Thời gian tuyệt nhất để cảm nhận vẻ đẹp Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4, vì khoảng thời gian này trời ít mưa, không khí mát và rất dễ chịu. Tháng 5 đến tháng 7, thời tiết Hội An cũng ủng hộ du khách tham quan nhưng có chút nóng nực hơn những tháng trước. Tuy nhiên, đó vẫn sẽ tốt hơn cho những lựa chọn vào mùa mưa đó nhé (từ tháng 8 tới tháng 12).
Càng tuyệt vời và thú vị hơn khi bạn đến thăm Hội An vào ngày 14 hay Rằm âm lịch hàng tháng. Bởi vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, một khung cảnh đặc trưng của Hội An vào dịp lễ.
Máy bay: Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất và dễ đi lại nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Có hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. hiện nay, có rất nhiều chương trình khuyến mại nên bạn nên đặt vé trước để nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Xe khách: Từ Hà Nội/Sài Gòn có rất nhiều nhà xe để đi đến Đà Nẵng (Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo). Gía vé khoảng 400.000đ – 500.000đ, thời gian 18 đến 20 tiếng.
Tàu hỏa: Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến tàu đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 400.000đ đến 1.200.000đ tùy loại toa tàu và loại ghế. Thời gian di chuyển khoảng 14 – 20 tiếng.
Điểm trung chuyển đến Hội An chủ yếu hiện nay là bến tàu, xe ở Đà Nẵng. Từ đó bạn có thể bắt xe bus hoặc taxi đi Hội An rất thuận tiện.
Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông nhưxe ôm, xe bus, taxi, xích lô. Giá thuê xe máy từ 100.000 – 120.000 VND/ngày. Nhưng điều thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này, giá thuê một chiếc xe đạp là 30.000VND/ngày.
Được ví như viên ngọc giữa lòng phố cổ Hội An,chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng của sự tồn tại hơn bốn thế kỷ qua.Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Chùa Cầu – biểu tượng đặc trưng của Hội AnHội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở phố cổ Hội An. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Triều Châu Hội AnNhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố cổ Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhanh nhẹn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận "Công trình Văn hoá" cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.
Nhà cổ Tấn Ký, điểm dừng chân thú vị ở Hội AnBạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Khởi hành từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, chạy một đoạn sông Hoài rồi ra sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.
Cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc xuất phát tại cảng Cửa Đại hoặc đi thuyền gỗ xuất phát tại bến Bạch Đăng với hành trình khoảng 2 giờ đồng hồ. Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ, đặc biệt về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.
Nếu đi bụi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đêm ở Cù Lao Chàm, chỉ cần thuê một cái lều (50.000VND) vàđóng tiền lưu trú qua đêm là 20.000VND. Đến Cù lao Chàm, sự thân thiện, dễ mến của con người nơi đây sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng muốn được quay lại.
Ngoài ra, du lịch Hội An còn có rất nhiều điểm đến thú vị như: Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông, Nhà thờ Tộc Trần, Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa, Biển Cửa Đại, Biển An Bàng, Làng Gốm Thanh Hà, Xưởng thủ công mỹ nghệ…
Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú
Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng tăng thêm phần hấp dẫn.
Cơm gà phố HộiNhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ nói cao lầu xuất hiện ở phố cổHội An từ thế kỷ 17. Có lẽ vì thế mà món này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa cũng như món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.
Đâu đâu ở phố cổ Hội An cũng thấy tiệm hoặc hàng gánh bán mì quảng. Nếu muốn ăn Mì quảng ngon thì bạn nên ghé gánh hàng của vợ chồng ông Hai ngay chợ vải Hội An. Gánh hàng của ông Hai bắt đầu bán từ 7h tối, rất đông khách hoặc có thể tới Quán Vạn Lộc đường Trần Phú.
Mỳ quảng Hội An – món ăn nức lòng du kháchNgoài ra, đến với Hội An còn có rất nhiều món ăn ngon khác như: Bánh bao, bánh vạc, Bánh đập – hến xào, Chè bắp, Bánh bèo Hội An, Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt), Bánh xèo Hội An
Bánh đập – hến xào Hội AnĐến với Phố cổ Hội An, bạn có thể mua được nhiều thứ đồ về làm kỷ niệm hoặc làm quà: như đồ lụa tơ tằm, gỗ khắc, đồ thêu ren, đồ lưu niệm, đồ đá. Việc may quần áo hay đóng giày dép ở Hội An rất nhanh chóng lại ấn tượng. Có khi chiều may đo một bộ đồ lụa thì ngay buổi chiều bạn đã có thể trưng diện nó cùng những người bạn của mình rồi. Thêm vào đó, các loại bánh cũng có thể làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai…
Đến với Hội An, du khách như được trở về với cuộc sống bình dị thời cổ xưa. Phố cổ Hội An có tên trong bản đồ du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp của nhưng ngôi nhà cổ với không gian hoài niệm mà nơi đây chứa đựng biết bao nét đẹp văn hóa của nhân loại.
Không gian vintage xinh xắn, khu vườn đầy hoa lá và ánh nắng, những cốc nước đủ màu sắc, đẹp không nỡ uống là tất cả những gì ấn tượng nhất về Ga kafe. Đến đây bạn không chỉ được nhâm nhi những cốc nước thật ngon mà còn có những bức ảnh đẹp mơ màng dắt túi đem về.
Ăn uốngTô Lan | 15/10/2020Hà Nội bước vào mùa lạnh, ngoài những quán cà phê ấm nóng, bạn có thể rủ hội bạn thân đi thưởng thức một ly cocktail trong ánh đèn thật chill ở những quán pub nhiều người lui tới dưới đây.
Ăn uốngTô Lan | 15/10/2020Muốn ăn được bát bún riêu ngon nhất Hà Nội mà trên mạng review hàng chục quán. Vào Instagram đọc bài của food reviewer Eaten By Long nhé, món Hà Nội nào cũng sành, nhất là bún riêu.
Ăn uốngTô Lan | 10/09/2020Nếu mùa sấu xanh kéo dài cả độ vài tháng hè thì mùa sấu chín dầm chỉ vỏn vẹn cuối tháng 8 đầu tháng 9, là hương vị đặc biệt một năm chỉ có một lần.
Ăn uốngTô Lan | 04/09/2020Không chỉ chè đậu đỏ, còn rất nhiều món ăn đậu đỏ khác để bạn lựa chọn trong ngày Thất Tịch đó.
Ăn uốngKim Chi | 25/08/2020Chưa đến Trung thu nhưng không ít người đã rục rịch chuẩn bị lò nướng bánh, trong đó có Hòa Minzy - cô nàng đam mê bếp núc.
Ăn uốngSharon | 22/08/2020Ai đã từng lỡ ăn một lần xôi cốm, bánh cốm đều khó mà quên được cái hương vị đồng nội thanh thanh và bùi béo của lúa non thêm vị dừa vị đỗ thơm ngọt.
Ăn uốngSharon | 20/08/2020Không có kinh nghiệm mà muốn tự tay làm bánh, đúng là thảm họa đến từ hội phá bếp.
Ăn uốngSharon | 14/08/2020Nếu điểm nhanh, có thể thấy trứng muối khi kết hợp với các món cần nấu chín (chiên, hấp, nướng...) sẽ tạo thành nhiều phiên bản mới lạ, độc đáo.
Ăn uốngSharon | 13/08/2020Cách nấu cơm này chưa biết là có ngon hay không nhưng chỉ nhìn thôi đã thấy không muốn ăn rồi!
Ăn uốngSharon | 13/08/2020