TIN SỰ KIỆN

Nhìn gương mặt biến dạng, vật vờ của đội ngũ y bác sĩ ở tâm dịch Covid-19 mới thấy hết nỗi vất vả của nghề y

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 28/03/2020

Những giai thoại về nghề y chưa bao giờ hết nghẹn ngào, nhất là giữa tâm bão Covid-19 thì những người “anh hùng thầm lặng” ấy lại càng khiến người khác phải khâm phục.

Khi cả thế giới đang cùng nhau ngồi trong nhà, hạn chế tối đa việc ra ngoài, tiếp xúc với người lạ thì đội ngũ y bác sĩ khắp nơi vẫn đang gồng mình chống dịch, sẵn sàng bước vào tâm dịch. Nhiều giờ liên tục, họ không được nghỉ ngơi và con số bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn tăng lên mỗi ngày.

Trong nghề y, nhiều câu chuyện về những người phải trải qua muôn vàn khó khăn, áp lực mới có được thành công. Có người như muốn kiệt sức sau các ca kíp trực mổi, có khi cứu nguy tính mạng nạn nhân luôn là con dao "kè lên cổ" nếu xảy ra một sai sót trong tích tắc.

Lao vào tâm dịch, nhiều người kiệt sức

Dĩ nhiên không phải lúc nào đội ngũ y bác sĩ cũng khổ như trong mùa dịch. Thời điểm này khắp thế giới, các bác sĩ đều phải gồng mình hết sức và bị đẩy đến giới hạn của sức chịu đựng.

Họ thiếu ngủ và thiếu vật tư y tế để chống chọi với một dịch bệnh toàn cầu, không ít cảnh bác sĩ phải làm việc lên đến 16 - 18 tiếng/ngày, sẵn sàng đóng bỉm, chịu uống ít nước để tránh đi vệ sinh. Mỗi ngày của họ kết thúc bằng việc kiệt sức ngủ gục trên ghế, trên sàn, tại bất cứ nơi nào có thể. Họ sử dụng đồ bảo hộ cả ngày đến mức đã có những vết hằn sâu, vết loét trên gương mặt mệt mỏi.

Gương mặt đầy vết hằn vì đeo khẩu trang trong nhiều giờ, nhiều ngày.

Vì liên tục phải đeo găng tay và chà rửa với hóa chất, đôi tay của các y bác sĩ thành ra thế này.

Nhiều người đã phải thảng thốt kêu lên: "Tôi như phát điên, tất cả đồng nghiệp của tôi cũng như vậy, chúng tôi đều đã phải chịu đựng tình trạng này suốt nhiều tuần qua. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể ngăn cản chúng tôi thực hiện nhiệm vụ của mình".

Thế nhưng không phải hết ca là họ sẽ kết thúc công việc, nhiều người lo lắng khi cởi đồ bảo hộ vẫn có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Y tá Lee Hee Joo (Bệnh viện Đại học Kei Myung) chia sẻ: "Phải mất 20 phút tôi mới có thể tháo hoàn chỉnh đồ bảo hộ bao gồm áo quần bảo hộ, kính bảo hộ, ủng bảo hộ và găng tay. Đến bước khử trùng tay cuối cùng, tất cả mọi thứ đều phải được đảm bảo trình tự và tuân thủ quy tắc an toàn tuyệt đối nên không thể lơ là một giây nào".

Mỗi ngày cứu chữa hàng chục bệnh nhân nhưng chính họ cũng lo lắng cho sức khỏe của chính mình. Theo số liệu được Viện Y tế quốc gia Ý (ISS) công bố ngày 22/3, có đến hơn 4.800 nhân viên y tế của nước này dương tính với virus corona trong quá trình điều trị.

Tại Việt Nam cũng đã có 4 trường hợp trong đội ngũ y tế bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân. Đó là bệnh nhân số 116, bác sĩ 29 tuổi ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ 2 sau khi tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng mắc Covid-19. Và bệnh nhân số 141 bị lây khi thao tác thiết lập máy thở cho bệnh nhân 28, bị phơi nhiễm cùng ngày với bệnh nhân 116. Trước đó, 2 nữ điều dưỡng ở Bệnh viện Bạch Mai đã được xác định dương tính với Covid-19.

Nữ bác sĩ quyết định cắt tóc để hạn chế đường lây lan của dịch bệnh.

Những hình ảnh khiến chúng ta càng thêm trân trọng công sức của đội ngũ ngành y.

Khối lượng công việc khổng lồ gồng gánh trong 2 từ "trách nhiệm"

Ngay từ khi còn đi học, sinh viên y đã phải tập làm quen với áp lực, khối lượng công việc lớn. Với một sinh viên ngành y năm thứ 6, lịch trực mỗi tuần là 2 buổi, mỗi buổi kéo dài 24 tiếng.

Ngày nào không trực thì sáng lên trường học lâm sàng ở bệnh viện, chiều học lý thuyết, thứ Bảy, Chủ nhật lại ôn thi, tới khi thực tế công việc lại càng nặng nề hơn. Trung bình, một bác sĩ làm khoảng 60 giờ một tuần, thậm chí đối với bác sĩ nội trú có thể lên đến 80 giờ.

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên y đã phải học cách sống chung với áp lực và công việc.

Trung bình, một bác sĩ làm khoảng 60 giờ một tuần, thậm chí đối với bác sĩ nội trụ có thể lên đến 80 giờ.

Đặc biệt hơn cả, làm trong ngành y đòi hỏi sự chính xác cực cao bởi một sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của một người. Một bác sĩ chia sẻ nỗi ám ảnh kinh hoàng khi phải thấy nạn nhân ra đi quá nhiều trong đại dịch: "Tôi thường nhận được cuộc gọi từ những bác sĩ trẻ cảm thấy mệt mỏi và muốn tâm sự.

Mới đây, tôi nhận điện của một bác sĩ và một y tá, cả hai đều khóc vì ám ảnh việc bệnh nhân qua đời do virus. Họ tự vấn đã làm tất cả để cứu bệnh nhân chưa, hay liệu họ đã mắc sai sót gì. Tôi chỉ có thể nói với họ rằng chúng ta không thể làm gì hơn ngoài cố gắng mọi điều để hỗ trợ. Trong vai trò bác sĩ, đó là nghĩa vụ lớn nhất của chúng tôi".

Áp lực phải cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá khiến một sai sót nhỏ cũng làm tiêu tan cả sự nghiệp bác sĩ.

Bức ảnh nữ y tá mặc nguyên đồ bảo hộ ngủ gục trên bàn phím ở Italia.

Đối diện với nhiều mối nguy hại cho bản thân, đầu óc luôn căng thẳng áp lực nhưng không ít trường hợp người nhà hoặc bệnh nhân quá khích, dọa dẫm, gây khó khăn. Một bác sĩ ở tâm dịch bất lực chia sẻ: "Tất cả đều lo sợ. Một số bệnh nhân trở nên tuyệt vọng khi phải chờ hàng tiếng đồng hồ trong giá lạnh. Tôi thậm chí nghe ai đó nói loáng thoáng rằng anh ta đã chờ lâu đến mức nếu có dao anh ta chỉ muốn đâm tôi một nhát. Nhưng giết vài người bác sĩ như chúng tôi cũng đâu có thể làm mọi thứ nhanh hơn, phải không?!".

Sau mỗi ca trực, bác sĩ tranh thủ nằm vất vưởng mọi chỗ để ngủ.

Phía sau những câu chuyện đánh đổi cho nghề là cuộc đua nghiêm túc của những bạn trẻ không chỉ tài giỏi mà còn là sức mạnh và tinh thần thép. Những vất vả chỉ càng nói thêm rằng, nếu ai đó muốn nghiêm túc theo đuổi ngành y thì phải cần thật nhiều sự cố gắng và đam mê.

Mặc dù vất vả, áp lực là vậy nhưng số liệu thực tế lại cho thấy 90% bác sĩ đều yêu thích nghề nghiệp của mình và rất tâm đắc và tự hào với những gì họ làm, bất chấp những cạm bẫy. Thậm chí, 61% bác sĩ muốn giới thiệu lĩnh vực y học cho những người khác.

Làm bác sĩ luôn cần rất nhiều sự đánh đổi và đam mê!

Theo Kenh14.vn


* Nội dung liên quan:

>> 5 nguyên nhân khiến người theo nghề bác sĩ vô cùng cực khổ, gia đình của họ cũng "vạ lây"

>> Chàng trai bản lĩnh với bức tâm thư gửi mẹ: Về giờ lại đem thêm gánh nặng cho ngành y tế nên con không về đâu

>> Muốn hành nghề y, phải thi lấy chứng chỉ xác nhận đủ điều kiện chuyên môn


TIN LIÊN QUAN

Xử phạt bác sĩ "tự phong" lên mạng xã hội quảng cáo chữa bệnh bằng thực dưỡng, phát hiện nhiều điểm bất thường

Ghi nhận trên các nền tảng mạng xã hội với quảng cáo chữa bệnh bằng thực dưỡng, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã kiểm tra đột xuất một căn nhà tại quận Phú Nhuận phát hiện hoạt động khám chữa bệnh không phép của 2 người là vợ chồng

Chỉ trong 25 tuần, đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới lùi về 25 năm

Chỉ trong 25 tuần, đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới lùi về 25 năm

Chỉ trong vòng nửa năm, đại dịch Covid-19 đã thổi bay hàng chục năm phát triển toàn cầu về mọi mặt, từ y tế đến kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá thế giới đã tụt lùi tới 25 năm.

Đà Nẵng có thêm 1 ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước có tổng cộng 1.040 ca

Đà Nẵng có thêm 1 ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước có tổng cộng 1.040 ca

Tính đến 18h hôm nay 29/8, Việt Nam đã có tổng số 1.040 ca nhiễm Covid-19, riêng trong ngày có thêm 2 ca nhiễm mới.

Đà Nẵng có thêm 1 ca mắc, Việt Nam có 1.036 bệnh nhân Covid-19

Đà Nẵng có thêm 1 ca mắc, Việt Nam có 1.036 bệnh nhân Covid-19

Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày ghi nhận thêm 1 ca mắc mới tại Đà Nẵng, 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Khánh Hoà. Việt Nam hiện có 1.036 bệnh nhân.

Thêm 5 ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 1.034 bệnh nhân

Thêm 5 ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 1.034 bệnh nhân

Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã có thêm 5 ca mắc mới đều là người nhập cảnh. Việt Nam có 1.034 bệnh nhân.

Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 ca mắc Covid-19, Việt Nam hiện có 1.029 bệnh nhân

Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 ca mắc Covid-19, Việt Nam hiện có 1.029 bệnh nhân

Bản tin lúc 18h ngày 25/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 1.029.

Hoãn cưới vì dịch, cặp đôi xách vali về sống thử rồi "toang" luôn vì phát hiện không phải là mảnh ghép của nhau

Hoãn cưới vì dịch, cặp đôi xách vali về sống thử rồi "toang" luôn vì phát hiện không phải là mảnh ghép của nhau

Cô gái cảm thấy mình thật may mắn khi chưa cưới vào ký vào tờ giấy kết hôn.

Đà Nẵng ghi nhận thêm 5 ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 1.014 bệnh nhân

Đà Nẵng ghi nhận thêm 5 ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 1.014 bệnh nhân

Bản tin lúc 18h của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 5 ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng được ghi nhận. Hiện Việt Nam có 1014 bệnh nhân.

Chiều 21/8, Việt Nam có thêm 2 ca Covid-19 ở Đà Nẵng

Chiều 21/8, Việt Nam có thêm 2 ca Covid-19 ở Đà Nẵng

18h ngày 21/8, Bộ Y tế công bố thêm 2 trường hợp mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại nước ta lên 1.009.

Vì sao bệnh nhân 994 từng khám ở Bệnh viện E dương tính sau đó âm tính?

Vì sao bệnh nhân 994 từng khám ở Bệnh viện E dương tính sau đó âm tính?

Có thể đặt ra giả thuyết rằng thời điểm lấy mẫu, ta đã bắt được vi khuẩn nằm trong đường hô hấp trên của bệnh nhân có trình tự gene giống nCoV.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chiêm ngưỡng 14 tác phẩm chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Di động 2024

Chiêm ngưỡng 14 tác phẩm chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Di động 2024

Với chụp ảnh trên thiết bị di động, một số người có thể nâng nhiếp ảnh lên một tầm cao mới như 14 tác phẩm chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Di động 2024 sau đây.

Hồ sơThuận Thiên | 11/04/2024
Công việc gắn định vị rùa góp phần quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật biển dễ bị tổn thương

Công việc gắn định vị rùa góp phần quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật biển dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu và tác động cực kỳ nghiêm trọng của con người khiến rùa trở thành loài rất dễ bị tổn thương. Và công việc gắn định vị rùa góp phần quan trọng để bảo vệ chúng.

Hồ sơThuận Thiên | 11/04/2024
Các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand

Các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand

Cách đây vài tuần, các nhà khoa học phát hiện hơn 100 loài mới tại New Zealand, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong bức tranh rõ nét hơn về đa dạng sinh học độc đáo của hành tinh xanh.

Hồ sơThuận Thiên | 10/04/2024
Tiêu chuẩn sắc đẹp của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thay đổi như thế nào theo thời gian?

Tiêu chuẩn sắc đẹp của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thay đổi như thế nào theo thời gian?

Cũng như nhiều cuộc thi sắc đẹp khác, tiêu chuẩn sắc đẹp của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã thay đổi đang kể theo thời gian. Vậy cụ thể đó là những gì?

Hồ sơThuận Thiên | 10/04/2024
Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới

Nhắc đến El Niño, ta thường nghĩ ngay đến những thảm họa liên quan đến thời tiết. Tuy nhiên, những đợt sóng khổng lồ từ El Niño giúp môn lướt sóng thú vị hơn ở nhiều nơi trên thế giới, theo các nghiên cứu.

Hồ sơThuận Thiên | 29/03/2024
Sứ mệnh Artemis III đưa con người tới cực Nam mặt trăng: Phi hành đoàn đầu tiên kể từ Apollo 17 năm 1972

Sứ mệnh Artemis III đưa con người tới cực Nam mặt trăng: Phi hành đoàn đầu tiên kể từ Apollo 17 năm 1972

Với sứ mệnh Artemis III, NASA đang nỗ lực để lần đầu tiên đưa con người tới cực Nam mặt trăng, rất lâu sau phi hành đoàn đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng từ Apollo 17 năm 1972.

Hồ sơThuận Thiên | 29/03/2024
Thị trấn ven biển mang đến trải nghiệm hạnh phúc và đáng sợ nhất trên Trái Đất

Thị trấn ven biển mang đến trải nghiệm hạnh phúc và đáng sợ nhất trên Trái Đất

Nazaré từng là một thị trấn đánh cá nhỏ và yên bình, được bao bọc bởi tiếng hót của hải âu và sương mù buổi sáng dày đặc. Giờ đây nó đem đến trải nghiệm hạnh phúc và đáng sợ nhất trên Trái Đất nên ngày càng tập nập người.

Hồ sơThuận Thiên | 28/03/2024
15 bức ảnh tư liệu đặc sắc thể hiện phụ nữ 100 năm trước và bây giờ khác nhau ra sao

15 bức ảnh tư liệu đặc sắc thể hiện phụ nữ 100 năm trước và bây giờ khác nhau ra sao

Phụ nữ 100 năm trước và bây giờ khác nhau ra sao? Nếu bạn tò mò về vấn đề này, hãy xem 15 bức ảnh chụp phụ nữ từ 100 năm trước ghép cạnh ảnh chụp phụ nữ ngày nay.

Hồ sơThuận Thiên | 21/03/2024
Em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt: Tình mẫu tử mãnh liệt của người mẹ

Em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt: Tình mẫu tử mãnh liệt của người mẹ

Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.

Hồ sơThuận Thiên | 20/03/2024
Em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp thách thức các bác sĩ suốt 20 năm giờ ra sao?

Em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp thách thức các bác sĩ suốt 20 năm giờ ra sao?

Hãy tưởng tượng bạn được sinh ra với làn da vừa với một đứa trẻ 5 tuổi dù chỉ là một bé sơ sinh. Đó là tình trạng của một em bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp đã thách thức các bác sĩ suốt 20 năm.

Hồ sơThuận Thiên | 19/03/2024