Có những dấu hiệu này chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, mẹ cứ việc yên tâm ngồi chờ ngày “lâm bồn” suôn sẻ thôi nhé!
Tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai là lúc nào tâm trạng cũng hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh không? Hồi em mang thai đứa con đầu lòng cũng vậy các mẹ ạ! Lúc nào em cũng nôn nao, chờ đến ngày khám thai định kì để được bác sĩ siêu âm, kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi. Chồng em còn bảo em nghiện đi siêu âm còn hơn nghiện chồng các mẹ ạ! hihi. Nhiều lúc thăm khám xong dù bác sĩ bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi đều ổn định nhưng em vẫn canh cánh nỗi lo và không khỏi tự hỏi: “Liệu con có đang phát triển tốt?”
Một lần, chồng chở em đi siêu âm và mách lẻo với bác sĩ về cái sự khéo lo của em. Bác sĩ nghe chỉ cười rồi trấn an vợ chồng em. Bác ý bảo “Đây là tâm trạng chung của hầu hết các mẹ bầu chứ không riêng gì em.Thực ra, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.”
Ôi, em nghe mà mừng trong bụng quá các mẹ ạ! Để giúp em yên tâm hơn về sự phát triển của thai nhi trong bụng, bác ý đã chỉ dẫn em cách theo dõi, nhận biết những dấu hiệu thông báo em bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Mẹ nào có chung nỗi lo với em, muốn biết con trong bụng có khỏe mạnh và đang phát triển tốt hay không thì vào đây xem nha!
Mẹ bị ốm nghén
Ốm nghén thường “nặng” nhất vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ sảy thai cao nhất nên các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Các mẹ hãy nhớ, ốm nghén là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi 1 em bé đang lớn lên trong cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thực phẩm, thèm một món ăn nào đó, buồn nôn, đau tức ngực, đau thắt lưng,…
Chú ý: Dấu hiệu ốm nghén rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng mẹ bầu thấy mình mất hẳn các hiện tượng thai nghén (trong 3 tháng đầu) thì đó là tín hiệu không tốt chút nào. Thông thường, đến khoảng tháng thứ 4 – 5, dấu hiệu nghén sẽ dần mất đi đi và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thai nhi hiếu động
Bắt đầu từ tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được hoạt động của em bé trong bụng, đầu tiên là những cái “thai máy”, tiếp theo là những cú đạp, nhào lộn mạnh mẽ. Đến tháng thứ 6 bé còn có các phản ứng cụ thể với âm thanh bên ngoài.
Để biết em bé của mình có khỏe mạnh hay không, mẹ bầu nên học cách đếm số lần cử động thai. Việc đếm cử động của thai nhi bao gồm: những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thọc mạnh (không tính đến nấc). Nếu thai khỏe mạnh, người mẹ có thể đếm được 10 cử động của bé trong vòng 2h. Nếu 10 lần chuyển động của bé không xuất hiện trong 2h thì đó chắc chắn là dấu hiệu không bình thường.
Chú ý: Những cử động của bé sẽ giảm khi sang tháng thứ 9. Lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp.
Thường xuyên đi tiểu
Các mẹ đừng than vãn vì việc này nữa nhé! Thực ra, đi tiểu thường xuyên chứng tỏ thai nhi đang không ngừng phát triển, tử cung của mẹ từ đó cũng giãn ra theo sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ thường xuyên cần “giải quyết”.
Dấu hiệu này sẽ theo mẹ trong suốt 9 tháng thai kỳ, đặc biệt khi tử cung càng phát triển mạnh vào những tháng cuối thì mẹ càng gặp tình trạng này nhiều hơn.
Mẹ tăng cân đều
Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
Nếu trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, mẹ thấy mình tăng trung bình khoảng 0,3 – 0,5kg/tuần thì có nghĩa là em bé đang rất ổn đấy nhé!
Cảm giác đau nhẹ
Khi thai nhi phát triển càng lớn thì cơ thể mẹ bầu ngày càng nặng nề, khó chịu và mệt mỏi. Chính vì vậy nếu bà bầu thấy có cảm giác đau lưng, đau mỏi người thường xuyên. Tuy nhiên, một khi mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhói hoặc quá mức một cách thường xuyên thì nên đi khám xem nhé!
Ngực căng đau
Mẹ bầu nào cũng cảm thấy đau tức ngực, đau nhức ở tuyến vú hay ngực căng sưng trong thời kỳ mang thai (còn có thể tiết sữa non). Hãy vui mừng vì đây đều là những dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hiện tượng ngực căng đau chứng tỏ bộ phận này đang hình hành sữa để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ đó!
Theo WTT
Ngoài sự rèn luyện, quyết tâm, việc con có trở thành thiên tài hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên bẩm.
KhỏeGiangnt | 10/07/2019Từ những năm 70 của thế kỷ XX, băng vệ sinh mới được con người phát minh ra. Vậy trước đó, chị em đã sử dụng những cách gì để đối phó khi tới kì kinh nguyệt hàng tháng?
KhỏeHuyền | 13/03/2019Gần gũi với đời sống của mọi người, nhưng ít quý cô biết được những tác dụng làm đẹp thú vị của đá lạnh dưới đây.
KhỏeHuyền | 13/03/2019Chế độ dinh dưỡng quyết định 80% khả năng thành công, Al-Suwaidi đúc rút kinh nghiệm sau khi giảm từ 130 kg xuống còn gần 80.
KhỏeRostrean | 30/11/2018Dưới đây là những cách đơn giản mà hữu ích giúp bạn làm dịu bớt cơn đau trong giai đoạn mọc răng khôn.
KhỏeRostrean | 27/11/2018Nằm viện 1 tháng tại Bệnh viện Xanh-Pôn, người phụ nữ vô danh không có ai đến nhận
KhỏeRostrean | 27/11/2018Mang tất ướt đi ngủ không chỉ giúp bạn chống sốt, chống ho mà đi tất ướt còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống ác mộng.
KhỏeRostrean | 07/11/2018Lưỡi màu vàng báo hiệu bạn đang bị bệnh dạ dày hoặc gan, lưỡi màu xanh chứng tỏ thận có vấn đề.
KhỏeRostrean | 07/11/2018Khó ngủ, mất ngủ làm bạn mệt mỏi, uể oải? Làm thế nào để đặt lưng xuống mà ngủ được ngay là vấn đề vô cùng nan giải. Tuy nhiên, đừng lo, hai phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
KhỏeBắc | 02/11/2018Bạn lo lắng về những hột mụn lẹo to đùng trên mắt, bạn ngại đi gặp bác sĩ. Hãy yên tâm bạn có thể chữa dứt điểm mụn lẹo tại nhà trong thời gian ngắn nếu áp dụng những cách này.
KhỏeBắc | 26/10/2018