Sinh viên đăng ký tín như trải qua bài tập luyện "thần kinh thép", kiên trì không từ bỏ. Vé AFF Cup không mua thì không sao chứ tín chỉ không đăng ký được là khỏi học, khỏi ra trường luôn.
Hôm qua 28/11, các cổng điện tử của VFF đã mở ra để người hâm mộ tiến hành đăng ký mua vé xem trận bán kết lượt về AFF Cup 2018. Tuy nhiên, ngay sau khi mở, hàng loạt sự cố liên tục xuất hiện khiến CĐV vô cùng khó chịu và chán nản. Chỉ vài chục giây sau khi bắt đầu, trang bán vé thông báo đã hết sạch vé mệnh giá 300.000 đồng. Chứng kiến sự phẫn nộ của không ít người trên MXH, nhiều sinh viên nghĩ ngay đến việc đăng ký tín chỉ ở trường đại học.
Đào tạo theo tín chỉ là hình thức giáo dục đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới. Hình thức này cho phép sinh viên có thể chủ động sắp xếp được thời gian học theo ý mình, cân bằng được các môn học, thậm chí còn có thể ra trường sớm hơn nếu hoàn thành đủ tín chỉ trước thời hạn.
Tuy nhiên cụm từ "đăng ký tín chỉ" ở nước ta lại trở thành nỗi ác mộng mà mỗi khi nhắc đến, hầu hết sinh viên đều ngán ngẩm. Các trường đại học đã có khoảng 20 năm áp dụng phương pháp tín chỉ nhưng đến nay sinh viên nhiều trường vẫn rơi vào cảnh chờ đợi mỏi mòn, có người thức thâu đêm, ăn ngủ tại chỗ, ôm máy tính vạ vật cả ngày chỉ với một mục đích duy nhất là đăng ký được môn học.
Khung cảnh thường thấy mỗi dịp mở cổng đăng ký tín chỉ ở các trường đại học.
Nhiều sinh viên hài hước cho rằng, đăng ký tín chỉ giống như mua vé tàu hay máy bay giá rẻ qua mạng, hở ra là người khác nhảy vào, mất chỗ. Những ai may mắn đăng ký được thì cảm giác như mua được tấm vé thông hành để tiếp tục di chuyển trên con đường học tập còn lắm gian nan phía trước.
Cũng chính bởi vậy mà dù phải trải qua vô số những bi kịch trong quá trình đăng ký nhưng sinh viên chẳng còn cách nào khác ngoài việc trang bị "gươm đao mũ giáp" để lao vào trận chiến "tranh giành tín chỉ" với 4 sắc thái thường gặp phải.
Còn gì ức chế và khó chịu hơn khi ngồi canh me cả ngày nhưng trang web của nhà trường lại quá tải ngay trước giờ mở đăng ký tín chỉ! Rất nhiều sinh viên cảm thấy phát điên, phát rồ khi gặp phải trường hợp này.
12h trưa trường mở website nhưng mới 10h sáng, website đã bị quá tải. Lúc vào được để đăng ký thì máy báo “có lỗi khi thực hiện, mời bạn đăng ký lại”. Đặc biệt, có trường cho 2 ngày để đăng ký nhưng thực tế “số phận” của sinh viên chỉ được định đoạt trong vòng 1 tiếng đầu tiên vì nếu đăng ký chậm là lớp đã đầy, bạn không được học nữa.
Thoát được cửa ải trang web quá tải, sinh viên hí hửng lao vào đăng ký môn học mình cần với hy vọng nhanh chóng kết thúc nỗi ác mộng. Tuy nhiên, khi đã hoàn thành xong tất cả các bước, "gạo đã nấu gần thành cơm" thì đùng một cái... trang đăng ký sập, hệt như người ta rút phắt phích cắm của nồi cơm điện ra vào phút chót.
Khỏi phải nói, sinh viên lúc này chỉ muốn bỏ học ngay lập tức để tạm biệt vĩnh viễn sự bất công này. Thế nhưng ước mơ chỉ là mơ ước, nào có ai dám chỉ vì thế mà bỏ học. Qua cơn tức, sinh viên lại ngậm ngùi làm bạn với nút F5 cho đến khi web hồi phục để lao vào trận chiến mới.
Đăng ký xong các môn cần học, được thông báo là đã thành công, tưởng là đã xuất sắc hoàn thành cuộc chiến khốc liệt thì một điều kinh khủng nữa lại ập tới: Nhấn vào danh sách lớp không thấy tên mình đâu. Vô số người đăng ký một lúc nên chuyện xảy ra lỗi trong hệ thống là điều không ít lần xảy ra.
Sinh viên "khóc ròng một dòng sông" chạy lên phòng đào tạo thì họ lại không thể giải quyết vì không có chứng cứ gì chứng minh điều sinh viên nói. Vậy nên lời khuyên dành cho các sinh viên là đăng ký xong thì nên chụp ngay màn hình lại phòng khi xảy ra lỗi hệ thống thì còn có bằng chứng cầm đi kêu oan nhé!
Có nhiều trường hợp sinh viên không thể tốt nghiệp chỉ vì ''không đăng ký đầy đủ tín chỉ''. Theo quy định đăng tải trên website của các trường Xây dựng, Bách khoa và Giao thông Vận tải thì đối với hệ 5 năm, sinh viên phải hoàn thành 152 - 156 tín chỉ mới được công nhận tốt nghiệp. Còn điều gì đau đầu hơn khi đến năm cuối, người khác đi thực tập trong khi mình lại mò mẫm để đăng ký học phần chưa học.
Thậm chí có trường giới hạn số tín chỉ vào năm cuối, trong khi số tín chỉ sinh viên thiếu lại vượt giới hạn đó. Một vài sinh viên chia sẻ: "Việc đăng ký tín chỉ quá khó khăn nên rất sợ không được trường cấp bằng tốt nghiệp hay ra trường trễ hơn các bạn cùng trang lứa".
Theo Kenh14.vn
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Tự gọi sự kiện đặc biệt của lớp là “cú chơi lớn”, các bạn học sinh lớp 12A4, trường THPT Thanh Ba (Phú Thọ) biến buổi lễ chia tay cấp 3 thành "lễ bàn giao xe" cho thầy chủ nhiệm.
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!
Học đườngTessie | 25/07/2024Đúng là chỉ biết ngưỡng mộ thôi!
Học đườngTessie | 22/07/2024Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.
Học đườngTessie | 27/06/2024Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020