TIN SỰ KIỆN

Cựu sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ĐH Ngoại thương chia sẻ bí quyết giành học bổng du học thạc sĩ tại Pháp

Eo Xi

Eo Xi 16/10/2019

Tưởng chừng cánh cửa du học đã khép lại sau 4 năm đại học nhưng cựu nam sinh Ngoại thương đã xuất sắc giành học bổng thạc sĩ để thực hiện nốt giấc mơ đến với trời Tây.

Với nhiều bạn sinh viên, cánh cửa du học dường như đã đóng lại khi đặt chân vào đại học vì sau 4 - 5 năm, không ít người đã tích lũy cho mình đủ kinh nghiệm hay vì những khó khăn mà từ bỏ ước mơ đẹp đẽ đó. Cầm trên tay tấm bằng cử nhân ngành Kinh tế Đối ngoại ĐH Ngoại thương, chàng trai Trần Đình Đức loay hoay giữa nhiều lựa chọn khi chưa xác định được đam mê của bản thân.

Đức nghĩ sẽ apply vào các chương trình Magagement Trainee của các tập đoàn lớn, kiếm một công việc ổn định rồi đi làm công chức như bao người. Tuy nhiên sau khi tham gia các diễn đàn rồi đọc blog của mấy anh chị đi trước, Đình Đức lại mường tượng cuộc sống thú vị tại vùng đất mới. Điều đó đã khơi gợi ước mơ đã cũ của Đức và thế là anh chàng quyết tâm apply du học cho bằng được.

Quá trình săn học bổng của Đình Đức cũng khá chật vật khi chàng trai trẻ quyết định xin nghỉ việc, tự tìm học bổng, tự lo hồ sơ, tự ôn luyện và thi IELTS, GMAT. Tuy nhiên, với nền tảng học thuật vững chắc cùng thành tích ngoại ngữ cực khủng, Đình Đức đã xuất sắc giành nhiều học bổng thạc sĩ từ các ĐH danh tiếng chỉ trong 2,5 tháng apply.

Đình Đức theo học trường HEC Paris (Pháp) - Top 11 thế giới ở BXH ĐH ngành Quản trị và Kinh doanh.

Tự kiếm động lực cho mình

Thời điểm mới tốt nghiệp, những đứa bạn thân nhất của Đức lần lượt đi du học. Còn cậu bạn thì tình cờ nghe được bài Europe Skies của Alexander Rybak, trong đó có một câu rất hay: "Birds are flying over Europe skies. Tell me please why can't I" (Những chú chim đang bay trên bầu trời châu Âu. Hãy nói với tôi tại sao tôi không thể).

Những điều trên là động lực thúc đẩy quyết định du học bậc thạc sĩ của anh chàng. Khi nộp hồ sơ, Đức quyết định xin nghỉ việc để có thời gian tự tìm học bổng, tự lo hồ sơ, ôn luyện và thi IELTS, GMAT. Tất cả chỉ trong 2,5 tháng, từ giữa tháng 10 tới cuối năm 2016.

Đáp lại câu hỏi của nhiều bạn rằng có nên du học ngay sau khi tốt nghiệp cử nhân hay phải chờ cho đến khi có kinh nghiệm, Đình Đức nghĩ rằng tùy vào từng hoàn cảnh. Thứ nhất, tùy vào yêu cầu học bổng vì một số học bổng chính phủ phải yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu hai năm như Chevening.

Thứ hai, tùy vào yêu cầu chương trình học vì nếu muốn đi MBA, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm làm việc. Thứ ba, tùy thuộc vào mục đích của bản thân. Một số bạn du học ngay sau khi tốt nghiệp và trúng tuyển vào các chương trình Graduate Trainee cho các tập đoàn lớn mà không cần phải có kinh nghiệm.

Chọn học bổng/trường

Với học bổng chính phủ thì sẽ có những học bổng mà mọi người đều biết như Erasmus Mundus, Chevening, IrishAid, Australia Award Scholarship… nhưng có những trường cũng cấp học bổng lên tới 100% học phí, cộng thêm (1 phần hoặc toàn bộ) chi phí ăn ở như University of Amsterdam (Hà Lan), Copenhagen Business School (Đan Mạch), Stockhom School of Economics (Thụy Điển)...

Có nhiều cách tìm hiểu, bạn có thể vào trang web scholars4dev.com hoặc lên website của trường để tìm hiểu. Chàng trai Đình Đức cho biết, mình hay vào The Times Higher Ranking và QS Ranking rồi vào website trường, lập danh sách Excel để ghi lại yêu cầu của học bổng.

Có một vài tiêu chí để Đức chọn trường. Yếu tố quan trọng nhất là cơ hội ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp vì Đức xác định sẽ định cư lâu dài. Một số học bổng chính phủ như Chevening (UK), Australia Award Scholarship... là những học bổng bắt buộc phải về sau khi học. Với cậu bạn, mấy học bổng đó nằm ngoài vùng phủ sóng. Hoặc nếu học ở UK thì cơ hội sẽ hạn hẹp hơn không như những nước như Đức, Hà Lan, Pháp chỉ cho visa ít nhất 1 năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc.

Tiêu chí thứ 2 cựu sinh viên Ngoại thương đặt ra là mức độ hỗ trợ của học bổng. Với Đức, ít nhất phải 100% học phí. Tiêu chí thứ 3 là phải đúng sở trường bởi khi học thứ bản thân thích thì mới có động lực học tập trong hai năm riếp theo. Và tiêu chí cuối cùng là thứ hạng của trường trên thế giới. Cậu bạn lọc các trường trong top 200 thế giới rồi mới tính tiếp.

Chuẩn bị hồ sơ

Những hồ sơ cơ bản khi đi du học sẽ bao gồm: Statement of Purpose (SOP): Nói về nguyện vọng tại sao mình muốn đi học, tại sao mình xứng đáng được học bổng; Letter of Reference (LOR): Thư giới thiệu từ thầy cô hoặc sếp; Bảng điểm, bằng đại học; điểm IELTS, GRE/GMAT; các bài nghiên cứu khoa học, publication (nếu có).

Nếu bạn có thành tích học tập tốt thì nên xin trường cấp cho giấy xếp hạng bạn trong lớp, khoa, trường. Ví dụ kiểu top 5% của khoa thì nghe cũng danh giá hơn nhiều.

Statement of Purpose (SOP)

Đình Đức mở đầu bằng  câu chuyện tại sao muốn đi học. Bạn cần biết cách làm câu chuyện trở nên ấn tượng hơn nhưng vẫn phải đảm bảo tình tiết chặt chẽ, có nút thắt mà chỉ con đường du học mới tháo gỡ được. Nó có thể bắt nguồn từ câu chuyện business nhỏ của gia đình, từ những môn học liên quan tới ngành, từ ý tưởng khởi nghiệp hay chính tình huống bắt gặp trong công việc và đời sống.

Bạn có thể lên website trường tìm hiểu khóa học, profile thầy cô dạy để tìm lý do và động lực cho riêng bản thân mình. Buộc phải chặt chẽ đến độ là tại sao phải là cái trường này, cái ngành này mà không phải là cái trường khác hay một ngành khác.

Sau phần nêu kế hoạch, cựu sinh viên Ngoại thương đưa ra những điểm mạnh của bản thân để khẳng định mình xứng đáng. Đây là dịp để khoe ra những thế mạnh về học thuật, khả năng nghiên cứu, hoặc khả năng lãnh đạo, kiến thức rõ về thị trường, giải quyết vấn đề trong kinh doanh...

Một cách để chọn đề tài nghiên cứu khác, Đình Đức chia sẻ là cứ tìm đề tài chung chung bạn thấy thích nhất mà liên quan tới ngành học hoặc đọc những bài của thầy cô trong khoa. Từ đó đọc lướt lấy đại ý và tập trung vào phần giới hạn của bài nghiên cứu đó.

Đây sẽ là chìa khóa để mở ra cho bạn cách nên khai thác hoặc nghiên cứu vấn đề đó như thế nào ở tầng cao hơn. Chỉ cần thế thôi, đề tài của bạn cũng trở nên đủ sức nặng. Dù vậy, bạn vẫn nên cân nhắc tới tính khả thi của phương pháp để nghiên cứu trước khi quyết định viết.

Phần cuối trong bài SOP chắc chắn phải là hứa hẹn. Một lần nữa mình khẳng định lại những giá trị sẽ đóng góp cho ngành, trường nếu được nhận vào.

Cách để "chữa cháy" điểm GPA thấp

Bạn nên cố thi GMAT điểm cao hoặc ít nhất mấy môn học liên quan tới ngành apply phải được điểm cao (8/0/10/0) trở lên và để sau này viết SOP có cái khoe và thể hiện được tuy GPA chung không cao nhưng môn đi du học của mình vẫn thật sự nghiêm túc và được thành tích tốt. Một cách khá hiệu quả khác nghĩ ra một lý do thuyết phục để chứng tỏ GPA thấp hoàn toàn không phải do bạn lười hoặc không có khả năng.

Ví dụ khách quan trường mình chấm không được cao (bằng chứng mình vẫn đứng top 10% của lớp, khoa trường chẳng hạn - cái này có thể xin thông tin về xếp hạng từ phòng quản lý đào tạo). Chủ quan thì do chọn không đúng ngành mình thích nên có nhiều môn chuyên ngành không chú trọng bằng các khôn khác. Hoặc do bạn khi đi học năng động tham gia nhiều thứ nên chưa ưu tiên được hoàn toàn cho việc học thuật. Tất nhiên, nói gì thì bạn cũng phải có chứng cớ đi kèm nhé!

Nếu từng giành được học bổng lúc học đại học hoặc lúc có kết quả giành học bổng vào những trường đã nộp trước đó, bạn hãy khoe trong SOP. Điều này giúp giá trị của bạn được nâng tầm. Vì vậy, nếu không tự tin với trường mình thích, hãy nộp vào mấy trường có xếp hạng thấp hơn trước đó để nếu giành học bổng sẽ có cái để nói trong SOP.

Về thư giới thiệu (LOR), bạn nên chọn người viết thư giới thiệu dựa trên các tiêu chí. Thứ nhất, thầy cô đó phải là người hiểu biết rõ thế mạnh của mình ở trong lớp và mấy môn thầy cô dạy. Để nhờ được thầy cô, ngay từ thời đi học, bạn cần phải chịu khó phát biểu, đóng góp ý kiến và tích cực thảo luận.

Thứ hai là thầy cô đó nên dạy mấy môn chủ chốt, liên quan tới ngành mà mình muốn nộp hồ sơ. Vì vậy ngay trong những năm đại học, bạn hãy học môn chuyên ngành chăm chỉ một chút nhé. Không phải mình đang khuyên nên bỏ bê mấy môn phụ như Triết hay Toán cao cấp nhưng nếu có sự eo hẹp về thời gian, bạn hãy phân bổ ôn luyện và sự tích cực của mình đúng lúc, đúng chỗ.

Thứ ba, thầy cô viết thư nên có học hàm Tiến sĩ trở lên, nếu là trưởng khoa hay trưởng bộ môn là tốt nhất.

Người viết thư giới thiệu tốt nhất là người hướng dẫn mình viết khóa luận vì họ theo mình cả quá trình nghiên cứu, biết rõ được khả năng phân tích, định luận, nghiên cứu, viết lách của mình như nào. Với những bạn được chọn thầy cô hướng dẫn khóa luận, chiến thuật là ưu tiên thầy cô có hội tụ đủ tiêu chí trên. Khi làm khóa luận, bạn cần nghiêm túc, thường xuyên trao đổi, cập nhật tiến trình nghiên cứu, chịu khó học hỏi từ thầy cô.

Nếu người viết thư giới thiệu là sếp, bạn nên chọn cấp trên trực tiếp quản lý để họ có thể đưa vào những dự án mà bạn đã làm và được phản hồi tốt từ mọi người. Nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy xin 2 cái thư giới thiệu với nội dung na ná thì có sao không? Theo Đình Đức thì không nên. Mỗi LOR phải là 1 mảnh ghép về mình, nói về những điểm mạnh riêng của bản thân.

Ví dụ, người đầu tiên đã nêu điểm mạnh nghiên cứu khi làm khóa luận, người còn lại hãy nên nêu về những khả năng phân tích, lãnh đạo khi làm việc nhóm, hoặc kiến thức sâu rộng về ngành. Nhưng cả hai người nên có cùng những quan điểm thống nhất và chặt chẽ, liên quan tới những điểm mạnh bản thân bạn đã nêu trong SOP như một lời xác nhận. Như vậy, các mảnh ghép đó sẽ ghép lại thành 1 bức tranh hoàn chỉnh và ấn tượng.

Theo Helino.vn


* Nội dung liên quan:

>> Nam sinh Hà Tĩnh "dành cả thanh xuân" để săn học bổng, đã đạt tổng trị giá suất học gần 9 tỷ đồng

>> 15 lời khuyên các bạn trẻ về cuộc sống của nữ thạc sĩ du học Anh khiến bao người phải suy nghĩ

>> Nữ thạc sĩ gốc Việt "gây bão" với vẻ đẹp gợi cảm và thành tích học tập đáng nể


TIN LIÊN QUAN

Chinh phục cùng lúc 4 bằng thạc sĩ tại châu Âu, nam sinh Đà Nẵng thừa nhận: Học quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe!

Ngô Lê Huy Hiền từng học 20 tiếng một ngày để có thể xuất sắc hoàn thành 4 chương trình thạc sĩ cùng lúc tại Anh, Pháp và Thụy Điển.

Nam thanh niên người Việt mới sang Hàn 1 năm đã quên tiếng mẹ đẻ khiến dân mạng phẫn nộ

Nam thanh niên người Việt mới sang Hàn 1 năm đã quên tiếng mẹ đẻ khiến dân mạng phẫn nộ

Đầu đoạn livestream nhiều người dành lời khen có cánh cho nam thanh niên khi giao lưu bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Hàn. Tuy nhiên, sau cùng anh chàng nhận cả rổ "gạch đá" vì mới sang nước bạn 1 năm mà bày đặt quên luôn tiếng mẹ đẻ.

Thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương lập kỷ lục chưa từng có của trường: Điểm tuyệt đối "full" A tất cả các môn

Thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương lập kỷ lục chưa từng có của trường: Điểm tuyệt đối "full" A tất cả các môn

Với điểm tổng kết tuyệt đối cùng bài luận đạt 9,2 điểm, nữ thủ khoa đầu ra của Đại học Ngoại thương đã lập kỷ lục. Cô dự định tìm kiếm học bổng thạc sĩ tại Bỉ hoặc Hà Lan.

Hot vlogger IELTS 8.5 Giang Ơi tiết lộ từng bị bắt nạt tại trường thời cấp 2, thấy hòa đồng hơn khi du học Anh

Hot vlogger IELTS 8.5 Giang Ơi tiết lộ từng bị bắt nạt tại trường thời cấp 2, thấy hòa đồng hơn khi du học Anh

Xem vlog của Giang có cảm giác tất tần tật mọi vấn đề đều được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn ghẽ và tích cực nhưng ít ai biết cô từng trải qua chặng đường vô cùng khó khăn.

Tự ôn luyện và làm hồ sơ trong thời gian nghỉ dịch, nữ sinh đạt 15 suất học bổng đại học của Mỹ

Tự ôn luyện và làm hồ sơ trong thời gian nghỉ dịch, nữ sinh đạt 15 suất học bổng đại học của Mỹ

Nữ sinh với điểm thi 800/800 SAT Toán được đánh giá là có khả năng phân tích vấn đề cực logic và có trình độ ngang với sinh viên của các trường đại học hàng đầu thế giới.

Ngỡ tưởng lạc vào trời Âu trước cơ ngơi 600 tỷ đồng của trường chuyên "nhà người ta"

Ngỡ tưởng lạc vào trời Âu trước cơ ngơi 600 tỷ đồng của trường chuyên "nhà người ta"

Được đầu tư 600 tỷ đồng, xây dựng trên khuôn viên rộng 3,9 ha, trường THPT Chuyên Bắc Ninh được đánh giá là một trong những nơi học tập hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Nam sinh gây sốt Trường Teen 2 năm trước với màn tranh luận đanh thép nay đã là trai đẹp Ngoại thương

Nam sinh gây sốt Trường Teen 2 năm trước với màn tranh luận đanh thép nay đã là trai đẹp Ngoại thương

Sau 2 năm, bức ảnh chụp nam sinh tranh luận cực "gắt" tại Trường Teen bất ngờ được share lại và cư dân mạng tiếp tục tò mò không biết trai đẹp năm ấy giờ ra sao.

Tưởng idol Hàn Quốc nào "đốn tim" chị em, hóa ra là anh chàng du học sinh Việt giỏi giang ở xứ kim chi

Tưởng idol Hàn Quốc nào "đốn tim" chị em, hóa ra là anh chàng du học sinh Việt giỏi giang ở xứ kim chi

Cậu bạn du học sinh sở hữu nhiều nét đẹp kiểu Hàn Quốc đúng chuẩn "nam thần" khiến nhất cử nhất động của anh chàng đều không thoát khỏi tầm ngắm của các nàng.

Hành động liếm sushi của nữ sinh Việt ở Nhật bị dân mạng ném đá dữ dội: Là đùa cợt thật hay là quá vô ý thức đây?

Hành động liếm sushi của nữ sinh Việt ở Nhật bị dân mạng ném đá dữ dội: Là đùa cợt thật hay là quá vô ý thức đây?

Liếm đĩa sushi đang di chuyển trên băng chuyền, nữ thực tập sinh Việt tại Nhật vấp phải sự chỉ trích của nhiều dân mạng giữa thời điểm dịch bệnh phức tạp.

4 bí quyết để duy trì việc làm hoặc đón đầu cơ hội việc làm trong thời điểm khó khăn do đại dịch Covid-19

4 bí quyết để duy trì việc làm hoặc đón đầu cơ hội việc làm trong thời điểm khó khăn do đại dịch Covid-19

Trong thời đại dịch như hiện nay, một số người sẽ thấy thật khó để duy trì công việc. Nhưng đừng lo, những bí quyết trong sau đây sẽ giúp bạn có lời giải cho bài toán đó.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020