TIN SỰ KIỆN

Học sinh cấp 3 sắp được học nhạc, chơi đàn cùng thầy cô, bạn bè ngay tại lớp

Phan Tú

Phan Tú 15/01/2018

Thay vì chỉ dạy ở tiểu học và THCS như hiện nay, môn Âm nhạc sẽ được đưa vào bậc THPT, học sinh sẽ được làm quen với nhạc cụ, hợp xướng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến sẽ áp dụng từ năm học 2018 - 2019 sẽ có nhiều thay đổi trong cấu trúc các môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Theo Ban soạn thảo, chương trình môn Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có những thay đổi chủ yếu sau:

1. Chương trình được mở rộng về phạm vi đối tượng giáo dục, lần đầu tiên được dạy ở bậc THPT.

2. Chương trình được hoàn thiện về nội dung dạy học, lần đầu tiên nội dung nhạc cụ và hợp xướng được đưa vào.

3. Chương trình vừa có nội dung tích hợp (lý thuyết âm nhạc), vừa có nội dung phân hóa (nhạc cụ); vừa là môn học bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9), vừa là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Chương trình có hướng mở, để tác giả sách giáo khoa và giáo viên vận dụng linh hoạt, tránh quá tải.

4. Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ và năng lực âm nhạc, với 4 thành phần gồm thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.

5. Chương trình có những đổi mới về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, ví dụ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè...

6. Chương trình có điều chỉnh tên một vài nội dung, ví dụ như hát, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, câu chuyện âm nhạc...

 

Hát là một nội dung phổ biến và xuyên suốt chương trình môn Âm nhạc bao gồm bài hát tuổi học sinh, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài, hợp xướng. Nội dung hợp xướng chỉ được học ở trường THPT.

Nhạc cụ là nội dung mang tính phân hóa gồm chơi tiết tấu (từ lớp 1), chơi giai điệu (từ lớp 4), chơi hòa âm (từ lớp 6). Tùy theo điều kiện thực tiễn của nhà trường, giáo viên có thể dạy học sinh chơi bộ gõ cơ thể, nhạc cụ tự làm, nhạc cụ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, nhạc cụ phổ biến ở địa phương...) hoặc nhạc cụ nước ngoài.

Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc gồm nghe nhạc không lời, nghe nhạc có lời. Nội dung và yêu cầu cần đạt về nghe nhạc được tích hợp trong tất cả phân môn, đặc biệt là ở phần học về tác giả và tác phẩm.

Đọc nhạc gồm nội dung đọc mẫu âm đơn giản ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu bàn tay (từ lớp 1), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu ghi nhạc (từ lớp 4), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ (từ lớp 6)...

Lý thuyết âm nhạc là kiến thức cơ bản, phổ thông và mang tính ứng dụng, làm nền tảng cho các hoạt động thực hành âm nhạc gồm ký hiệu âm nhạc và các loại nhịp, kiến thức bổ sung. Lý thuyết âm nhạc không học riêng mà tích hợp trong hát, nhạc cụ, đọc nhạc. 

Thường thức âm nhạc gồm tìm hiểu nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tác giả và tác phẩm, hình thức biểu diễn, thể loại và cấu trúc âm nhạc, âm nhạc và đời sống. Nội dung được bố trí dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực của học sinh trong từng cấp học.

 

Sở dĩ chương trình học có thêm nhạc cụ ban soạn thảo lý giải: "Học nhạc cụ làm bối cảnh học tập trở nên đa dạng hơn, vừa giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc (nghe, hát, đọc nhạc) và năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, vừa để giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực hành và nâng cao tính ứng dụng".

Bên cạnh đó, thông qua nhạc cụ, môn học giúp học sinh được học bằng đa giác quan, có thể tận hưởng tiết học Âm nhạc một cách thú vị, nâng cao sự trải nghiệm âm nhạc, thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau, khác với cách hát thông thường.

Nhiều học sinh không có khả năng ca hát, một số em đến độ tuổi 12 - 14 thường bị vỡ giọng, nhạc cụ sẽ là phương tiện để các em học tập và thể hiện bản thân. Đặc biệt, học nhạc cụ còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế, thông qua việc học những nhạc cụ Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài.

Dự thảo chương trình môn Âm nhạc sắp được công bố cùng với các môn học khác để lấy kiến rộng rãi dư luận trước khi ban hành. Theo nghị quyết của Quốc hội, chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 chương trình học, sách giáo khoa mới được áp dụng đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT.

Theo Trí Thức Trẻ


Nội dung liên quan:

>> Khánh Vy "bắn 7 thứ tiếng" ra MV đầu tay, cướp ngay ngôi đầu thảm họa âm nhạc của Chi Pu

>> Ngọc Sơn cay cú vì bị hủy danh hiệu "Giáo sư âm nhạc", khoe thành tích chứng minh xứng đáng?

>> Biểu diễn văn nghệ như giải trí quán bar tại trường THPT Bất Bạt, thầy hiệu trưởng nói gì?

 

TIN LIÊN QUAN

Xót xa học sinh lớp 4 bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng, bầm tím khắp người, trạng thái hoảng loạn

Một nữ sinh lớp 4 ở Đắk Lắk đã bị 10 bạn cùng lớp đánh hội đồng rất dã man, phải nhập viện điều trị nhiều lần và hiện đang còn hoảng loạn.

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.

"Hot girl Cover" Thu Dung: "TikTok là nơi giúp tôi sáng tạo đam mê ca hát"

"Hot girl Cover" Thu Dung: "TikTok là nơi giúp tôi sáng tạo đam mê ca hát"

Thời gian gần đây, dân tình đã được phen thích thú khi thấy những đoạn clip của một tiktoker xinh đẹp mang vẻ đẹp cổ trang gây sốt giới trẻ với những đoạn clip cover những bài hát bắt trend trên MXH.

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?

"Cười ra nước mắt" màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ"

"Cười ra nước mắt" màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ"

Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.

Hậu mùa thi, học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu: Mua tiền triệu, bán mười mấy ngàn

Hậu mùa thi, học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu: Mua tiền triệu, bán mười mấy ngàn

Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!

Tranh cãi quan điểm: "Giáo dục làm cho gia đình nghèo đi vì phải chạy theo các cuộc thi suốt 12 năm dài ròng rã"

Tranh cãi quan điểm: "Giáo dục làm cho gia đình nghèo đi vì phải chạy theo các cuộc thi suốt 12 năm dài ròng rã"

Nữ nhà báo Trần Thu Hà cho rằng, có thi là có luyện. Phụ huynh nghèo đi vì phải chi nhiều tiền cho con luyện thi, từ mẫu giáo đã hết cuộc thi này tới cuộc thi kia.

Cả lớp biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm

Cả lớp biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm

Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.

Sau loạt chỉ trích về ngôn từ, Đen Vâu ra MV tự nhắc bản thân "đừng ảo tưởng": Đừng đôi co tranh luận

Sau loạt chỉ trích về ngôn từ, Đen Vâu ra MV tự nhắc bản thân "đừng ảo tưởng": Đừng đôi co tranh luận

MV "Ai muốn nghe không' của Đen Vâu đứng thứ hai top thịnh hành YouTube, đạt gần hai triệu lượt xem sau một ngày ra mắt.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

8 điều mà những người "ế do năng lực" rất hay phạm phải mà không hề biết

8 điều mà những người "ế do năng lực" rất hay phạm phải mà không hề biết

Nếu bạn có chỉ MỘT trong số những thói quen sau đây thì hãy nhanh chóng sửa đi nhé, vẫn còn kịp đó

Đời sốngMorax | 16/06/2022
Những dấu hiệu cho thấy chồng/bạn trai đang lừa dối và lợi dụng tình cảm của bạn

Những dấu hiệu cho thấy chồng/bạn trai đang lừa dối và lợi dụng tình cảm của bạn

Lần đầu tiên nghĩ về vấn đề ngoại tình, hầu như chúng ta không bao giờ nghĩ đến viễn cảnh bản thân sẽ có quan hệ tình cảm với người khác ngoài luồng, hay sẽ có người thứ ba xen vào cuộc tình của bạn.

Đời sốngMorax | 17/05/2022
Tại sao đàn ông dù "nương tựa" gái ngoài vẫn chẳng dám bỏ vợ? Chuyên gia chỉ ra 8 lý do

Tại sao đàn ông dù "nương tựa" gái ngoài vẫn chẳng dám bỏ vợ? Chuyên gia chỉ ra 8 lý do

Tại sao những người chồng lừa dối vợ không muốn ly hôn, mà vẫn tiếp tục chung sống với vợ và vẫn lừa dối?

Đời sốngMorax | 16/05/2022
4 điều cấm kỵ phụ nữ khôn ngoan không bao giờ thử, dù chỉ một lần

4 điều cấm kỵ phụ nữ khôn ngoan không bao giờ thử, dù chỉ một lần

Những điều dưới đây cực kỳ dại dột, phụ nữ đừng cố thử làm gì để rồi lại khóc hận. Cần phải tránh để duy trì hạnh phúc và cuộc sống được yên ổn

Đời sốngMorax | 13/05/2022
Vợ chồng nào có 7 dấu hiệu này thì nguy cơ tan vỡ là rất cao

Vợ chồng nào có 7 dấu hiệu này thì nguy cơ tan vỡ là rất cao

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ "lời nguyền 7 năm", cụm từ ám chỉ thời điểm các cặp vợ chồng không còn cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân nữa. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về ly hôn, “giai đoạn nguy hiểm” thường xảy ra trong khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi kết hôn.

Đời sốngMorax | 12/05/2022
4 kiểu đàn bà khiến đàn ông say như điếu đổ, biết ngoại tình là sai trái vẫn cứ lao vào

4 kiểu đàn bà khiến đàn ông say như điếu đổ, biết ngoại tình là sai trái vẫn cứ lao vào

Những mẫu đàn bà này có một sức hấp dẫn cực khó cưỡng với đàn ông, khiến họ dễ dao động, bồi hồi, day dứt, tiếc nuối…và kết quả là nảy sinh những tình cảm không mong muốn.

Đời sốngMorax | 11/05/2022
Những kiểu phụ nữ dễ bị bạn đời lừa dối sau lưng

Những kiểu phụ nữ dễ bị bạn đời lừa dối sau lưng

Hãy hạn chế hết mức có thể những điều dưới đây, bởi đôi khi phụ nữ cũng cần phải xem lại chính bản thân mình. Đàn ông có chán chường thì mới tìm đến “phở” ngoài đường.

Đời sốngMorax | 10/05/2022
Tại sao ngày nay phụ nữ càng lớn tuổi càng thích yêu các "phi công trẻ"?

Tại sao ngày nay phụ nữ càng lớn tuổi càng thích yêu các "phi công trẻ"?

Con gái trưởng thành sớm hơn con trai về thể chất và tâm lý. Theo lẽ thường, bạn đời là đàn ông lớn tuổi hơn sẽ đáng tin cậy hơn. Nhưng tại sao vẫn có nhiều phụ nữ yêu thích “phi công trẻ”?

Đời sốngMorax | 09/05/2022
"Táo quân tranh tài" - Nhanh tay hốt giải ngay!!!

"Táo quân tranh tài" - Nhanh tay hốt giải ngay!!!

Hàng ngàn khách hàng đã nhận giải thưởng hiện vật (gaming gear, sản phẩm công nghệ) - voucher và tiền mặt siêu hot từ sự kiện Táo Quân Tranh Tài của Ví VTC Pay. Bạn đã nhận chưa? Truy cập ngay https://vtcpay.vn/taoquantranhtai hoặc app Ví VTC Pay để tham gia vad nhận thưởng nhé!

Đời sốngThuận Thiên | 23/02/2021
Nhan sắc mặn mà ở tuổi 35 của "Hoa hậu" doanh nhân tố cáo BTC cuộc thi nhan sắc lừa đảo

Nhan sắc mặn mà ở tuổi 35 của "Hoa hậu" doanh nhân tố cáo BTC cuộc thi nhan sắc lừa đảo

Được biết đến với ngôi vị "Hoa hậu Doanh nhân Sắc đẹp Việt 2020" nhưng chính chị Lương lại quay ra tố cáo BTC cuộc thi này đã lừa đảo chị và nhiều thí sinh khác khi tổ chức cuộc thi không phép.

Đời sốngThuận Thiên | 29/12/2020