Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.
Chia sẻ với phóng viên, chị C. (phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Tam Hưng A) cho hay, nhà trường liên kết với một đơn vị mở các lớp Kỹ năng sống, Toán, Tiếng Anh và Gym kids (hoạt động tăng cường giáo dục thể chất) cho trẻ từ 3 tuổi. Song, theo vị phụ huynh, điều đáng nói là những trẻ không đăng ký học phải tạm rời lớp hoặc ra sân trường ngồi.
“Con đi học về, bảo mẹ rằng cô không cho ngồi trong lớp, phải ra ngoài sân ngồi cho các bạn học Toán, Tiếng Anh. Còn ở giờ liên kết dạy kỹ năng sống, cả lớp có 4-5 bạn không đăng kí học phải sang một phòng khác ngồi”, chị C. nói.
"Trời rét mà các con phải ra sân đứng chỉ vì chuyện trường liên kết dạy ngoại khóa”, phụ huynh nói thêm.
Chị C. cho hay, tất cả các khối lớp đều xảy ra việc như vậy, không phải chỉ riêng đối với lớp con mình. Vị phụ huynh bày tỏ sự không hài lòng bởi việc này như “ăn bớt” mất thời gian học chính khóa con được hưởng, vô lý “khi phải đóng tiền học ngoại khóa ngay trên giờ học chính khóa”.
“Tất cả các buổi ngoại khoá nhà trường đều sắp xếp thời gian vào giờ học chính khoá của các con, như vậy là sai hay đúng?”, chị C. thắc mắc.
Chưa kể, theo phụ huynh, việc học ngoại khoá, mới đầu khi giáo viên chủ nhiệm đưa ra để phụ huynh đăng ký là một mức phí khác. Phụ huynh vừa đăng ký xong, mức phí của các hoạt động này lại tăng lên. “Việc này khiến chúng tôi có cảm giác như bị lừa”, chị C. nói.
Trường Mầm non Tam Hưng A, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Sáng 22/11, bà Nhữ Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Hưng A lên tiếng trả lời rằng không có việc trường để trẻ ngồi ngoài trời lạnh, để nhường chỗ cho các bạn khác học. “Chỉ khi trường tổ chức hoạt động kỹ năng sống, các trẻ đăng ký học được ra ngoài học. Những trẻ không đăng ký tham gia học cũng được ra ngồi cùng, chúng tôi cũng không để các em ngồi riêng.
Hoặc một giáo viên đưa nhóm trẻ học xuống học kỹ năng sống, giáo viên còn lại ở lại trên lớp trông và tổ chức các hoạt động bình thường với nhóm trẻ còn lại. Không có việc để các em ngồi một khu vực riêng, ngồi im không tham gia hoạt động giáo dục gì”, bà Thủy khẳng định.
Bà Thủy giải thích thêm, với lớp còn lại ít trẻ không đăng ký học ngoại khóa (ví dụ lớp 20 trẻ nhưng đến 18 trẻ đăng ký học), bà vẫn nói các giáo viên có thể cho các em ra cùng tham gia “cho các em đỡ tủi thân”. Lớp nào số trẻ không đăng ký đông, trường sẽ chia 1 giáo viên đi cùng các học sinh học, một giáo viên ở lại cùng lớp. Bà Thủy khẳng định, với các giờ học ngoại khóa liên kết, nhà trường bố trí phòng chức năng riêng để triển khai chứ không tổ chức tại lớp, do đó không để tình trạng số không đăng ký học phải rời lớp để nhường cho số đăng ký học ngoại khóa.
Chỉ riêng hoạt động kỹ năng sống, trẻ ra hoạt động ở ngoài trời, những trẻ không đăng ký cũng ra ngoài cùng.
Theo vị hiệu trưởng, mỗi ngày, trẻ có hoạt động học chung, sau đó đến các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều,... bổ trợ cho hoạt động chính. “Chúng tôi chỉ lồng ghép một ít các hoạt động và thường diễn ra sau những giờ hoạt động chính”, bà Thủy nói.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, lịch phân bổ các giờ học ngoại khóa này của trường lại “đè” lên trong giờ chính khóa.
Ví dụ lịch học kỹ năng sống vào Thứ Năm hàng tuần, từ 8h15 đến 8h50; hay lịch học Gym kids vào chiều Thứ Năm hàng tuần, từ 15h25 đến 15h55; hay lịch học Toán thông minh vào sáng Thứ Ba hoặc Thứ Sáu từ 8h15 đến 8h45,... Đây là những khung giờ trong giờ chính khóa.
Lịch học ngoại khóa ở khu Đại Thanh của Trường Mầm non Tam Hưng A được giáo viên chủ nhiệm chia sẻ tới các phụ huynh.
Như vậy, việc này, với những học sinh đăng ký ngoại khóa có thể không ảnh hưởng. Song, với những học sinh không đăng ký, lại thành mất luôn cả giờ chính khóa (như hoạt động ngoài trời,...) đương nhiên được thụ hưởng.
Về việc này, bà Thủy cho hay sẽ xem lại phân công của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
“Chắc cũng sẽ có một vài hoạt động ngoại khóa có thể các cô đưa vào sau giờ hoạt động chính của trẻ, tức vào giờ đúng nghĩa là hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,... Nếu đúng như thế, tôi sẽ phải điều chỉnh lại”, bà Thủy nói.
Bà Thủy lý giải thêm: “Với cấp mầm non, thường trẻ đi học từ sáng đến chiều tối. Nếu đúng theo quy định, phải sau khi hết giờ chính khóa (từ 8h sáng đến 16h30) mới bắt đầu tổ chức giờ ngoại khóa. Nhưng lúc đó, lại hơi muộn, phụ huynh muốn đón con về, chúng tôi không thể đưa các hoạt động ngoại khóa vào để bổ trợ được”.
Được biết, cả 4 hoạt động ngoại khóa gồm Toán thông minh, Tiếng Anh, Kỹ năng sống, Gym kids, Trường Mầm Non Tam Hưng A đều liên kết với 1 đơn vị cung cấp là Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng Hồng Đăng.
Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Đi cùng với chất lượng giảng dạy, học tập vượt trội, các trường THPT chuyên ở Việt Nam ngày càng hiện đại, khang trang, đẹp và sang chảnh hết nấc.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tính đến thời điểm hiện tại, các địa phương trên cả nước vẫn chưa cho học sinh quay trở lại học tập tại trường lớp.
4 trường hợp hết sức hy hữu này xảy ra tại Hà Nội và Quảng Ninh. Các bài thi đã phải lập biên bản, niêm phong riêng và chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ GD&ĐT.
Trước tình hình dịch bệnh đang có diễn biến hết sức phức tạp, Bộ GD&ĐT cho biết, các địa phương có thể sẽ tổ chức lễ khai giảng theo hình thức trực tuyến.
Nhiều người cho rằng, câu hỏi 117, mã đề 310 môn Giáo dục công dân có các đáp án đưa ra không thuyết phục. "Tôi cho rằng các đáp áp đưa ra chưa thật sự chặt chẽ.", một luật sư nói.
Trước những diễn biến mới của dịch Covid-19, một số địa phương đã cho học sinh nghỉ học hè để đảm bảo sức khỏe và tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của trường này trong nhiều năm qua.
Production Paradise vừa công bố những người chiến thắng Giải thưởng Spotlight 2024. Hãy cùng chiêm ngưỡng 14 tác phẩm từ những nhiếp ảnh quảng cáo xuất sắc nhất của cuộc thi.
Sự kiệnThuận Thiên | 03/10/202415 tác phẩm chiến thắng giải thưởng IPA 2024 - Giải thưởng Nhiếp ảnh Quốc tế đã được công bố. Cuộc thi nhiếp ảnh này có cả hạng mục chuyên nghiệp và không chuyên.
Sự kiệnThuận Thiên | 24/09/2024Hãy cùng chiêm ngưỡng 20 bức ảnh đẹp nhất từ sự kiện Giải thưởng Ảnh quốc tế Tokyo - TIFA 2023 trong bối cảnh thời hạn nộp bài cho năm 2024 kéo dài đến ngày 30/9.
Sự kiệnThuận Thiên | 17/09/2024Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành cơn bão số 4 trong năm và hướng về quần đảo Hoàng Sa.
Sự kiệnTessie | 17/09/2024Câu chuyện về bé Nguyễn Quốc Bảo (2016) ở Tuyên Quang mất cả bố và em gái trong cơn lũ vừa qua đã khiến nhiều người xót xa.
Sự kiệnTessie | 16/09/2024Giải thưởng Nhiếp ảnh Quốc tế Budapest (BIFA) sắp diễn ra, hãy cùng chiêm ngưỡng 20 bức ảnh quảng cáo đẹp nhất năm 2023 của cuộc thi này.
Sự kiệnThuận Thiên | 13/09/2024Hình ảnh sao kê có ghi tập thể nghệ sĩ Rạp Xiếc Trung Ương (Liên đoàn Xiếc Việt Nam) ủng hộ đồng bào bão lũ 10.000 đồng đang gây xôn xao trên mạng xã hội.
Sự kiệnHào Hiệp | 13/09/2024Cầm trên tay chiếc khăn mặt, chiếc dép ở lớp của Quân - một trong 18 cháu bé không qua khỏi, mất tích sau trận lũ quét ở thôn Làng Nủ, cô giáo mầm non Hoàng Thị Nự khóc nức nở.
Sự kiệnTessie | 12/09/2024Theo dự báo thời tiết, mưa lớn vẫn còn xảy ra ở khu vực Bắc Bộ. Nhiều sông lũ tiếp tục ở mức khẩn cấp, gây ngập lụt diện rộng, sạt lở đất ở miền núi. Đến cuối tuần thời tiết có sự thay đổi.
Sự kiệnHào Hiệp | 11/09/2024Lũ trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình, sông Hồng đang lên. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay (11/9).
Sự kiệnTessie | 11/09/2024