TIN SỰ KIỆN

Tranh luận về vấn nạn xả rác chất đống mặt phố ở Hà Nội

Những hình ảnh về những "núi" rác chất đống ở nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội đã dấy lên một cuộc tranh luận về vấn nạn xả rác nơi đây.

Ý thức người đổ rác hay cách tổ chức gom rác?

Một chùm ảnh chụp lại những đống rác nhìn rất mất vệ sinh và mất mỹ quan đô thị được báo điện tử VnExpress chia sẻ sáng nay 20/7 đã nhận được nhiều sự quan tâm cùng nhiều ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng. Hầu như ai xem những hình ảnh này cũng khó có thể làm ngơ trước những "núi" rác sừng sững ngay giữa những tuyến phố trung tâm của Hà Nội "ngàn năm văn hiến".

Rác chất đống trên phố Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội). (Ảnh: VnExpress)

Ý thức cộng đồng là điều mà nhiều người nhắc đến. "Người thủ đô sao ý thức cộng đồng lại kém thế nhỉ?", một bạn có tên daogia6289 thốt lên. Một bạn tên tocdo xuan cũng đồng tình: "Ý thức về môi trường của phần lớn dân Việt Nam quá kém". Bạn Nam Nguyễn thì phân tích thấu đáo hơn: "Lỗi do ý thức người dân đầu tiên, kế đến là do thời gian xe rác...".

Bạn có tên anhtuan.47e thì nêu biện pháp: "Không có ý thức. Lắp camera giám sát các tuyến phố". Tuy nhiên, đa phần các ý kiến này dường như đều đến từ những người không sống ở thủ đô hoặc không sống ở những nơi khó khăn về xử lý rác.

Nhiều ý kiến người trong cuộc cho hay, thời gian gom rác của các công nhân vệ sinh thường vào buổi chiều, khi hầu hết các gia đình đều chưa đi làm, đi học về. Đó là chưa kể nhiều tuyến phố quá ít thùng rác hoặc không có thùng rác nên mọi người không còn cách nào ngoài việc tập kết rác một cách tự phát ở các góc phố, thường là cạnh cống thoát nước, nhiều nơi rác chèn lên cả cống.

"Núi" rác ở đường Nghi Tàm (quận Tây Hồ, Hà Nội). (Ảnh: VnExpress)

Tuy vậy, nhiều bạn cũng chỉ ra việc thay đổi giờ gom rác là phi thực tế. "Công nhân vệ sinh có bao nhiêu xe, bao nhiêu người ? Họ có thể phân thân để đồng loạt vào giờ nào đấy mà bạn rảnh để có mặt tại tất cả hộ dân không?", bạn quynhPV bình luận.

Mặt khác cũng phải nhìn vào thực tế là hiện nay thủ đô vẫn còn thiếu nhiều nơi tập kết rác. Việc những bãi rác tạm chất đống như núi một phần do người dân không phân loại, sắp xếp cho gọn, một mặt do công nhân môi trường không kịp thu gom. "Ai cũng hiểu công nhân vệ sinh rất vất vả. Nhưng hình như năng lực phương tiện và phương pháp tổ chức thu gom rác có vấn đề.", một bạn tên Phân loại tại nguồn chia sẻ.

Ngoài ra còn có nhiều ý kiến đưa ra giải pháp mỗi hộ dân nên tự đầu tư thùng rác để giảm tải cho công nhân môi trường, làm sạch không gian chung. Nhưng ý kiến này cũng bị phản bác khi nhiều người cho biết tình trạng ăn cắp thùng rác làm đồng nát trên thực tế vẫn xảy ra. Nhiều hộ gia đình cũng không có diện tích để đặt thùng rác trước cửa nhà...

Công nhân vệ sinh sẽ mất bao nhiêu chuyến xe rác để giải tỏa hết chỗ rác này? (Ảnh: VnExpress)
 

Đầu tiên vẫn là ý thức

Sau nhiều ý kiến trái chiều, có thể thấy để xử lý triệt để vấn đề thì cả người dân và công ty môi trường cũng như các nhà quản lý sẽ phải đồng loạt vào cuộc, thay đổi thói quen, quan tâm hơn tới các biện pháp xử lý rác. Và đầu tiên vẫn phải bắt đầu từ ý thức, như bạn Nam Nguyễn đã bình luận: "Lỗi do ý thức người dân đầu tiên". Hay như bạn long lethanh bức xúc: "Ông nào chưa một lần vứt bã kẹo cao su, vỏ kẹo, vỏ hướng dương ra đường...".

Câu chuyện ý thức khi xả rác từ lâu đã được bàn luận rộng rãi. Theo báo Đại Đoàn Kết, năm 2008, dự án 3R do Nhật Bản tài trợ được triển khai tại các phường: Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) và Thành Công (quận Ba Đình).

Những thùng rác 3R này vẫn còn ở một số nơi tại trung tâm Hà Nội nhưng dự án thì đã ngừng từ lâu. (Ảnh: VietQ)

Mỗi hộ gia đình được dự án cấp cho 2 xô rác, một xô màu xanh và một xô màu da cam. Họ quy định xô xanh chứa nhóm rác hữu cơ (cơm thừa canh cặn, rau quả bỏ đi...) còn xô màu da cam chứa các loại rác vô cơ (chai lọ, xỉ than...), khi đi đổ rác hàng ngày thì người dân đổ rác vào đúng thùng cùng màu.

Thế nhưng chỉ sau một thời gian, dự án phá sản. Người dân chỉ thực hiện vài ngày đầu rồi... đâu lại vào đấy khi nghĩ "tội gì phải xách 2 thùng rác đi đổ trong khi chỉ cần xách một xô cho tiện”.

Nhiều giải pháp được đề ra, được triển khai như treo biển cấm, tăng mức phạt, gắn camera theo dõi... nhưng rác vẫn ở khắp mọi nơi bởi ý thức, thói quen sinh hoạt đã ăn vào máu cả thế hệ. Ý thức cần phải được thay đổi từ việc nhỏ đến vấn đề lớn, từ việc nhả bã kẹo cao su, buộc kín một chiếc túi chứa rác đến việc để rác ở đâu, để như thế nào, mỗi cụm dân cư phối hợp với nhau ra sao...

Mỗi người dân sinh sống ở những tuyến phố nơi có rác chất đống như vậy nghĩ gì mỗi khi họ hay con em họ đi ngang qua đó? Liệu họ có muốn hành động hay đề nghị cụm dân cư nhóm họp để cùng hành động?


Nội dung liên quan:

>> Ngày nào cũng thả hồn đi dạo nhưng mấy ai biết Hồ Gươm ô nhiễm nặng

>> Sáng nay không khí Hà Nội ô nhiễm thứ nhì thế giới

>> Đánh nữ công nhân môi trường ngất xỉu, hai vợ chồng người bán nước mía ra đồn

 

TIN LIÊN QUAN

Ban tổ chức Olympic 2024 bị chỉ trích là làm "trò hề trị giá tỷ đô trên sông Seine"

Ban tổ chức Olympic bị chỉ trích nặng nề sau khi phải hoãn nội dung ba môn phối hợp nam dự kiến thi đấu trên sông Seine. Tờ News của Úc thậm chí dẫn lời AFP ví đây là "trò hề trị giá tỷ đô trên sông Seine".

Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Cựu phi hành gia NASA: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối"

Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ ​​không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".

Công nghệ tái chế nâng cao được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn

Công nghệ tái chế nâng cao được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn

Rác thải nhựa chắc chắn là một trong những vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Một công nghệ tái chế đang được kỳ vọng biến rác thải nhựa thành nhựa mới hoàn toàn.

Kết quả nghiên cứu gây sốc: Ô nhiễm không khí gây thêm 5,1 triệu ca "hết cứu" mỗi năm trên toàn thế giới

Kết quả nghiên cứu gây sốc: Ô nhiễm không khí gây thêm 5,1 triệu ca "hết cứu" mỗi năm trên toàn thế giới

Một nghiên cứu mới gây sốc cho thấy tác động chết người của việc hít phải khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thải ra carbon. Kết quả cho thấy ô nhiễm không khí gây thêm 5,1 triệu ca "hết cứu" mỗi năm trên toàn thế giới.

Nguy cơ tiềm tàng từ vụ cá voi khổng lồ dài 16 m dạt vào bãi biển

Nguy cơ tiềm tàng từ vụ cá voi khổng lồ dài 16 m dạt vào bãi biển

Một người phụ nữ đang đi dạo buổi sáng cùng con gái trong kỳ nghỉ của mình thì phát hiện một con cá voi chết dạt vào bãi biển. Con cá voi khổng lồ dài 16 m dạt vào bãi biển được cho là dấu hiệu xấu.

13 hình ảnh cho thấy biến đổi khí hậu đang thay đổi nhiều thứ ngay trước mắt chúng ta

13 hình ảnh cho thấy biến đổi khí hậu đang thay đổi nhiều thứ ngay trước mắt chúng ta

Thời gian thay đổi mọi thứ nhưng gần đây nổi bật hơn là việc biến đổi khí hậu đang thay đổi nhiều thứ ngay trước mắt chúng ta. Hãy xem sự thay đổi nhanh chóng này lợi hại ra sao.

Hóa chất, nước rửa từ nhựa làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong nước ao hồ

Hóa chất, nước rửa từ nhựa làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong nước ao hồ

Một nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn thủy sinh không chỉ phát triển mạnh khi các hóa chất rửa từ nhựa phân hủy được đưa vào nước hồ, chúng còn phân hủy các chất hữu cơ hiệu quả hơn.

Nhân viên quán cà phê ở Vũng Tàu vứt rác ra biển: Không phải rác của quán, rác từ biển thì trả lại biển?

Nhân viên quán cà phê ở Vũng Tàu vứt rác ra biển: Không phải rác của quán, rác từ biển thì trả lại biển?

Lời biện minh của các nhân viên và chủ quán xả rác ra biển không nhận được sự đồng tình từ phía những người chứng kiến, đặc biệt các thành viên diễn đàn MXH.

Thế giới cùng cực nơi hoang mạc nóng nhất Trái Đất - Kỳ 4: Cuộc sống ở Tamanrasset

Thế giới cùng cực nơi hoang mạc nóng nhất Trái Đất - Kỳ 4: Cuộc sống ở Tamanrasset

Người Algeria gọi đó là cực nam. Đó là vùng đất của nhiều thứ hơn thế: Khô hơn, khốc liệt hơn và hoang vu hơn - một sa mạc gồm những bồn trũng khô cằn và những ngọn núi lửa.

Thế giới cùng cực nơi hoang mạc nóng nhất Trái Đất - Kỳ 3: Trải nghiệm nước hóa thạch 5.000 năm tuổi

Thế giới cùng cực nơi hoang mạc nóng nhất Trái Đất - Kỳ 3: Trải nghiệm nước hóa thạch 5.000 năm tuổi

Nước mà Sollah và tôi đang uống có lẽ đã 5.000 năm tuổi. Ở phía tây Ai Cập, nước giếng có thể già hơn 5 - 10 lần.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người vợ tào khang của HLV Park Hang Seo: 5 năm trước đưa chồng sang VN ký hợp đồng, 5 năm sau là người đón chồng trở về

Người vợ tào khang của HLV Park Hang Seo: 5 năm trước đưa chồng sang VN ký hợp đồng, 5 năm sau là người đón chồng trở về

Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.

Tâm sựTessie | 17/01/2023
Trợ lý ĐT Thái Lan bị AFF cho vào "diện theo dõi" vì hành vi với phóng viên Việt Nam tại họp báo

Trợ lý ĐT Thái Lan bị AFF cho vào "diện theo dõi" vì hành vi với phóng viên Việt Nam tại họp báo

Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.

Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023
Fan bóng đá tưởng tivi bị hỏng khi xem trận Việt Nam - Myanmar, "cứ như xem tivi đen trắng vào cuối thế kỷ trước"

Fan bóng đá tưởng tivi bị hỏng khi xem trận Việt Nam - Myanmar, "cứ như xem tivi đen trắng vào cuối thế kỷ trước"

Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.

Tâm sựMorax | 04/01/2023
Vua bóng đá Pele qua đời ở tuổi 82 do bệnh nặng

Vua bóng đá Pele qua đời ở tuổi 82 do bệnh nặng

Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.

Tâm sựMorax | 30/12/2022
Sân Mỹ Đình khiến CĐV Việt thêm ngán ngẩm: Ghế thì đóng bụi, nhà vệ sinh thì tối tăm hôi hám

Sân Mỹ Đình khiến CĐV Việt thêm ngán ngẩm: Ghế thì đóng bụi, nhà vệ sinh thì tối tăm hôi hám

Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.

Tâm sựMorax | 28/12/2022
Đoàn Văn Hậu bị dân mạng chỉ trích vì lối chơi có phần bạo lực

Đoàn Văn Hậu bị dân mạng chỉ trích vì lối chơi có phần bạo lực

Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.

Tâm sựMorax | 28/12/2022
HLV Tite bị giật dây chuyền, còn bị cướp mắng vì Brazil đá tệ ở World Cup

HLV Tite bị giật dây chuyền, còn bị cướp mắng vì Brazil đá tệ ở World Cup

HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.

Tâm sựMorax | 26/12/2022
Nữ cổ động viên gây choáng vì "hồn nhiên" không mặc đồ trong cuộc diễu hành của tuyển Argentina

Nữ cổ động viên gây choáng vì "hồn nhiên" không mặc đồ trong cuộc diễu hành của tuyển Argentina

Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.

Tâm sựMorax | 23/12/2022
Không có bản quyền AFF Cup, khán giả Thái Lan phải đi xem ké Việt Nam

Không có bản quyền AFF Cup, khán giả Thái Lan phải đi xem ké Việt Nam

Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.

Tâm sựMorax | 22/12/2022
Chấn động MMA: Võ sĩ mất cả hai chân đánh bại đối thủ lành lặn

Chấn động MMA: Võ sĩ mất cả hai chân đánh bại đối thủ lành lặn

Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.

Tâm sựMorax | 20/12/2022