Mẹ ruột không để lại cho Manon Maillet bất cứ thứ gì, kể cả một cái tên sau khi bà sinh cô tại Bệnh viện Từ Dũ năm 1995. Manon lập tức được cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi.
Rất nhiều đứa trẻ Việt Nam bị bỏ lại bệnh viện hay trại trẻ mồ côi vào những năm 199, vì những lý do nào đó mà chỉ cha mẹ chúng mới hiểu. Những đứa trẻ ấy được nhận nuôi ở nước ngoài, đi khắp thế giới rồi lớn lên và khát khao tìm về cội nguồn.
Người ta vẫn thường bảo, cội nguồn của con trước hết nằm trong tim của cha mẹ. Không ai mong con bằng cha mẹ, cũng không ai day dứt và trăn trở bằng cha mẹ khi chấp nhận từ bỏ đứa con.
Manon Maillet, 24 tuổi, không biết lý do vì sao mẹ bỏ rơi mình mà không để lại bất cứ kỷ vật nào. Có thể cái tên Lâm Thị Thu Hương là do các y bác sĩ của Bệnh viện phụ sản Từ Dũ năm đó đặt cho Manon dựa vào tên của mẹ là Lâm Thị Thu. Năm 1995, khi Manon chào đời, mẹ ruột của cô tròn 27 tuổi.
Manon hồi nhỏ và bây giờ.
Cô gái trẻ lớn lên tại một vùng quê của TP Lille ở miền Bắc nước Pháp. Em trai Manon sinh năm 1997, cũng được nhận nuôi ở Việt Nam. Manon nhận được rất nhiều tình yêu từ bố mẹ nuôi. Họ đã hỗ trợ, chu cấp và tạo cho cô cơ hội học tập hay bất cứ điều gì cô mong muốn.
Manon hòa đồng, năng động và đặc biệt ưa thích du lịch, chụp ảnh. Từ nhỏ, cô bé đã rất hăng say thể thao, nhất là môn cưỡi ngựa. Bố mẹ nuôi người Pháp đã đưa hai chị em Manon khám phá Việt Nam khi họ còn nhỏ, tham quan những địa điểm xinh đẹp như Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Hội An, Đà Lạt, Đà Nẵng, Mũi Né và Sài Gòn.
Manon và em trai được phép tiếp cận và tìm hiểu văn hóa truyền thống của Việt Nam ngay từ những năm tháng đầu đời. Gia đình Pháp thậm chí vẫn luôn giữ phong tục ăn Tết Nguyên đán hàng năm. Họ còn sáng lập một tổ chức mang tên "Bảng chữ cái của tình yêu", nơi tập hợp rất nhiều bố mẹ người Pháp đã nhận con nuôi ở Việt Nam, để tài trợ cho những trường học và những đứa trẻ có xuất thân từ đất nước hình chữ S.
Cha mẹ nuôi của Manon thời điểm mới nhận nuôi cô.
Giấy khai sinh và biên bản trẻ bị bỏ rơi của Manon.
Cô sinh viên 24 tuổi vừa hoàn thành chương trình học thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế. Manon đã trải qua 2 năm cuối của khóa học tại Phnom Penh, Campuchia. Hiện tại, cô đang thực tập tại một văn phòng luật của Mỹ tại Paris (Pháp) trong khi chờ đến kỳ thi nhận bằng luật sư vào năm tới.
Trong năm đầu tiên tại Campuchia, Manon đã trở về Việt Nam để bắt đầu hành trình kiếm tìm nguồn cội vào tháng 10/2017. Cô đã tới Bệnh viện Từ Dũ và trại trẻ mồ côi Gò Vấp (TP HCM), thậm chí đã ghé thăm Hội dòng Nữ Từ Bác Ái Vinh Sơn ở quận 3 (TP HCM) khi có thông tin cách đây nhiều năm, bà Thu đã từng tới để kiếm tìm tin tức con gái.
"Tôi đã được tổ chức 'Kids without borders' và chương trình 'Cội nguồn con ở đâu?' giúp đỡ rất nhiều. Vì thế, tôi đã trở lại Việt Nam 3 lần trong thời gian học ở Campuchia để tìm bất cứ thông tin nào về mẹ nhiều nhất có thể. Tôi tự nhận mình là một người không bao giờ từ bỏ và đặc biệt luôn khát khao tìm lại bố mẹ đẻ của mình từ khi còn rất nhỏ, khoảng 6 tuổi. Đương nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng.", Manon chia sẻ.
Gia đình Maillet cho các con nuôi được tiếp xúc văn hóa Việt từ nhỏ.
"Tôi cảm thấy rất cô đơn trên hành trình của mình, bất chấp sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cũng như tất cả những người xa lạ luôn hy vọng tôi có thể tìm được mẹ. Lần đầu tiên tôi đến Từ Dũ, các bác sĩ tại đây giải thích họ chỉ lưu giữ hồ sơ trong vòng 10 năm kể từ khi đứa trẻ chào đời. Tôi thấy điều này thật tồi tệ và đáng tiếc vì 10 tuổi, không một đứa trẻ nào đủ nhận thức để quyết định tìm kiếm cội nguồn.
Tôi từng nghĩ rằng mọi chuyện thật khó khăn. Tôi chỉ hy vọng bản thân có thể kiên trì với hành trình to lớn này. Và nếu thất bại, tôi cũng sẽ không hối tiếc về sau trong cuộc đời này.", Manon kể và tâm sự.
Manon yêu châu Á. Cuộc sống 2 năm tại Campuchia là phi thường với một cô gái trẻ tuổi. Manon đã đi du lịch rất nhiều nơi ở Việt Nam cùng bạn trai. Họ đã từng đi vòng quanh Hà Giang trong vòng 5 ngày bằng xe máy, ghé thăm Ninh Bình và cả đồng bằng sông Cửu Long, Mũi Né, Hội An hay Đà Lạt... Tất cả những gì trên mảnh đất này đều rất xinh đẹp và Manon cảm thấy hạnh phúc khi được sinh ra ở một đất nước quá đẹp và tuyệt vời.
"Tôi đã gặp những người bạn tốt bụng và có thể tôi sẽ một lần nữa quay về Việt Nam trong vòng 6 tháng tới cho kỳ thực tập luật sư. Tôi yêu sự tự do mà tôi có trên một chiếc xe máy, ăn phở trên những con phố nhỏ của Sài Gòn.", Manon bộc bạch.
Manon sắp trở thành luật sư.
Chính bộ phim "Lion" ("Tìm mẹ") của đạo diễn Garth Davis đã thôi thúc Manon bắt đầu hành trình của mình một cách nghiêm túc. Bộ phim dựa trên cuốn hồi ký cảm động của doanh nhân người gốc Ấn Độ Saroo Brierley.
Năm 1986, Saroo khi đó chỉ là một cậu bé 5 tuổi, bị lạc trên đường phố Calcutta, cách nhà hàng ngàn cây số. Cậu sống sót bằng nhiều thách thức khác nhau trước khi được nhận nuôi bởi một cặp vợ chồng người Úc. 25 năm sau, ông quyết định tìm lại gia đình của mình ở Ấn Độ. Nếu sau này được gặp lại mẹ Thu - một cái kết đẹp như Saroo, Manon muốn bà ấy biết rằng, cô con gái bé nhỏ năm nào vẫn còn sống và sống tốt.
"Tôi tưởng tượng rằng, đối với một người mẹ, quyết định rời bỏ đứa con của mình không bao giờ là dễ dàng. Tôi chưa bao giờ oán hận mẹ. Trái lại, tôi muốn cảm ơn mẹ vì sự hy sinh cao cả và sự sống mà bà đã dành cho tôi. Tôi luôn mong mỏi được gặp bà dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào.", Manon nói.
Manon và bạn trai ở Hà Giang.
Sau khi chia sẻ câu chuyện của mình, Manon đã nhờ những người bạn Việt Nam giúp đỡ thông qua một nhóm nhỏ trên mạng xã hội Facebook. Câu chuyện của cô đã thu về những con số đáng kinh ngạc là 14.000 lượt chia sẻ bài viết (share), 20.000 lượt chia sẻ 3 bài viết chính thức về Manon đến với 500 bạn bè trung bình trên Facebook của mỗi người. Đó là còn chưa kể những lượt tương tác khác, những nút like (thích) và hàng ngàn bình luận.
Vậy là hành trình của Manon đã có thể chạm tới trái tim của hơn 10 triệu người, đặc biệt tại TP HCM nơi cô được sinh ra. Tuy những con số này chưa thể quyết định bất cứ điều gì hay nhóm lên hy vọng có thể tìm thấy mẹ ruột của Manon nhưng ít nhất, nó đã giúp cô nhận ra một vài tín hiệu tích cực về mẹ mình.
"Tôi rất ấn tượng bởi sự rộng lượng và tinh thần tương trợ của những người bạn Việt Nam. Rõ ràng không phải ai cũng có thiện chí, nhưng đại đa số đều đánh dấu phần nào đó trên hành trình tìm mẹ của tôi. Tôi biết rằng, hơn ai hết, chính mình không bao giờ được bỏ cuộc. Xin hãy giúp đỡ để bước tìm về cội nguồn của tôi được ngắn lại, và ngày đoàn tụ đến gần hơn!", cô gái 24 tuổi thành thật.
Manon Maillet sinh ngày 25/11/1995 tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP HCM, tên Việt Nam là Lâm Thị Thu Hương. Mọi sự giúp đỡ quý độc giả vui lòng liên hệ qua email: mailletmann@gmail.com.
Theo Kenh14.vn
Thật dễ dàng làm tổn thương một người bằng lời nói hoặc hành động trong lúc tranh cãi. Sự oán giận có thể kéo dài lâu hơn sau khi cuộc cãi vã kết thúc và làm hỏng mối quan hệ. Đó là lý do phải ghi nhớ 7 hành vi cần hết sức tránh khi cãi nhau với người thân.
Có những kỹ năng và thói quen quan trọng như việc đánh răng hàng ngày, cần phải được trau dồi và thực hành thường xuyên, như 8 kỹ năng quan trọng để cứu vãn mối quan hệ này khi tình cảm của bạn có rạn nứt.
Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.
Xem đoạn clip ai nấy cũng cảm thấy xót xa và mong rằng người "cha già ấy" sẽ không phải gặp vấn đề lớn về sức khỏe.
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Không ngờ chị vợ này lại có thể chuẩn bị một loại chuồng chó lớn tới mức chứa được cả chú chó và cả anh chồng của mình. Nghĩ cũng tội cho anh chồng dù anh cũng có phần sai.
Không nhiều người biết rằng, đằng sau nụ cười đó là những giọt mồ hôi và nước mắt của một người cha vất vả nuôi 3 con ăn học giỏi giang.
Giờ bạn đang yêu say đắm, đám cưới sẽ diễn ra và cả cuộc đời hai bạn bên nhau. Nhưng sau nhiều năm kết hôn, thật khó để nhớ lại những cảm giác ban đầu mà bạn đã từng có.
Học trò học hành, thi cử vất vả, nhưng cha mẹ chúng ta thì cũng lo âu, căng thẳng không kém. Có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu học mầm non.
Hình ảnh đầy yêu thương ấy khiến ai nấy đều cảm thấy nghẹn ngào, bồi hồi về những ngày đầu trở thành tân sinh viên xa nhà, đối mặt với cuộc sống hoàn toàn mới đầy biến động.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022