Chị đã từng rất tủi thân cho số phận của mình suốt 10 năm qua và nghĩ đến con đường xấu nhất. Nhưng chị không đủ can đảm để làm điều đó bởi mỗi ngày đi làm về vẫn được nhìn thấy anh là chị mãn nguyện lắm rồi.
Trong căn phòng trọ nhỏ khoảng 15 m2 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Thu Trang (39 tuổi) vừa mở bộ phim hài trên điện thoại, vừa bón cơm cho chồng ăn. Thỉnh thoảng, anh Nguyễn Văn Trung (39 tuổi) lại bật cười thành tiếng như đứa trẻ khiến chị Trang cũng cười theo.
Cuộc hôn nhân của anh chị đến nay đã được 10 năm, cũng là bấy nhiêu thời gian chị một tay chăm chồng bệnh tật. 2 kẻ xa lạ, quen biết rồi đến với nhau, nhưng số phận lại muốn thách thức tình yêu đó bằng một số phận nghiệt ngã. Anh gặp tai nạn chỉ sau 3 tháng kết hôn tới mức bị liệt toàn thân, không thể nói. Nhiều người khuyên nhưng chị nhất quyết không bỏ anh. Chị bảo, một ngày là vợ chồng, cả đời là vợ chồng.
Năm 2008, anh Trung từ quê nhà Yên Bái, xuống Việt Trì (Phú Thọ) theo học một lớp chụp ảnh. Anh gặp chị ở thời điểm chị đang là cô thu ngân xinh xắn của tiệm ảnh rồi 2 người đem lòng thương yêu nhau. 1 năm sau, anh chị tiến đến hôn nhân, dọn về ở chung một nhà. Cuộc sống tân hôn chỉ kéo dài vỏn vẹn 3 tháng trước khi tai họa ập đến.
Một buổi chiều tan làm, chị gửi tin cho chồng, nhắn anh tới đón về nhà. 30 phút sau, ngay trước cửa tiệm ảnh chị làm xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Một người đàn ông ngoại quốc điều khiển xe ô tô đâm trúng người đi xe máy. Dân cư xung quanh nhanh chóng ào chạy tới, đỡ nạn nhân dậy đưa đi cấp cứu.
Bên trong tiệm, chưa thấy chồng đến, chị hơi lo lắng. Nghe người ta bàn tán về vụ tai nạn, chị không mảy may quan tâm vì không hề nghĩ đó có thể là chồng mình, nhưng lòng chị không hiểu sao như có lửa đốt. Lúc sau, một nhân viên hớt hải chạy vào báo: "Chị Trang ơi, anh Trung bị tai nạn nằm ngất xỉu giữa đường". Chị giật thót, vội chạy ra thì anh đã bất tỉnh nhân sự.
Nạn nhân được nhanh chóng đưa tới Bệnh viện Phú Thọ trong tình trạng nguy kịch. Chị tính đưa anh xuống Hà Nội điều trị, nhưng bác sĩ lo ngại anh sẽ không qua khỏi dọc đường. Chị chỉ có một mình, tiền cũng chẳng có nhiều nên đành nghe lời bác sĩ.
Liên tục trong 3 tháng sau đó, anh Trung phải thở máy. Đôi lúc anh tỉnh lại với ánh mắt vô hồn. Không còn khả năng bám trụ lại Phú Thọ, chị lại phải đưa anh về Yên Bái điều trị 1 năm nữa.
Một thời gian sau, người gây tai nạn chủ động liên hệ, tài trợ chi phí để chị đưa chồng xuống Hà Nội chữa bệnh. Trong khoảng 4 tháng châm cứu, anh cử động được tay trái, miệng bập bẹ vài từ. Bác sĩ thông báo tình trạng bệnh tiến triển tốt, nhưng rồi cũng chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp như thế.
Người đàn ông ngoại quốc gây tai nạn cũng ngỏ ý tìm cho anh chị một công việc có thu nhập ổn định, lo nơi ăn chốn ở, nhưng chị từ chối. "Khác nào mình đang ăn vạ người ta. Tôi còn khỏe, còn xoay sở được, không muốn trở thành gánh nặng của người khác.", chị Trang tâm sự.
Rời viện, chị tìm thuê một căn phòng trọ chật hẹp ở Hà Nội để hai vợ chồng bám trụ, mỗi tháng hết 1 triệu rưỡi. Thế rồi chị làm đủ nghề nào là bán nước, bán ngô..., cố gắng kiếm tiền nuôi chồng bệnh tật. Gần đây, chị được tuyển vào làm công nhân bán thời gian cho một xưởng giấy bên Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), mức thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng. Nhưng chị nghỉ ngày nào là bị trừ lương ngày đó.
Thời gian sau chị tình cờ quen được một người phụ nữ làm trong Hội chữ thập đỏ, đồng cảm với câu chuyện của vợ chồng chị. Nhà hảo tâm này đã đón anh chị về ở, chỉ lấy tiền thuê phòng 500.000 đồng mỗi tháng.
Mỗi buổi sáng, chị Trang thức dậy vào 5h30, gọi anh rồi xoa bóp chân tay cho chồng. Sau đó, với thân hình chỉ nặng 35 kg, chị xốc nách anh, kéo lê tới chiếc ghế trong góc phòng để anh ngồi chơi. Sau đó, chị lủi thủi ra đầu ngõ mua đồ ăn sáng, về nhẹ nhàng bón cho chồng ăn trước khi dắt chiếc xe máy cũ mèm phóng hơn 6 km đến chỗ làm.
12h trưa tan ca, chị về nhà hết hơn 20 phút, chưa kịp nghỉ ngơi đã vội lao vào nấu cơm cho anh. Nếu anh ăn nhanh, chị sẽ có thời gian "đánh" vội bát cơm. Còn không, chị phải ăn tạm bánh ngọt hoặc nhịn đói để kịp 13h30 ca làm chiều.
Những lúc chị đi làm, anh ở nhà một mình, mấy người hàng xóm bên cạnh thay nhau qua hỏi thăm, chăm sóc và cho anh uống nước. Họ pha trò cười, anh không hiểu gì nhưng cứ cười phá lên. Có cảm tưởng bên trong căn phòng trọ chật hẹp kia là cuộc đời của hai con người hạnh phúc.
"Anh có thương vợ không?", chị hỏi lần đầu tiên, anh chỉ gật đầu, nước mắt anh trào ra. "Anh có thương vợ không? Trả lời rõ ràng cho vợ nghe nào!", lần này anh "có" rõ to, "khuyến mãi" thêm cho chị một nụ cười thật tươi. Đó là động lực, niềm vui giản đơn mỗi ngày của người vợ tần tảo. Chị không muốn trong tổ ấm này chỉ có cuộc đối thoại một chiều mà khi chị hỏi anh mãi không nói gì. Anh hiểu mọi chuyện, anh nhận thức được cuộc sống xung quanh, chị vẫn nghĩ như thế. Nhưng thỉnh thoảng, anh mới bật ra được lời nói, vài từ ngắt quãng không liền mạch.
Hơn 9 năm bên nhau, anh chị không thể có con. Nhưng chị nghĩ: "Nếu có con, ai sẽ nuôi nó, ai sẽ chăm sóc nó. Bố mẹ tôi và bố mẹ anh đều đã ly hôn, gia cảnh phức tạp. Tôi biết, sau này khi về già, hai vợ chồng sẽ rất đau khổ, vì không có ai bầu bạn và chăm sóc. Tôi không còn con đường nào khác, hay có thể bấu víu vào ai, chỉ mình tôi cố gắng từng ngày bên anh".
Khi chị kết thúc một ngày làm việc trọn vẹn, có lúc vượt mưa gió về đến nhà, thì đồng hồ đã điểm 21 - 22h tối. Nhiều đêm, anh đau đớn và kêu la, chị bất lực, chẳng thể chợp mắt nổi. Sáng hôm sau, dù mệt, chị vẫn phải đứng dậy đi làm. Chị không đi thì không có tiền trang trải cuộc sống hai vợ chồng.
"Tôi đã từng rất tủi thân cho số phận của mình và nghĩ đến con đường xấu nhất là hai vợ chồng cùng nhau đi một thể. Bản thân tôi có thể tự kết liễu cuộc đời mình, nhưng tôi không đủ can đảm để làm điều đó với anh...", chị chia sẻ.
Nghe đoạn chia sẻ này của chị, như hiểu ra câu chuyện, anh gào lên. Chị đưa tay vòng qua ôm anh, vỗ về. "Nên tôi vẫn phải tiếp tục sống, còn nước còn tát. Tôi sẽ cảm thấy tội lỗi, cắn rứt lương tâm nếu để anh phải chịu 'cái chết nhân đạo'. Sự việc đã xảy ra rồi, tôi cũng đã khổ rồi, được đến đâu hay đến đấy. Tôi chấp nhận với cuộc sống hiện tại.", chị nói.
Mỗi lần chị cho anh xem phim hài, anh đều bật cười khanh khách như muốn "tán gẫu" với vợ, nhưng bất lực không thể mở lời. Chị không tiếc tuổi xuân của mình mỗi khi nhìn lại những bức ảnh cưới được chụp bởi chính tiệm ảnh cưới, nơi hai anh chị đã cùng làm việc. Thời điểm đó, anh chưa gặp nạn, còn chị thì "béo tốt", như lời chị nói.
Ngay cả sau này người đời vẫn khuyên chị nên "tái giá", tìm cho mình một con đường hạnh phúc mới, rằng chị tận nghĩa với anh 10 năm qua thế là đủ rồi. Nhưng chị chỉ im lặng.
"Bây giờ nếu không có anh, tôi không sống nổi, vì đến nay chúng tôi đã gắn bó với nhau trên một chặng đường dài. Dẫu rằng người ta muốn tốt cho tôi nên mới khuyên như thế, nhưng quyền quyết định lại ở tôi. Tôi không thể bỏ anh, tôi không muốn lương tâm mình bị cắn rứt. Mỗi ngày trôi qua, không ai có thể nói trước được điều gì.", chị bộc bạch.
Chị từng tưởng tượng chiều chiều có thể đưa anh thoát khỏi căn phòng trọ chật hẹp, vượt ra thế giới ngoài kia ngắm nhìn trời đất, hưởng thụ từng tia nắng ấm áp của thiên nhiên hay cảm nhận những hạt mưa tí tách rơi xuống. Nhưng những điều đó thật khó với thể trạng hiện tại của anh.
Chị không có ước mơ cho riêng mình, vì chị nói cuộc đời chị đến giờ không còn gì phải hối tiếc. Dù sao chị cũng có một người chồng luôn bên cạnh nghe chị tâm sự đủ thứ chuyện. Mỗi ngày đi làm về, chị vẫn được nhìn thấy anh là chị mãn nguyện lắm rồi.
"Chúng ta, trong tình yêu, nếu hợp thì ở với nhau, không thì đành tan rã. Nhưng nếu trong lúc nửa kia ốm đau bệnh tật, đừng từ bỏ người mình từng thương rất nhiều. Tôi hy vọng anh sẽ khỏe lại, để ở bên tôi mãi mãi.", những lời sẻ chia chân thành của chị.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
>> Câu chuyện tình yêu như ngôn tình: Chàng trai đưa người yêu bị liệt đi khắp đất nước trong 4 năm
>> Tài xế “hâm” chạy xe ôm miễn phí khắp Sài Gòn: Việc tử tế giữa chốn xô bồ lại bị coi là lừa đảo
Thật dễ dàng làm tổn thương một người bằng lời nói hoặc hành động trong lúc tranh cãi. Sự oán giận có thể kéo dài lâu hơn sau khi cuộc cãi vã kết thúc và làm hỏng mối quan hệ. Đó là lý do phải ghi nhớ 7 hành vi cần hết sức tránh khi cãi nhau với người thân.
Có những kỹ năng và thói quen quan trọng như việc đánh răng hàng ngày, cần phải được trau dồi và thực hành thường xuyên, như 8 kỹ năng quan trọng để cứu vãn mối quan hệ này khi tình cảm của bạn có rạn nứt.
Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.
Tấm giấy "gọi thi vào đại học" nửa thế kỷ trước khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy ngưỡng mộ cha anh đi trước đã vượt lên mọi khó khăn của sự thiếu thốn, hiểm nguy để theo đuổi con chữ.
Với hành động nhanh chóng, dứt khoát, không mảy may cân nhắc để cứu bé gái 3 tuổi lơ lửng ở tầng 8, phải ví người người đàn ông này như thể "anh Mạnh phiên bản Kazakhstan".
Không ngờ chị vợ này lại có thể chuẩn bị một loại chuồng chó lớn tới mức chứa được cả chú chó và cả anh chồng của mình. Nghĩ cũng tội cho anh chồng dù anh cũng có phần sai.
Không nhiều người biết rằng, đằng sau nụ cười đó là những giọt mồ hôi và nước mắt của một người cha vất vả nuôi 3 con ăn học giỏi giang.
Giờ bạn đang yêu say đắm, đám cưới sẽ diễn ra và cả cuộc đời hai bạn bên nhau. Nhưng sau nhiều năm kết hôn, thật khó để nhớ lại những cảm giác ban đầu mà bạn đã từng có.
Chưa đến 500 nghìn cho mỗi bức tranh vải sơn, người họa sĩ 62 tuổi nói rằng mình đủ tiền mua họa phẩm để duy trì cuộc sống và sự nghiệp.
Dân tình truyền nhau thông tin về những bức tranh được bày bán la liệt ngay ngoài phố, xuýt xoa khen ngợi về một nét văn hóa Hà Nội dường như bị lãng quên.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022