Niềm vui cúp vàng AFF Cup vẫn còn nguyên, nhưng chấn thương ở bàn chân của Đình Trọng khiến anh không thể góp mặt ở Asian Cup. Điều này đang khiến anh rất buồn.
Hoàn toàn xứng đáng được vinh danh vì những nỗ lực thầm lặng ở hàng phòng ngự trong cuộc thư hùng hôm 15/12, "anh chàng sơ vin" đã thể hiện những màn trình diễn ấn tượng khi liên tiếp có những pha cản phá, bọc lót tỉnh táo. Trọng cùng Duy Mạnh và Quế Ngọc Hải kết hợp ăn ý để tạo thành "lá chắn thép" trước mọi đối thủ, che chắn bằng sự nỗ lực 100% và có thể hơn thế nữa cho khung thành của Văn Lâm.
Một người hâm mộ lớn tuổi từng khẳng định: "Tôi tin, tương lai Trọng sẽ là nhạc trưởng của đội tuyển". Chuyện tương lai tất nhiên chưa ai có thể biết trước, còn cậu bé Đình Trọng ngày ấy tay ôm bóng, tay kéo quần chạy khắp xóm làng của hiện tại vẫn luôn xem bóng đá là cốt lõi trong đời sống của mình.
Trần Đình Trọng - chàng trung vệ 21 tuổi gốc Gia Lâm, Hà Nội.
"Thanh niên nghiêm túc" sơ vin trong mọi trận đấu.
Trần Đình Trọng trở về từ đất Thường Châu sau khi khuất phục các tiền đạo cao lớn đến từ Australia, Syria, Iraq, Qatar và Uzbekistan. Có những pha cứu thua trên vạch vôi thời điểm đó của Trọng, ở một chừng mực nào, còn giá trị hơn cả những bàn thắng trực tiếp.
Gần 11 tháng sau, 90 phút trên "chảo lửa" Mỹ Đình trong trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Malaysia thật ra cũng không đủ để chứng minh sự toả sáng của anh chàng này. Mà có lẽ cả giải đấu lần này mới thực sự vẽ ra cho người hâm mộ bức chân dung toàn diện nhất về anh.
Trung vệ 21 tuổi này chỉ cao 1m74 nhưng biết cách phòng ngự, bọc lót, tranh chấp khôn ngoan và xử lý mọi tình huống gần như là hoàn hảo. Trọng luôn xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ và "chở che" Văn Lâm nhiều bàn thua trông thấy.
Ông Trần Văn Hùng, bố ruột Trọng, là một người khá khó tính. Không giống vợ mình, là bà Nguyễn Thu Hương, ông Hùng ban đầu không hề thích con trai theo nghiệp "quần đùi, áo số". Trọng thích và đam mê bóng là một chuyện, chuyện còn lại phụ thuộc nhiều vào gia đình.
Ông Trần Văn Hùng bên những kỷ vật bóng đá của Đình Trọng.
Hiện tại, Đình Trọng là cầu thủ thuộc biên chế của CLB Hà Nội. Năm 10 tuổi, anh từng tham gia Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc và may mắn lọt vào “con mắt xanh” của các HLV Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Lớn hơn chút nữa, Trọng có lối chơi chững chạc ở giải hạng Nhì trong màu áo Công an Nhân dân.
Khi chỉ mới 17 tuổi, anh trở thành trụ cột trong 2 mùa cho mượn tại Sài Gòn FC. Trở lại Hà Nội FC, Trọng tiếp tục gây ấn tượng mạnh để khoác lên mình biệt danh "Trọng săn Tây". Lứa cầu thủ năm ấy lớn lên cùng Trọng có những cái tên thân quen như Quang Hải, Duy Mạnh hay Đức Huy. Tất cả giờ đây đều đang cùng phát triển trong màu áo đội tuyển quốc gia.
Trọng xa nhà từ năm 10 tuổi cho cái tạm gọi là "sự nghiệp" mà chính chú bé khi đó cũng không thể mường tượng nổi. Trọng muốn đi, đơn giản chỉ vì đam mê bóng đá quá.
Giấc mơ bóng đá sinh ra và lớn lên cùng Đình Trọng từ bé.
"Cho hay không cho con đi, chuyện này không ai quyết được. Mà thật ra, chả ai muốn con xa nhà, nhất là khi nó mới 10 tuổi. Thế nhưng chính lòng đam mê và sự quyết tâm của Trọng đã giúp chú thay đổi suy nghĩ. Con muốn thử, nếu đá được thì con đá, không được thì con về. Chú biết, ai có đam mê thì mình không nên "gàn" cái đam mê đó của họ, bởi nếu thành công, bóng đá sẽ là cuộc sống của con sau này. Và quả thực sau 11 năm, Trọng đã chứng minh suy nghĩ ban đầu của chú là sai.", bố của Trọng kể lại.
Nhà có 4 thành viên, sau Trọng là một em trai cách tới 6 tuổi. Gia đình vốn ít người, Trọng lại đi học xa, bố mẹ buồn một phần mà lo lắng nhiều hơn. Họ tự hỏi, con mình mới 10 tuổi, đời sống sinh hoạt ra sao? Liệu con có chịu nổi không? Có nhớ nhà hay không? Chấp nhận tạm xa nhau, cả Trọng và gia đình đều chở theo nhiều trăn trở.
"Bố mẹ từ chối nhiều. Ngay cả bố mẹ các bạn cũng vậy thôi, con 10 tuổi, không nỡ đành lòng nào cho con rời xa mình. Nhưng thực sự mình rất thích bóng đá. Thời gian đầu, mình hạnh phúc với trái bóng. Khoảng 1, 2 tháng sau, mình bắt đầu có chút nhớ nhà, cũng tủi thân, nhưng ngại chia sẻ, ngại nói... Bố mẹ thực sự lo. Sau một vài lần đón con, thấy con gọn gàng, sạch sẽ, chứng tỏ con đã dần dần làm quen với môi trường sống mới. Cô chú cũng an tâm, tự động viện nhau, rồi nỗi lo cũng tan biến.", bố mẹ Trọng chia sẻ.
Đình Trọng của ngày xưa ăn cùng bóng đá, ngủ cùng bóng đá. Nói chung là đam mê đến nỗi không chú tâm quá nhiều vào việc học. Trọng thường sẽ nghĩ, sau giờ học mình sẽ làm gì? Chắc chắn là chơi bóng, rồi lại chạy ù ra sân vận động của xã. "Mình thích chơi bóng nên mình không tập trung học." , Trọng cười chia sẻ.
Bố mẹ Đình Trọng mang nhiều trăn trở khi cho con trai xa nhà từ bé.
Hết cấp 3, Trần Đình Trọng được chọn lên đội 1 đá tranh hạng Nhất. Một năm sau, anh chàng tiếp tục được "thăng hạng" trước khi chuyển vào TP HCM thi đấu cho CLB Sài Gòn 2 năm. Đến nay, Trọng quay về với Hà Nội, vẫn dưới trướng của CLB chủ quản. Những năm tháng thi đấu xa nhà cũng có những tình huống bị chấn thương, va chạm với đội bạn khiến bố mẹ Trọng lo lắng nhiều. Nhưng rồi chuyện gì cũng sẽ qua đi, như một thói quen, thấy con vùng dậy qua màn hình là bố mẹ ở nhà lại an tâm.
Ở tuổi 21, dù đạt được một số thành tựu nhất định, dù đã trở nên nổi tiếng trong lòng một bộ phận người hâm mộ nhưng khi Trọng về nhà thì vẫn là cậu con trai bé bỏng của bố mẹ. Tiếng còi chung cuộc vang lên trên sân Mỹ Đình, việc đầu tiên Trọng làm là nháo nhác tìm kiếm bố mẹ, những người thân đang đâu đó nơi khán đài.
Trọng bước lên, ân cần mời bố mẹ xuống sân để cùng nâng cúp. "Đương nhiên rồi, đấy là việc làm đầu tiên. Sau mình cảm ơn người hâm mộ rất nhiều. Và thật hạnh phúc vì mình có thể góp chút công sức mang tới cảm giác tự hào cho mọi người đêm hôm đấy.", Trọng kể.
Chạy xuống ôm chầm lấy con trai, niềm vui dâng trào tột đỉnh trong lòng bố mẹ Trọng. Tất cả cùng bật khóc vì vui sướng là cách thể hiện tuyệt vời nhất, hơn hẳn bất cứ ngôn từ nào.
Bà Hương rất lo, bởi những tình huống Trọng "gắt" với trọng tài rồi cả tấm thẻ vàng. Đội bạn tấn công như vũ bão, những pha "chặt chém" nguy hiểm phía khung thành, đến ông Hùng còn phải thót tim mấy đợt. Trọng phản ứng với trọng tài bao nhiêu phen là bấy nhiêu lần bà Hương phải bật khóc. Đến lúc nhận cúp, bà mới vui sướng, nhảy cẫng hết cả lên.
"Giây phút cuối trận, cô cảm thấy nhẹ người. Em nó không bị "thẻ" nữa là cô vui rồi. Xuống sân cái cô bảo ngay: 'Trọng làm cho mẹ ở trên kia nóng bừng bừng cả người. Trọng tài là cha là mẹ, con không nên như thế dù con đúng hay sai. Để mẹ lo, mẹ sợ...' Sao ngoài đời nó ít nói mà trên sân nó nói nhiều thế?!", bà Hương tâm sự.
Đình Trọng trên sân cỏ và ngoài đời là hai con người hoàn toàn khác nhau. Ở ngoài, Trọng dè dặt, e ngại, không cáu gắt. Đặc biệt, chưa bao giờ Trọng to tiếng với em trai của mình.
Nhưng khi vào sân, Trọng lại hoá một con người khác, có vẻ chững chạc hơn, trưởng thành hơn, như cách mà anh tự nhận xét: "Một khi chiến đấu vì tập thể, có những lúc mình khá hung dữ, rất khác mình ngoài đời. Khoảnh khắc trên sân hôm đấy chỉ là nhất thời thôi. Đối thủ không fair-play với Văn Hậu, mình ức chế nên bùng phát một chút".
Tuy nhiên, trong niềm vui chiến thắng tối hôm 15/12, Đình Trọng được chẩn đoán bị rạn xương bàn chân. ĐT Việt Nam gặp phải tổn thất nghiêm trọng khi gần như sẽ vắng mặt trung vệ này tại Asian Cup 2019 tới đây. Thực chất, cách đây 5 tháng, Trọng đã bị chấn thương trong một trận đấu với Khánh Hoà. Anh vẫn cố chịu đựng nỗi đau để được tham gia ASIAD 2018 và gần nhất là AFF Cup.
Ngoài đời Trọng dễ thương đến thế này đây.
Vết thương theo nhận định là không quá nghiêm trọng nhưng đủ để biến Đình Trọng từ một thanh niên vui vẻ trở nên buồn bã trong nhiều ngày, nhất là ở chặng đường phía trước. Mảnh xương sứt vẫn đang ở trong chân, gây đau nhức khi chạy và va chạm mạnh. Nhưng khi bố mẹ hỏi thăm, Trọng vẫn luôn miệng bảo: "Con cũng đỡ đỡ rồi!".
"Đã là cầu thủ, sinh ra là dành để đá bóng. Em nó bị chấn thương, không thể tham gia Asian Cup sắp tới. Thôi thì cuộc đời cầu thủ còn dài, chứ không phải mỗi giải này. Dù sao đi nữa sự việc nó đã thế rồi, cứ chữa trị rồi mọi thứ sẽ qua đi, còn nhiều giải khác đang đợi.", ông Hùng động viên con trai mình.
"Mình không sao, có lẽ trong một vài ngày tới sang Hàn Quốc tiểu phẫu, và nghỉ thi đấu một thời gian. Có lẽ điều buồn nhất trong sự nghiệp là khi mình phải xa bóng đá rất là lâu...", Trọng thủ thỉ, vẻ mặt hối tiếc.
"Mình hay đóng thùng vào mọi lúc, chẳng phải mê tín gì, mà nó giúp mình tự tin hơn.", Đình Trọng vui vẻ nói về thói quen giản dị mà thú vị này của bản thân. Trọng chính xác là một kẻ thích sơ vin bởi tính cách chỉn chu, gọn gàng ngay từ bé. Bao giờ cũng thế, cậu nghiêm túc từ vẻ bề ngoài cho tới cách đối nhân xử thế.
Trong mắt ông Hùng, 11 năm để con trai tự lớn lên trong môi trường bóng đá, đó là cả một sự trưởng thành vượt bậc. "Nói chung, mỗi một người đến tuổi 18, đôi mươi đã là trưởng thành rồi. Nhưng theo cảm nhận của riêng chú, đến giờ phút này, 21 tuổi, Trọng mới là một người đàn ông chững chạc về tất cả, suy nghĩ, tính cách, chứ không phải riêng mỗi đá bóng.", bố của Trọng nhận xét.
"Mình nghĩ mình trưởng thành về mặt chuyên môn thôi, chứ cách sống vẫn còn hạn chế lớn. Tính cách mình ổn, chỉ là hơi ngại tiếp xúc, ngại va chạm.", chàng trung vệ gốc Gia Lâm tự đánh giá bản thân.
Trung vệ Đình Trọng mang số áo 21. Lần đầu tiên bắt đầu đá giải chuyên nghiệp cho tới bây giờ, 21 là một con số may mắn của Trọng, là cái duyên theo anh suốt 11 năm qua. Trọng sát cánh cùng những Duy Mạnh, Quang Hải từ bé, nhưng không vì thế mà anh lấy bất cứ ai để so sánh với bản thân mình. Trọng thích sự cố gắng trong âm thầm, để nỗ lực bằng người và có thể hơn người.
Nghiệp bóng đá vốn chỉ đến một mức độ nào đấy và cuộc đời cầu thủ vốn ngắn. Đến một thời điểm, tất sẽ bị lắng xuống như các thế hệ đi trước. Từ bao đời cầu thủ, nếu không giữ được mình, kết cục sẽ có thể không mấy khả quan.
Căn nhà nhỏ của Trọng và bố mẹ ở xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
"Chính vì nỗi sợ đó, chú luôn nhắc Trọng: Con theo nghiệp này rồi con phải tự chịu, nó ngắn lắm, không thể dài được. Trọng đủ lớn để tự định hướng và quyết định cuộc đời. Mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi không chơi bóng nữa, con phải làm sao giữ được phong độ. Thực ra ai cũng sợ nghiệp cầu thủ, có những người không giữ được mình, sự nghiệp bỗng ngắn hơn nữa chứ không phải dăm mười năm.", ông Hùng tâm sự.
Để nói về ước mơ, hoài bão, sự kì vọng mà bố mẹ dành cho Trọng thì rất nhiều. Nhưng đến giờ phút này, sau giấc mơ vàng AFF Cup 2018, bố mẹ Trọng đều cảm thấy toại nguyện và hài lòng.
Trọng còn quá trẻ và đương nhiên còn cả cuộc đời lẫn sự nghiệp ở tương lai. Bố mẹ đã chấp nhận để Trọng trưởng thành từ năm 10 tuổi thì có lẽ trên con đường sau này vẫn sẽ là một Đình Trọng biết cách xoay sở, tự cứu và tự biết giữ lấy chính bản thân mình.
"Bóng đá có thể mang đến cho mình tất cả, nhưng cũng có thể lấy đi tất cả. Ví như những giây cuối cùng chung kết U23 châu Á vừa rồi, nó lấy đi rất nhiều, cả chức vô địch danh giá. Nhưng với AFF lần này, bóng đá mang lại cho mình tất cả sự vinh dự, tự hào nhất.", Trọng nói.
Trọng từng nói, huy chương là thứ quý giá nhất cuộc đời của anh.
Theo Kenh14.vn
Cựu nữ cầu thủ U19 Việt Nam Chu Thị Trà My chính là cái tên đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Cô nàng sở hữu ngoại hình xinh đẹp, quyến rũ khiến ai cũng đều say mê.
Thắng đậm U23 Malaysia, U23 Thái Lan đã đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ 3.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông trốn cách ly tại khu tập trung cách ly Móng Cái - Quảng Ninh. Ngay sau đó, người này được phát hiện khai tên giả.
Con người thật của bạn là người mà có lẽ 4 - 5 người trên thế giới đã học cách yêu thương hoặc ít nhất là bao dung và chắc chắn không bao gồm sếp của bạn.
Dịch bệnh Covid-19 tái phát khiến V-League lẫn Cúp quốc gia “đóng băng”, vì thế Công Phượng cùng đồng đội CLB TP.HCM được cho xả trại. Chàng tiền đạo xứ Nghệ tranh thủ thời gian này để chăm lo gia đình, đặc biệt là bà xã Viên Minh.
Bạn đã sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp chưa? Sau đây là 6 yếu tố giúp đưa ra câu trả lời sáng suốt dành cho bạn.
Chàng cầu thủ Công Phượng đã có khoảnh khắc thú vị khi cùng đồng đội ghé vào một shop điện thoại.
Cả Trọng Đại và Ngọc Ánh đã lẳng lặng xóa ảnh của nhau, Ngọc Ánh còn liên tục post trên story khẳng định mình đang độc thân. Dân mạng thì hóng không hiểu chuyện gì đang xảy ra, liệu đây có phải dấu hiệu cho một cuộc tình tan vỡ?
Cố gắng để gây dựng lại sự nghiệp là một thử thách. Nhưng với đại dịch Covid-19 đang tàn phá các doanh nghiệp, làm cạn kiệt nguồn doanh thu, gây làn sóng sa thải... thì nhiều người buộc phải thử.
Những cô gái này từng khiến không ít người ngưỡng mộ khi sắm cho mình xế sang tiền tỷ. Xinh đẹp và giàu có vậy thì ai mà không mê.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022