Nhiều du học sinh từng chia sẻ trên các diễn đàn chuyện gặp khó khăn về tâm lý, bị trầm cảm khi học tập ở xứ người với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhà tư vấn tâm lý - Ths. Linh Nga đã đúc rút ra 4 vấn đề sau trong quá trình hỗ trợ hàng trăm trường hợp đang du học phải về nước chữa bệnh trầm cảm.
M. là du học sinh ở Nga theo diện học bổng nhà nước. Dù đã có 1 năm học tiếng tại nước sở tại nhưng đến khi học năm nhất đại học, cô vẫn không thể nghe, nói tốt.
Những tiết học ở giảng đường với đông sinh viên người Nga và giảng viên nói "nhanh như gió" trở thành nỗi ám ảnh với nữ sinh này. M. không hiểu thầy cô nói gì, cũng không thể diễn đạt điều mình suy nghĩ với người khác. Từ đó dẫn đến việc cô sợ học, trốn học, không dám giao tiếp với người khác và sống khép kín.
Khi M. được đưa đến trung tâm hỗ trợ tâm lý, cô đã trong tình trạng nhìn thấy chữ tiếng Nga là đơ người, run tay. Cô được bác sĩ kết luận là bị trầm cảm nặng.
Tại Mỹ, X. du học theo diện tự túc cũng gặp vấn đề tâm lý do không thể hòa nhập với lối sống "thoáng" của sinh viên nơi đây trong ký túc xá. "Họ liên tục mang bạn trai về ngủ, tụ tập đông người ăn uống rồi vứt đồ bừa bãi. Khi em nấu ăn, bạn cùng phòng hay ca thán mùi đồ ăn Việt Nam khó chịu. Mâu thuẫn trong phòng theo đó liên tục xảy ra.", nữ sinh này chia sẻ.
Là con một trong gia đình có điều kiện, quen được yêu chiều, X. cảm thấy ngột ngạt với môi trường sống mới và không tìm được người đồng cảm với mình. Khu vực cô sống có ít người Việt, việc nói chuyện với gia đình, bạn bè ở Việt Nam lại gặp khó khăn vì chênh lệch múi giờ.
Nữ sinh 18 tuổi (Hà Nội) dần cô lập bản thân, bỏ học nhiều đến mức nhà trường phải gửi thông báo về cho gia đình. X. sau đó bị bố mẹ trách mắng nên càng cảm thấy "mình là người cô độc nhất thế giới". "Em nghĩ, nếu mình có chết đi cũng chẳng ai thương xót hay ảnh hưởng gì tới họ.", nữ sinh buồn bã nói với chuyên gia tâm lý khi được bố mẹ đưa về Việt Nam trị bệnh trầm cảm.
Ngại thi đại học ở Việt Nam, D. (18 tuổi) xin gia đình cho du học tự túc tại Australia. Trước khi lên đường, cậu vô cùng hào hứng và đã chọn một ngành học sau này dễ xin việc. Tuy nhiên, đến xứ sở kangaroo, nam sinh Hà Nội cảm thấy sốc vì chương trình học khó và có nhiều môn quá.
D. sau đó bị khủng hoảng, có những đợt thức trắng gần một tháng vì sợ không làm kịp bài. Kết thúc kỳ thi, nam sinh sụt 7 kg, người đờ đẫn, không có cảm giác gì khi ăn uống và sợ hãi mỗi khi nhắc đến giảng đường.
Chuyện thức đêm liên tục để học cho kịp chương trình cũng là điều phổ biến với nhiều du học sinh ở Mỹ, cả với diện xin được học bổng. Q. A. (20 tuổi) đã 5 lần tìm đến chuyên gia tâm lý để giải quyết khủng hoảng từ áp lực học hành.
Học kỳ vừa qua, Q. A. bị mất học bổng vì không đủ điểm theo yêu cầu. Cô sợ hãi và xấu hổ với bạn bè khi trước đây là "thần tượng" của nhiều học sinh cùng trường cấp 3, được nhiều đại học ở Mỹ cấp học bổng du học.
Bước vào năm học thứ hai du học tự túc tại Australia, gia đình D. xảy ra biến cố lớn. Bố cậu làm ăn thua lỗ nên không đủ sức chi trả học phí cho con trai. D. liên tục nhận được lời than thở về việc kinh tế gặp khó khăn và được thúc giục học cho nhanh để đi làm phụ giúp gia đình.
D. kể với chuyên gia tâm lý: "Em không muốn nhìn thấy bố mẹ nữa vì có cảm giác mình là cục nợ, khiến gia đình khốn khó". Cùng áp lực học tập vất vả và nỗi cô đơn không có bạn bè, D. rơi vào bế tắc rồi bỏ học, chơi game, nợ môn và có nguy cơ bị đuổi khỏi trường.
V. A., du học sinh tại Nga, vô cùng chán nản với việc học tập ở xứ sở bạch dương nhưng không thể từ bỏ để về Việt Nam vì gánh nặng của việc phải trả nợ hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Điều này khiến cô mắc chứng ảo giác, tự làm đau bản thân và từng tự bóp cổ tự tử. Sau đó nữ sinh bị đưa vào trại tâm thần ở Nga để chữa trị trước khi được bảo lưu kết quả học tập và trở lại Việt Nam.
Khi trở lại Việt Nam, các cô cậu du học sinh nói trên đều mang theo gánh nặng định kiến của xã hội với cái danh du học. "Mọi người đều cho rằng du học là phải giỏi giang lắm, oai lắm, tương lai rạng ngời. Vì thế, em rất sợ nếu có ai đó biết trường Tây có nguy cơ đuổi học em.", D. kể lại. Cậu đã trốn tránh mọi người, kể cả họ hàng bằng cách đóng cửa phòng ở một mình, không bước ra khỏi nhà và không nói chuyện với cả những người bạn thân.
Một cựu sinh viên Đại học Harvard (Mỹ) cũng từng chia sẻ việc rất áp lực với danh du học, đặc biệt là khi học ở trường top đầu thế giới. Sinh viên này luôn sợ phải nghe lời ca tụng của họ hàng, làng xóm mỗi lần về Việt Nam.
Ở Harvard, cựu sinh viên này nhiều lần bị stress vì luôn phải tỏ ra hiểu biết mọi thứ để xứng đáng với cái danh của nhà trường. Mọi khó khăn về tâm lý hay học tập đều phải giấu kín với bạn bè.
Năm 2016, một nghiên cứu sinh trường đại học hàng đầu thế giới về công nghệ kỹ thuật đã có ý định tự vẫn khi trượt kỳ thi điều kiện. Sinh viên này cho biết, khi đó cảm thấy xấu hổ vì không xứng đáng với bạn bè giỏi giang cùng trường, xấu hổ với những người từng "thần tượng" thành tích học tập của mình ở Mỹ và sự kỳ vọng của gia đình.
Theo VnExpress.net
Nội dung liên quan:
>> 15 lời khuyên các bạn trẻ về cuộc sống của nữ thạc sĩ du học Anh khiến bao người phải suy nghĩ
>> Du học sinh Việt Nam bị xử 4 tháng tù vì "hack" tài khoản của thầy giáo Singapore để sửa điểm
>> Kết quả khảo sát: 25% học sinh THPT có dấu hiệu trầm cảm
Đầu đoạn livestream nhiều người dành lời khen có cánh cho nam thanh niên khi giao lưu bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hàn. Tuy nhiên, sau cùng anh chàng nhận cả rổ "gạch đá" vì mới sang nước bạn 1 năm mà bày đặt quên luôn tiếng mẹ đẻ.
Xem vlog của Giang có cảm giác tất tần tật mọi vấn đề đều được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn ghẽ và tích cực nhưng ít ai biết cô từng trải qua chặng đường vô cùng khó khăn.
Cậu bạn du học sinh sở hữu nhiều nét đẹp kiểu Hàn Quốc đúng chuẩn "nam thần" khiến nhất cử nhất động của anh chàng đều không thoát khỏi tầm ngắm của các nàng.
Liếm đĩa sushi đang di chuyển trên băng chuyền, nữ thực tập sinh Việt tại Nhật vấp phải sự chỉ trích của nhiều dân mạng giữa thời điểm dịch bệnh phức tạp.
Cô bé Lan Thy xinh xắn ngày nào nổi tiếng học giỏi và biết chơi nhiều nhạc cụ giờ đây có cuộc sống bình lặng đến lạ sau 4 năm du học tại "đất nước mặt trời mọc"
Chỉ cần học sinh tốt nghiệp từ 10 trường THPT chuyên này thì sẽ được sử dụng điểm lớp 12 để xét tuyển vào Đại học Sydney, Úc.
Như một lời tri ân sâu sắc tới đội ngũ y bác sĩ và dân quân làm nhiệm vụ trong khu cách ly, một du học sinh ở 2 tuần tại khu cách ly đã thực hiện bộ ảnh vô cùng ý nghĩa.
Trong khi chị em Mai Linh - Linh Nhi, Mỹ Trang - Huyền Trang cùng nhau khởi nghiệp ở Nhật Bản, Quỳnh Anh - Quang Anh nhận học bổng du học Mỹ.
Dù lắm drama nhưng không thể phủ nhận Tinder là nơi cực kỳ thu hút giới trẻ trong chuyện hẹn hò. Vẫn có nhiều người tìm được "real love" của đời mình như anh chàng sau.
Phạm Mẫn Nhi chinh phục liên tiếp 5 học bổng của các trường đại học tại Australia. Bí quyết của cô bạn là tạo sự khác biệt cho bộ hồ sơ để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022