Gần đây, nhiều trường đại học buộc sinh viên thôi học và trầm cảm học đường đang được coi là một trong những nguyên nhân gây nên việc học hành sa sút.
Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường công bố số lượng lớn sinh viên bị buộc thôi học thời gian qua. Lãnh đạo Phòng Đào tạo nhà trường cho rằng, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh viên học tập sa sút dẫn đến bị buộc thôi học. Thứ nhất là ý thức học tập, thứ hai là mải chơi và thứ ba là trầm cảm học đường.
Tháng 4 năm nay, 2 tác giả Phan Thanh Nhật Trang và Lý Trần A Khương, học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM đã công bố một khảo sát thực hiện với hơn 3.000 học sinh THPT ở TP HCM. Kết quả cho thấy 25% học sinh THPT có dấu hiệu trầm cảm.
Dù là làm việc hay học tập ở cường độ quá cao, độ tuổi nào cũng có thể bị trầm cảm. (Ảnh minh họa: Hà Nội Mới) |
Theo khảo sát này, khối THPT Chuyên chiếm tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao hơn rất nhiều so với khối THPT không chuyên. Có thể hiểu là do ở các trường chuyên thường có đầu vào cao nên áp lực học hành từ nhà trường, gia đình và bạn bè xung quanh cũng lớn hơn.
Theo nhóm tác giả, môi trường học tập tác động phần nào đến việc rối loạn trầm cảm của học sinh. Tuy nhiên, trước tiên mỗi học sinh phải biết tự cứu lấy bản thân bằng việc tự lượng sức mình, không quá tạo áp lực cho bản thân.
Chính tác giả Nhật Trang là một học sinh từng bị trầm cảm. “Khoảng thời gian đó em thấy mình có dấu hiệu trầm cảm nhưng lúc đầu không gọi tên được nó là gì. Cùng một lúc có quá nhiều chuyện xảy ra khiến em cảm giác mệt mỏi, buồn bã và thấy khó nói chuyện hay ngại tiếp xúc với người khác. May mắn phát hiện và điều trị kịp thời bằng những liệu pháp tâm lý cộng với chế độ ăn uống và tập thể dục nên em đã lấy lại được cân bằng”, Trang chia sẻ.
Sau đó Trang bắt đầu nhận ra nhiều bạn bè xung quanh cũng có những dấu hiệu tương tự nhưng không ai tự nhận ra vấn đề của mình. Từ đó Trang cùng A Khương nảy ra ý tưởng thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến thức nền tảng, những biểu hiện cũng như biện pháp dự phòng cho thực trạng trầm cảm học đường hiện nay.
Nhóm tác giả tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia 2017. (Ảnh: Thanh Niên) |
Thạc sĩ Tô Nhi A, giảng viên tâm lý trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM cho biết, học sinh thường phải đối diện với những thay đổi rất đột ngột ở cường độ mạnh về các vấn đề tâm sinh lý giai đoạn dậy thì. Những biến chuyển về sinh lý dẫn đến bất an, rối loạn trong tâm lý.
Thạc sĩ A khuyến cáo cha mẹ phải cùng đồng hành với con, chuẩn bị về tuổi dậy thì cho con để con chủ động với những thay đổi của cơ thể. Trong việc đặt ra mục tiêu, nên tôn trọng con cái cũng như lưu ý đến tính vừa sức của trẻ. Phải hiểu rằng, con mình cần phát triển một cách đồng đều và sự phát triển đó phải cân bằng ở tất cả mọi mặt. Thạc sĩ A cũng nhấn mạnh bậc phụ huynh phải biết tiết chế bệnh thành tích, đừng để gây quá nhiều áp lực cho con.
Nhật Trang liên hệ cụ thể: “Học trong một môi trường mà quá nhiều bạn học giỏi, bản thân em lúc nào cũng thấy chưa thỏa được ước muốn. Trước đây em quyết tâm học được 110/120 điểm TOEFL. Thế nhưng, khi đi học thấy bạn bè xung quanh sao giỏi quá, đạt đến 117, 118 rồi thậm chí 120/120. Từ đó bắt đầu áp lực. Nếu cứ tiếp tục áp lực như thế thì mục tiêu đặt ra là 110 điểm cũng chưa chắc đạt được chứ đừng nói gì bằng bạn bằng bè”.
Qua việc thực hiện cuộc khảo sát, Trang hiểu rằng khi rơi vào những hoàn cảnh này, việc duy nhất là bản thân phải nói ra được điều tồn tại và phải có người nghe mình nói để cảm thấy có người đồng hành cùng mình. Đề tài của Trang và Khương đã giành giải Ba lĩnh vực khoa học xã hội hành vi trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia 2017.
Theo Thanh Niên
Nội dung liên quan:
>> Thôi học số lượng lớn, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị nghi trầm cảm học đường
>> Nữ sinh rơi từ tầng 25 tử vong học rất giỏi nhưng nghi bị trầm cảm
>> Những người sinh sau năm 1995 có tỷ lệ trầm cảm và tự tử cao hơn thế hệ trước
Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.
Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.
Một trong những sơ đồ lớp ngầu nhất từ trước đến nay vừa được đăng tải và thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng vì độ "hiếm có khó tìm" của nó.
Việc nữ sinh có thói quen trang điểm trước khi đến trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhưng liệu trang điểm ở trường học có nên hay không?
Những hình ảnh người bà tay mang theo giỏ (làn) đi chợ vào tận trong lớp học để họp phụ huynh cho cháu khiến dân mạng xúc động nhớ về ký ức xưa.
Chuyện học sinh mắc lỗi trong quá trình học tập hoặc sinh hoạt tại trường lớp là điều không thể tránh khỏi. Loạt ảnh "bá đạo" này nói lên nối khổ cho học trò mới thấu.
Mỗi thế hệ học sinh luôn gắn liền với những sáng tạo mới và những điều mới mẻ ấy chưa bao giờ khiến người khác phải thất vọng.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022