bố mẹ mình - những người luôn tạo ra môi trường học tập tích cực cho các con. “Mình nhớ có những lần hai bố mẹ đèo nhau đi tận 20km chỉ để mua cho mình một cuốn sách tham khảo. Cả bố và mẹ đều luôn coi trọng việc học của hai chị em mình”.

Cấp 2 theo học trường dân tộc nội trú huyện, đến cấp 3 là ngôi trường nội trú tỉnh, những ngôi trường này đã chắp cánh cho ước mơ của Phượng. “Khi học tới THPT, mình cũng không dễ dàng tiếp cận được với môi trường ngoại ngữ. Vì thế, cuối tuần được nghỉ, mình lại tham gia vào phòng chat trên ứng dụng Yahoo để tìm một vài người bạn nước ngoài giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp”.

Năm 2009, Phượng đạt giải Hoa Trạng Nguyên - giải thưởng dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Tân Tạo trao tặng. Dù có cơ hội được đi du học, Phượng vẫn quyết định ở lại nước và theo học tại Trường ĐH Hà Nội.

Dù có cơ hội được đi du học, Phượng vẫn quyết định ở lại nước.

Tốt nghiệp cao học với tấm bằng loại ưu, Phượng được một công ty dược của Pakistan mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với một mức lương hấp dẫn. Nhưng cô đã từ chối để tiếp tục đi học thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh.

Ngày Phượng quyết định trở về quê hương làm cô giáo trường làng, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đều bất ngờ. Nhưng cô giáo trẻ khi ấy tâm niệm: “Những năm tháng phổ thông mình được đi học nhờ vào sự quan tâm của Nhà nước. Mình muốn trả món nợ ân tình mà Đảng, Nhà nước và quê hương đã nuôi dưỡng trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường”.

Giáo dục không có khoảng cách

Là một giáo viên trẻ có sự năng động và tràn đầy ý tưởng, cô giáo miền núi tích cực tham gia vào các buổi phát triển chuyên môn trên phạm vi toàn cầu. Những diễn đàn kết nối là nơi cô giáo Hà Ánh Phượng tích cực lan tỏa và chia sẻ sáng kiến tới nhiều đồng nghiệp trên khắp mọi miền.

“Có thể điều kiện của nhiều học sinh miền núi không bằng những học sinh vùng xuôi; các em sau giờ học vẫn phải đi làm đồi, làm rừng nhưng hơn hết, các em luôn có ước mơ, năng lực và rất độc lập”.

Điều này có lẽ được minh chứng rõ ràng nhất qua các tiết học của cô Phượng. Những học sinh người Mường trong tiết học đầu tiên tiếp xúc với bạn bè quốc tế còn e dè, lạ lẫm. Nhưng bằng niềm tin của cô giáo trẻ “nếu thầy cô và học trò cùng cố gắng thì mọi điều đều có thể vượt qua”, những tiết học dần trở nên sôi nổi, hào hứng.

Cô Phượng cùng học sinh nghiên cứu xây dựng dự án “Nói không với ống hút nhựa”.

Giờ đây, ngồi trong lớp, học trò của cô Phượng có thể tự tin giới thiệu về những nét văn hoá đặc trưng của người Mường với một thầy giáo Mỹ, nhưng đó không phải là cách giao tiếp truyền thống mà thông qua một buổi học trực tuyến ở hai điểm cầu là Washington và một xã miền núi của Việt Nam.

Học trò của cô cũng không ngần ngại đứng lên thuyết trình trong buổi báo cáo dự án “Nói không với ống hút nhựa”. Đó cũng là một giờ học kết nối hơn 7 quốc gia tới từ 4 châu lục. Trong tiết học này, các em đã mang đến những sản phẩm được làm từ chiếc ống hút tre và giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ấy để lan toả tới các bạn bè quốc tế.

“Học sinh ở Mỹ, học sinh tại Việt Nam và học sinh Ấn Độ,… dù cho các em khác nhau về màu da và khoảng cách địa lý xa xôi, nhưng hàng ngày vẫn có thể trò chuyện với nhau về những câu chuyện văn hóa và cuộc sống thường nhật. Nhìn những ánh mắt lấp lánh, tự tin khi giao tiếp tiếng Anh của học trò, mình tin rằng các em sẽ trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai”, cô giáo trẻ nói.

Cô giáo Phú Thọ cũng cho rằng, việc đưa giáo dục “xuyên biên giới” giờ đây không còn quá nhiều rào cản. Chỉ với một chiếc laptop được kết nối mạng, giáo viên hoàn toàn có thể đưa học sinh “tới năm châu” mà chi phí không hề tốn kém.

Trong tương lai, cô giáo trẻ mong muốn sẽ phát triển một kênh Youtube chuyên dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh và chia sẻ các hoạt động phát triển chuyên môn, đồng thời tích cực cho ra đời nhiều dự án liên quan đến dạy học vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thúy Nga (Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/co-giao-9x-nguoi-muong-lot-top-50-giao-vien-toan-cau-2020-624760.html)


* Nội dung liên quan:

>> Cô giáo dạy học với biện pháp phòng dịch Covid-19 siêu "bá đạo", thách thức mọi loại virus bén mảng

>> Dạy online mùa dịch, cô giáo xinh đẹp khiến nam sinh quên học quay ra "lầy lội thả thính"

>> Cầm tấm bảng "Cô yêu cả lớp" khi dạy online mùa dịch Covid-19, cô giáo lớp "người ta" gây sốt trên mạng


TIN LIÊN QUAN

Chấn động: Cô giáo bị tố “tằng tịu” với cha của học sinh, gửi ảnh nhạy cảm, làm cả thẻ xe chung cư

Quá bức xúc và đau khổ, vào ngày 13/9/2022, chị T. đã làm đơn tố cáo và gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học N.Q để tố cáo bà L. có quan hệ bất chính với phụ huynh học sinh.

2 VĐV nước ngoài được yêu thích nhất SEA Games 31: "Phù thủy" Reyes và "người hùng" Timor Leste

2 VĐV nước ngoài được yêu thích nhất SEA Games 31: "Phù thủy" Reyes và "người hùng" Timor Leste

Đến thời điểm hiện tại, "phù thủy" Reyes (Philippines) và "người hùng" Timor Leste - Felisberto de Deus là 2 VĐV nước ngoài được yêu thích nhất SEA Games 31. Những câu chuyện phía sau vinh quang của họ truyền cảm hứng tới nhiều người.

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Nam sinh bất ngờ mang cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên về trường chuyên Sư phạm

Vào thi Quý với tấm "vé vớt" nhưng Lưu Đào Dũng Trí đã bất ngờ giành vòng nguyệt nghề và mang cầu truyền hình chung kết lần đầu tiên về cho rường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Cô giáo diện áo dài trên lớp đẹp tựa nàng thơ trong sách Ngữ văn được học trò chụp lén

Cô giáo diện áo dài trên lớp đẹp tựa nàng thơ trong sách Ngữ văn được học trò chụp lén

Chỉ từ những bức ảnh chụp lén của học sinh đăng tải, cô giáo bất ngờ nổi như cồn, thu hút sự chú ý từ dân mạng bởi nhan sắc quá đỗi xinh đẹp.

Học sinh chụp lén, cô giáo gây sốt với khoảnh khắc xinh đẹp, trẻ trung chẳng kém gì học trò

Học sinh chụp lén, cô giáo gây sốt với khoảnh khắc xinh đẹp, trẻ trung chẳng kém gì học trò

Chỉ từ những bức ảnh chụp lén của học sinh, cô giáo trẻ đã khiến dân mạng xao xuyến với vẻ ngoài xinh đẹp, dịu dàng, trông như vừa mới ra trường.

"Nghẹn tim" trước loạt "cực phẩm" giáo viên trường "người ta" trông như siêu mẫu đẳng cấp thế giới

"Nghẹn tim" trước loạt "cực phẩm" giáo viên trường "người ta" trông như siêu mẫu đẳng cấp thế giới

Học trò trên khắp các trang MXH đang trầm trồ không ngớt khi truyền tay nhau ngắm loạt ảnh giáo viên nước ngoài của một ngôi trường ở Hà Nội trong buổi lễ khai giảng năm học mới.

Nam nữ ngồi chung ghế trong lễ khai giảng tạo hình ảnh không đẹp, cô giáo thẳng tay “xử” khiến dân tình hoan hô

Nam nữ ngồi chung ghế trong lễ khai giảng tạo hình ảnh không đẹp, cô giáo thẳng tay “xử” khiến dân tình hoan hô

Tình yêu vốn chẳng sai đâu, nhưng nếu để cô phải ra tay thế này thì chắc chắn là sai rồi nhé! Học trò ngày nay bạo dạn thật đấy, bất chấp nắng nóng, không ngại thể hiện tình cảm với nhau.

Đỗ liền 6 lớp chuyên của 4 trường THPT tốp đầu Hà Nội, nam sinh được dân mạng ví như người ngoài hành tinh

Đỗ liền 6 lớp chuyên của 4 trường THPT tốp đầu Hà Nội, nam sinh được dân mạng ví như người ngoài hành tinh

Không chỉ trúng tuyển 6 nguyện vọng vào trường chuyên, Nguyễn Đức Hiệp (học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) còn là thủ khoa kiêm á khoa.

Thầy cô tâm lý nấu chè đậu đỏ khao toàn bộ khối 12, thế này không đỗ tốt nghiệp mới lạ!

Thầy cô tâm lý nấu chè đậu đỏ khao toàn bộ khối 12, thế này không đỗ tốt nghiệp mới lạ!

Đang học bỗng dưng toàn trường bị lôi hết xuống sân, tưởng chuyện nghiêm trọng hóa ra là hành động "ngọt lịm" của thầy cô giáo.

Khi cô chủ nhiệm dạy môn Sinh học thì bánh sinh nhật cũng phải mang đậm dấu ấn bộ môn thế này

Khi cô chủ nhiệm dạy môn Sinh học thì bánh sinh nhật cũng phải mang đậm dấu ấn bộ môn thế này

Sinh học là môn học gần gũi nhất với đời sống chúng ta. Và nó càng trở nên thú vị và đáng yêu khi bạn có cô giáo chủ nhiệm dạy bộ môn Sinh học đấy!

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020