TIN SỰ KIỆN

Học phí chỉ 13 triệu, trường Y ở Sài Gòn chật vật tồn tại

Với mức học phí 13 triệu đồng/năm, lại bị cắt hơn 80 tỉ hỗ trợ từ ngân sách, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải chắt bóp tiết kiệm và nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi.

>> Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học phí trường y tới 70 triệu/năm

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường đào tạo y khoa trực thuộc UBND TP.HCM. Hiện tại, học phí đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 11,8 triệu đồng/năm (305 nghìn đồng/tín chỉ). Còn mức thu đối với sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm (560 nghìn đồng/tín chỉ). Năm học 2020, trường chỉ thu học phí theo tín chỉ, dự kiến khoảng 13 triệu đồng/năm đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Tự chủ mà không được tăng học phí

Chia sẻ với VietNamNet, Hiệu trưởng Ngô Minh Xuân cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm. Ông Xuân nhấn mạnh "Đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng".

Vướng mắc ở chỗ, TP.HCM cho phép trường tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020. Trong khi đó, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.

Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.

Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.

>> Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng

>> Hàng loạt trường ĐH giảm học phí hỗ trợ sinh viên mùa dịch Covid-19, nhiều nhất là 25%

Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng “oái oăm” là Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.

Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.

Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào. Trường rất khó khăn khi đào tạo Y khoa chỉ với hơn 1 triệu đồng/tháng mà không được hỗ trợ ngân sách.

“Đào tạo y khoa với giá này là không thể, mà ít nhất phải gấp 5 lần các ngành khác" - ông Xuân nói. Cũng theo ông Xuân, sau khi xin tự chủ theo Nghị định 16 không được, thì trường xin quay về cơ chế cũ, tức là được hỗ trợ từ ngân sách. Tuy nhiên, Sở Tài chính TP.HCM yêu cầu trường thực hiện tự chủ theo Nghị định 43, cắt ngân sách năm 2018 và 2019, thu hồi lại số tiền hơn 82,6 tỷ đồng thành phố đã cấp năm 2018, trong khi số tiền này nhà trường đã chi hết. Sau khi trường giải trình, Sở tài chính vẫn yêu cầu thu hồi hơn 70 tỷ đồng.

(Ảnh minh họa: VOH)

Nguy cơ mất giảng viên giỏi

Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phân tích: "Thu nhập trung bình của giảng viên nhà trường chỉ hơn chục triệu mỗi tháng. Trong khi, các trường tư trả tới hơn trăm triệu/tháng. Chúng tôi đứng trước nguy cơ mất nhiều giảng viên giỏi. Nếu một giáo sư "ra đi", thì thậm chí trường còn có nguy cơ mất mã ngành đào tạo”.

Nhấn mạnh mức học phí hiện nay là quá thấp và bất hợp lý, không đủ để trả các chi phí chứ chưa nói tới phát triển, ông Xuân so sánh: “Ở các nước tiên tiến, chi phí cho đào tạo Y khoa là 50-60.000 USD/năm. Khu vực Đông Âu thấp nhất cũng 20.000 USD/năm. Ngay cả Thái Lan cũng hơn 10.000 USD/năm. Không đâu như ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chỉ 500 USD/năm”. Dù thu thấp nhưng hàng năm trường vẫn trích 8% học phí để cấp học bổng cho sinh viên.

Nghị định 43 có 3 nhóm là: Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động); Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Lê Huyền (Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/hoc-phi-chi-13-trieu-truong-y-o-sai-gon-chat-vat-ton-tai-647279.html)

>> Nhiều trường ĐH công lập tăng học phí chóng mặt, có ngành gần 90 triệu đồng/năm


TIN LIÊN QUAN

Trường đại học Nhật Bản cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp và cái kết "hết đỡ"!

Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" hầu hết đều xuất thân từ các trường đại học danh giá

Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

4 lần thi đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, thí sinh vẫn trượt: Kiên trì em có thừa nhưng may mắn còn thiếu!

4 lần thi đại học, 3 năm đạt trên 27 điểm, thí sinh vẫn trượt: Kiên trì em có thừa nhưng may mắn còn thiếu!

Dù đã đạt trên 9 điểm/môn, nam sinh Nguyễn Linh (SN 2001 Hải Phòng) vẫn thiếu may mắn để bước chân vào giảng đường đại học.

Hà Nội: Tạm thời chưa thu học phí mầm non, phổ thông công lập năm học 2022-2023

Hà Nội: Tạm thời chưa thu học phí mầm non, phổ thông công lập năm học 2022-2023

Ngày 30-8, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc hướng dẫn tạm thời chưa thực hiện thu học phí năm học 2022-2023.

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Choáng với đồ quê cha mẹ gửi lên cho tân sinh viên: Chật tủ lạnh không có chỗ chứa!

Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Lại một mùa tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố: Lỉnh kỉnh đầy đồ mà vẫn thiếu, cơm ngon ăn hoài chẳng thấy no

Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Sinh viên học lực trung bình "bi quan" khi lương khởi điểm khi ra trường là 8 triệu: Không xứng với 4,5 năm học đại học!

Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Dân tình đua nhau chia sẻ điệp khúc "Con mệt lắm, con hoang mang lắm mẹ à!": Tâm trạng tân sinh viên 2k2?

Suốt tuần qua, điệp khúc "Con mệt lắm! Con hoang mang lắm mẹ à" được nhiều bạn trẻ nhắc đến và trở thành hot trend. Và nó được ví như tâm trạng sinh viên năm nhất.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!

Học đườngTessie | 25/07/2024
Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.

Học đườngTessie | 27/06/2024
Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020