Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tất cả người dân ở nhà chung tay chống dịch Covid-19. Thế nhưng có những người vẫn miệt mài trên những chiếc xe giao đồ ăn, hàng hóa, nhu yếu phẩm đến tay từng hộ gia đình.
Hôm 31/3, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu toàn dân thực hiện "cách lý xã hội. Mọi người dân trong thời gian này ở nhà, chỉ ra đường trong những trường hợp thật sự cần thiết và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp.
Sau chỉ thị Chính phủ, đường phố Hà Nội trở nên vắng vẻ do người dân ở nhà chống dịch.
Người dân được khuyến cáo chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Đa số người dân đều nghiêm túc thực hiện theo chỉ thị mới của Chính phủ để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Vậy nên các dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn, nhu yếu phẩm tận nhà giờ đây là lựa chọn hàng đầu với nhiều gia đình.
Anh Nguyễn Xuân Hà (31 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết đã gắn bó với nghề shipper được gần 2 năm nhưng chưa khi nào anh cảm thấy lo sợ khi đi làm như thời điểm này. "Kể từ khi dịch bệnh, tôi vẫn phải chạy đều không được nghỉ, hàng ngày cứ 8h sáng bắt đầu chạy đến đêm khi nào hết hàng thì thôi. Ở nhà còn 1 vợ 3 con nhỏ, dịch bệnh thì sợ thật đấy, nhưng không làm thì biết làm gì, lấy gì chăm lo cho gia đình?! Cứ cố gắng vì miếng cơm manh áo thôi chú ạ!", anh Hà chia sẻ.
Anh Hà vẫn miệt mài giao hàng vì miếng cơm manh áo.
Anh Hà cho hay, từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hà Nội, công ty anh đã hướng dẫn, đưa ra khuyến cáo cùng những biện pháp phòng tránh dịch bệnh trong khi làm việc để đảm bảo an toàn. "Bản thân mình cũng phải hàng ngày theo dõi tin tức dịch bệnh và trang bị các kiến thức, biện pháp phòng bệnh để đảm bảo an toàn.
Tôi cũng luôn chuẩn bị khẩu trang, nước rửa tay khô để sát khuẩn liên tục. Việc của mình là hay đi và tiếp xúc nhiều người mà, nên cứ an toàn là trên hết, về nhà còn có vợ con nữa chứ!", anh Hà tâm sự.
Từ khi dịch bệnh, anh Hà nhận được nhiều đơn hàng hơn so với trước.
Công việc cũng đem lại thu nhập ổn định hơn so với trước đây.
Cùng làm công việc này nhiều năm nay, anh Hưởng, 35 tuổi, trú tại phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kể, từ khi dịch bệnh bùng phát, khối lượng công việc cũng đã tăng lên nhiều, thu nhập có phần tăng hơn so với trước đây nhưng anh luôn chủ động đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình.
Hàng ngày, anh Hưởng vẫn cố gắng chạy gửi hàng đều đặn để kiếm thu nhập.
"Trước đây mình chạy thường về sớm từ cuối giờ chiều nhưng từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì đơn hàng cũng nhiều hơn trước đây do người dân hạn chế ra đường. Có hôm mình chạy đến đêm mới hết hàng để về.
Cũng vất vả, lo sợ dịch lắm nhưng công việc của mình mà, không bỏ được. Chạy nhiều thì thu nhập cũng ổn định hơn, ra đường tầm này cũng chỉ toàn thấy shipper là nhiều.", anh Hưởng chia sẻ.
Để phòng chống dịch bệnh, các shipper đều trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay bên mình.
"Giờ cả nước cùng chống dịch, việc của mình hay tiếp xúc nhiều thì cũng phải tự ý thức được điều đó. Nhiều khi đi giao hàng mình cũng hạn chế tiếp xúc gần với khách, hai bên đều hạn chế nói chuyện và giao hàng nhanh chóng, không tiếp xúc lâu để loại bỏ những nguy cơ nhiễm bệnh, như vậy cũng an toàn cho cả hai.", anh Hưởng nói.
Phải đi lại thường xuyên, tiếp xúc với nhều người ở nhiều khu vực khác nhau nên mỗi shipper đều có ý thức trong việc thực hiện các biện pháp an toàn để phòng chống dịch bệnh. Anh Phạm Quyết Thắng (27 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, anh cùng đồng nghiệp đều hạn chế việc nhận giao hàng tại những vùng dịch cũng như tiếp xúc gần với khách nhận hàng.
Anh Thắng và đồng nghiệp đều ý thức được việc phòng chống dịch bệnh trong thời điểm hiện nay.
"Trước đây anh em đồng nghiệp vẫn lập một cái nhóm nhắn tin để chia sẻ những chuyện vui buồn thì nay thông tin về dịch bệnh cũng được chia sẻ trong đó để mọi người cùng nắm được.", anh Thắng cho biết. Khi đi làm, mỗi shipper đều được trang bị khẩu trang, nước rửa tay nhưng cũng không tránh được những ánh mắt xa lánh.
Anh luôn sử dụng khẩu trang và nước rửa tay mỗi khi đi làm.
"Trong thời điểm như hiện nay, mọi người lo sợ dịch bệnh là điều dễ hiểu nhưng nhiều người lo sợ thái quá. Có lần mình đi giao hàng đến nơi khách bắt đặt hàng ở tận ngoài đầu ngõ rồi phải chạy thật xa ra để khách lại gần lấy hàng. Lấy hàng xong khách lại đặt tiền ở đó và chạy nhanh về. Những lúc đó cảm thấy tủi thân lắm nhưng cũng đành chịu.", anh Thắng tâm sự.
Anh Thắng tâm sự, mình cũng đồng nghiệp đều có ý thức hạn chế tiếp xúc với khách hàng để đảm bảo an toàn cho cả hai. Anh mong rằng, khi giao đồ, khách hàng sẽ không có thái độ xa lánh.
"Mình không dám nói là cao cả vì ai cũng làm vì miếng cơm gia đình, nhưng không có shipper giao hàng thì nhiều người còn phải ra đường, còn phải đi lại nhiều hơn nữa. Mình mong mọi người hiểu cho công việc của bọn mình một chút là vui rồi.", anh Thắng nói.
Theo Kenh14.vn
* Nội dung liên quan:
Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
11 sự thật về nghề người mẫu sau đây cho thấy quá nhiều thử thách khốc liệt đang chờ đợi những ai muốn theo nghề này, thậm chí có thể khiến ai đó sợ hãi mà thay đổi ý định.
Anh chàng xe ôm công nghệ Nguyền Hùng Phúc (Q.10, TPHCM) khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng nhân ái của mình.
Những ngày gần đây, hình ảnh Hội An cổ kính bị ngập trong nước lũ khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Sau một thời gian dài tạm ngưng hoạt động do dịch covid-19, các điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng, Quảng Nam đã mở cửa đón khách trở lại.
Nếu nhân loại không chỉ tồn tại đơn thuần mà muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, chúng ta cần đạt những kết quả lớn hơn bằng cách cùng hợp tác.
Đi làm bị công ty chậm lương thôi đã bấn loạn lắm rồi, thế mà có người còn quỵt tiền lương. Nỗi niềm có lẽ phải ai từng trải qua đôi lần mới thấm thía.
Tỷ phú Bill Gates và Tiến sĩ Soumya Swaminathan - Giám đốc Khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, thế giới có thể sẽ không thể quay trở lại như trước đại dịch cho đến năm 2022.
Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.
Giới thượng lưu đang có cuộc sống khá thoải mái trong thời kỳ suy thoái hiện tại, còn tài sản của các tỷ phú vẫn đang tăng theo cấp số nhân.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022