Gia đình nạn nhân vụ tàu ngầm Titan đòi bồi thường 50 triệu USD với cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
“Họ biết rằng họ sẽ chết,” gia đình của Paul-Henri Nargeolet - nhà thám hiểm người Pháp đã mất mạng do vụ nổ tàu ngầm Titan năm ngoái - lập luận khi gần đây đệ đơn kiện OceanGate đòi bồi thường hơn 50 triệu USD. Gia đình cáo buộc rằng thủy thủ đoàn đã trải qua “nỗi kinh hoàng” ngay trước thảm họa và còn cáo buộc người điều khiển tàu ngầm đã vô trách nhiệm.
Nargeolet là thành viên phi hành đoàn của tàu Titan cùng 4 người khác gồm: Giám đốc điều hành OceanGate - Stockton Rush, tỷ phú người Anh Hamish Harding, doanh nhân người Pakistan - Shahzada Dawood và con trai 19 tuổi của Shahzada - Suleman Dawood.
Vụ kiện mới kêu gọi “lý lẽ thường tình” để suy ra điều gì có thể đã xảy ra trong vài phút quan trọng trước khi vụ nổ xảy ra. Tài liệu pháp lý viết rằng: "Các thành viên phi hành đoàn có thể đã nghe thấy tiếng kêu lạo xạo của sợi carbon ngày càng lớn hơn khi sức nặng của nước đè lên thân tàu Titan".
Đã hơn 1 năm vụ nổ tàu Titan gây chấn động giới khoa học toàn cầu. (Ảnh: logomakerr)
Tàu Titan, một phần trong dự án đầy tham vọng của OceanGate nhằm kiếm tiền từ các chuyến thăm thường xuyên đến xác tàu Titanic, đã thực hiện chuyến lặn cuối cùng vào ngày 18/6/2023 và những chi tiết xung quanh những giờ phút cuối cùng của hành khách trên tàu vẫn còn là một bí ẩn cho đến hiện tại.
Các báo cáo của hải quân cho biết rằng liên lạc với tàu nổi đã ngừng lại sau 1 giờ 45 phút kể từ khi lặn xuống. Điều này khiến không thể xác định được các thành viên phi hành đoàn có thể đã nói gì khi tàu gặp sự cố.
Chuông báo động reo lên khi tàu ngầm không nổi lên mặt nước đúng thời gian dự kiến. Hệ thống sonar của Hải quân Hoa Kỳ phát hiện ra một dấu hiệu âm thanh phù hợp với một vụ nổ vào thời điểm mất liên lạc, cho thấy vỏ tàu chịu áp suất đã bị hỏng nghiêm trọng.
Sau đó, các nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm kiếm trong đống đổ nát để mong phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy điều gì có thể đã xảy ra và cuối cùng đã tìm thấy mảnh vỡ của Titan vào ngày 22/6/2023.
Vụ kiện mới được đưa ra hơn 1 năm sau vụ việc. Nội dung vụ kiện nêu rõ: “Phi hành đoàn đã mất liên lạc và có lẽ cả nguồn điện. Theo tính toán của các chuyên gia, họ sẽ tiếp tục hạ xuống với sự hiểu biết đầy đủ về những hỏng hóc không thể khắc phục của tàu, trải qua nỗi đau tinh thần trước khi Titan cuối cùng phát nổ”.
Theo CNN, OceanGate đã từ chối bình luận về vụ kiện nhưng sẽ phải phản hồi trước khiếu nại trong những tuần tới. Tony Buzbee, luật sư của vụ án, giải thích rằng vụ án này nhằm mục đích "tìm ra câu trả lời cho gia đình về việc chính xác chuyện này đã xảy ra như thế nào, những ai có liên quan và những người liên quan có thể để chuyện này xảy ra như thế nào".
Những yếu tố khác của vụ kiện bao gồm những lo ngại về an ninh trước đây được Jaden Pan, một nhà quay phim đã thực hiện chuyến lặn trên tàu Titan vào tháng 7/2021, nêu ra. Lời khai của Pan được đưa ra 1 ngày sau khi tìm thấy mảnh vỡ, tiết lộ rằng con tàu có cảm giác "không ổn định", được điều khiển bằng tay cầm trò chơi điện tử Logitech F710 trị giá 30 USD đã được sửa đổi và việc liên lạc với tàu mặt nước MV Polar Prince bị gián đoạn.
Lời kể của người quay phim tiếp tục tiết lộ sự bất cẩn của Stockton Rush vì cuối cùng, con tàu đã gặp sự cố hỏng pin nghiêm trọng, buộc Pan và những hành khách còn lại phải ở lại trong tàu ngầm trong 24 giờ chờ trọng lượng tự tan.
Thông tin được đưa vào tham chiếu trực tiếp trong vụ kiện cụ thể: “Titan có hệ thống điện tử không dây hiện đại, hợp thời trang và cần nêu rõ rằng không có bộ điều khiển, nút điều khiển hoặc đồng hồ đo nào hoạt động nếu không có nguồn điện liên tục và tín hiệu không dây”.
Đến thời điểm này vẫn chưa ai chịu mức án nào về Titan. (Ảnh: MrDeified)
Các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo về sự an toàn của Titan, nhưng OceanGate vẫn chưa xin chứng nhận cho tàu này với lý do việc tuân thủ quy định cản trở sự đổi mới.
Sự khinh thường của Rush đối với các biện pháp an toàn đã thể hiện rõ từ năm 2022. "Đến một lúc nào đó, an toàn chỉ là sự lãng phí. Ý tôi là nếu bạn chỉ muốn an toàn, đừng ra khỏi giường, đừng lên xe hay làm bất cứ điều gì", ông lập luận trong một cuộc phỏng vấn.
Vụ kiện kết thúc bằng việc đổ lỗi cho sự sụp đổ này là do “sự bất cẩn, liều lĩnh và cẩu thả dai dẳng” của OceanGate, Rush và những người khác. “Nargeolet có thể đã chết khi đang làm công việc mình yêu thích, nhưng cái chết của ông ấy và cái chết của những thành viên khác trong phi hành đoàn Titan là sai trái”, cáo buộc viết.
Theo Bored Panda
>> Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ sau Big Bang được các nhà khoa học NASA phát hiện
Hãy cùng chiêm ngưỡng 15 tác phẩm chiến thắng cuộc thi ảnh Ngày Đại dương Thế giới năm 2024, sự kiện nhằm nêu bật tầm quan trọng của biển và thúc đẩy sự bảo tồn đa dạng sinh học của đại dương.
Biến đổi khí hậu và tác động cực kỳ nghiêm trọng của con người khiến rùa trở thành loài rất dễ bị tổn thương. Và công việc gắn định vị rùa góp phần quan trọng để bảo vệ chúng.
Chụp ảnh đại dương thường phải lặn xuống dưới đáy biển để quan sát những sinh vật ẩn giấu dưới làn nước sâu, xanh và rộng lớn. 28 bức ảnh ngoạn mục về sinh vật biển từ giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương 2023 đều từ những bậc thầy của công việc này.
Con cá có hình dáng đáng sợ này chỉ tồn tại để phục vụ con cái trước khi chịu số phận đẫm máu và giờ đây một con như vậy đã khiến cư dân mạng khiếp sợ sau khi nó trôi dạt vào một bãi biển ở Mỹ.
Một phần lớn của đáy đại dương dường như đã được chạm khắc mà không có lời giải thích tự nhiên nào và một cựu đô đốc Hải quân Hoa Kỳ nghi ngờ đây có thể là căn cứ UFO dưới nước ngoài khơi Thái Bình Dương.
Chiếc tàu lặn mất tích đã được khẳng định chắc chắn phát nổ dưới đáy đại dương, giết chết tất cả những người trên tàu. Và thông tin tìm thấy nạn nhân tàu ngầm Titan mới đây khiến công chúng tiếp tục choáng váng.
Ngoài việc dùng để “tấu hài” thì thương vụ chiếc tàu ngầm có một không hai này còn thu hút được rất nhiều “fan hâm mộ” trên Facebook, Twitter và Instagram.
Có thể mọi người đều nghĩ chê người khác chỉ là lời nói bông đùa vô hại. Thế nhưng, việc làm này có thể khiến bạn bị phạt nặng từ 1/7.
Với giá niêm yết từ nhà sản xuất là 7,7 triệu USD, vé tham quan bằng tàu lặn Triton DeepView 24 được dự đoán có mức giá lên tới vài triệu đồng.
Người dân nhiều nước Đông Nam Á vật lộn với lũ lụt do bão Yagi suốt cả tuần qua, trong đó có Việt Nam - nơi đã ghi nhận thiệt hại lớn về người và của.
Hồ sơThuận Thiên | 13/09/2024Từ một vận động viên ưu tú trở thành một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, giờ đây phi hành gia "một chân" này đặt mục tiêu trở thành người khuyết tật đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2030.
Hồ sơThuận Thiên | 23/08/2024Khi cây bị căng thẳng, chúng tạo ra âm thanh lớn như cuộc trò chuyện bình thường của con người dù tai người không thể nghe thấy. Và theo các nhà khoa học, thực vật có thể phát ra tiếng "kêu cứu".
Hồ sơThuận Thiên | 22/08/2024Vụ phản ứng mạnh thứ nhì của vũ trụ được coi là một vụ nổ tia gamma, là vụ nổ sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến với độ sáng gấp 10 lần hoặc hơn một một vụ nổ tia gamma thông thường.
Hồ sơThuận Thiên | 30/07/2024Robot có làn da giống người của Nhật Bản đạt được tiến bộ lớn trong chế tạo robot, có thể khiến robot tương lai giống con người hơn, gây lo ngại về sự thống trị của máy móc đang đến gần.
Hồ sơThuận Thiên | 23/07/2024Phi hành gia kỳ cựu của NASA - Ron Garan đã có 178 ngày ngoài không gian. Mới đây, ông chia sẻ về "nhận thức một cách tỉnh táo" với khẳng định: "Khi nhìn Trái Đất từ không gian, tôi nhận ra chúng ta đang sống trong giả dối".
Hồ sơThuận Thiên | 12/07/2024Robot chơi bóng đá chạy bằng AI nhanh nhẹn không kém con người, chúng được điều khiển bởi máy học tăng cường với một loại AI giúp chúng có thể di chuyển trên địa hình khó khăn.
Hồ sơThuận Thiên | 11/07/2024Năm thứ 5 liên tiếp khán giả được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt vời nhất từ cộng đồng nhiếp ảnh thể thao. Hãy cùng thưởng thức Top 20 tác phẩm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thể thao Thế giới năm 2024.
Hồ sơThuận Thiên | 03/07/2024Tổ tiên của loài Octocoral có thể đã thắp sáng vùng biển sâu cách đây 540 triệu năm. Đây là cơ sở khẳng định san hô có thể là dạng thực thể sống đầu tiên phát sáng trong bóng tối.
Hồ sơThuận Thiên | 28/06/2024