Các chuyên gia giáo dục khẳng định việc sinh viên bị buộc thôi học là quá trình cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều này là rất bình thường ở các trường nước ngoài.
Tháng 10 vừa qua, nhiều trường đại học đã đưa ra các mức kỷ luật với sinh viên, từ buộc thôi học đến cảnh cáo học vụ. Đại học Luật TP HCM đã buộc thôi học 112 sinh viên hệ chính quy vì kết quả học tập kém, nhiều sinh viên trường này cũng bị cảnh báo học vụ hoặc đình chỉ học 1 năm. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dự kiến cảnh báo học vụ 579 sinh viên và buộc thôi học 35 em có điểm trung bình học tập thấp.
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm trường buộc thôi học 700 - 800 sinh viên do không đảm bảo được việc học. Nhiều trường đại học khác cũng có động thái tương tự.
Ông Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông Lâm TP HCM từng chia sẻ việc đuổi sinh viên là điều không mong muốn và “bất đắc dĩ" của trường này. Thực tế việc cảnh báo học vụ hay buộc thôi học được quy định tại Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo tín chỉ là sinh viên bị buộc thôi học khi bị cảnh báo học vụ 2 lần liên tiếp.
Tùy theo đặc điểm của từng trường, hiệu trưởng sẽ quy định áp dụng một hoặc 2 trong 3 điều kiện sau để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên: Điểm trung bình chung dưới 1,2 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1,4 đối với năm 2, dưới 1,6 đối với năm 3 hoặc dưới 1,8 đối với các năm tiếp theo và cuối khoá; Điểm trung bình chung học kỳ dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1 đối với các học kỳ tiếp theo; Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Ngoài ra, quy chế nói trên cũng quy định thời gian đào tạo tối đa. Sinh viên không hoàn thành chương trình học trong thời gian đó sẽ phải thôi học.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bị đuổi học vì kết quả học tập kém. Thứ nhất nằm ở công tác tuyển sinh. Nhiều em đủ điểm vào đại học nhưng học được chương trình đại học hay không lại là điều khác. Vấn đề còn nằm ở chỗ liệu chương trình đào tạo, hệ thống đánh giá, đo lường của trường có chuẩn hay không.
Thứ hai theo TS Vinh, sinh viên không bắt kịp chương trình, dẫn đến kết quả kém một phần do các trường chưa có cố vấn học tập để định hướng cho họ. Ông dẫn ví dụ ở Mỹ, các trường có cố vấn, hỗ trợ sinh viên chọn tín chỉ phù hợp năng lực của bản thân và chuyên ngành mình chọn. “Các trường cần nghiên cứu xem sinh viên bị buộc thôi học thường rơi vào năm nào để xác định nguyên nhân cụ thể.”, TS Vinh nói.
TS Trần Vinh Dự, tốt nghiệp Đại học Texes ở Austin (Mỹ), nhận định, tình trạng này còn xuất phát từ việc Bộ quản lý chỉ tiêu bằng phôi bằng. Ông lý giải, giả sử bộ cấp cho trường khoảng 1.000 phôi bằng, trường có thể tuyển nhiều thí sinh hơn rồi thực hiện siết đầu ra. Trong quá trình đào tạo kéo dài 3 - 4 năm, trường loại bớt những sinh viên có kết quả kém. Như vậy, quá trình sàng lọc này giúp đại học vừa đảm bảo chất lượng đầu ra, vừa tuân thủ quy định của Bộ về chỉ tiêu đào tạo.
Việc sinh viên bị thôi học hoặc chủ động bỏ học vì kết quả kém không phải chuyện hiếm lạ ở các nước có nền giáo dục phát triển. Năm 2015, hơn 8.000 sinh viên người Trung Quốc đã bị các đại học Mỹ đuổi học vì điểm kém hoặc gian lận thi cử.
Ở những nước có nền giáo dục phát triển, trường hợp điểm trung bình chung học tập quá thấp, thường là từ điểm D trở xuống, sinh viên sẽ nhận cảnh báo học vụ. Sau đó, nếu người đó không thể cải thiện kết quả học tập, trường sẽ đưa ra quyết định thôi học.
Nhiều trường có quy định rõ ràng về việc này, như Đại học Idaho (Mỹ) từ năm 2013 quy định sinh viên năm nhất sẽ bị đuổi học ngay lập tức nếu điểm trung bình của học kỳ đầu tiên đạt dưới 1 (thang điểm 4). Trước đó, trường này nêu rõ sinh viên đạt điểm trung bình dưới 2 sẽ bị cảnh báo, quản chế và buộc thôi học nếu không cải thiện kết quả trong học kỳ kế tiếp. Quy định này được áp dụng tại nhiều trường với mức điểm trung bình tối thiểu khác nhau.
Trên thực tế, việc siết đầu ra để góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo ở nước ngoài như ở Mỹ Mỹ được thực hiện nghiêm ngặt. Ngoài ra, tỷ lệ trúng tuyển của các trường tại Mỹ thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tốt nghiệp.
Đại học Coastal Georgia chấp nhận khoảng 92% đơn đăng ký vào trường nhưng chỉ 15% số sinh viên tốt nghiệp. Đại học Dine nhận 100% thí sinh ứng tuyển và tỷ lệ tốt nghiệp chỉ ở mức 15%. Đại học Harvard tuyển sinh khắt khe với tỷ lệ trúng tuyển 5,4% và đổi lại, 97% sinh viên trường này thuận lợi tốt nghiệp. Đại học Stanford chỉ nhận 4,6% và có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 93%...
Nguyễn Xuân, một du học sinh tại Nga, cho biết, hầu hết trường ở nước này không đuổi sinh viên nếu họ đạt điểm kém. Áp lực học tập cùng việc bị lưu ban khiến nhiều sinh viên chủ động thôi học thay vì bị đuổi.
Theo Zing News
Nội dung liên quan:
>> Học tập yếu kém, hàng trăm sinh viên Đại học Luật TP HCM có nguy cơ bị đuổi học
Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Dù đã đạt trên 9 điểm/môn, nam sinh Nguyễn Linh (SN 2001 Hải Phòng) vẫn thiếu may mắn để bước chân vào giảng đường đại học.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022