TIN SỰ KIỆN

“Ngôi trường trên mây” đẹp nhưng cũng khắc nghiệt: Học sinh đi bộ hàng cây số tới trường, học giỏi lại bị bắt nghỉ lấy chồng

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 18/01/2020

Nối tiếng là “ngôi trường trên mây” với khung cảnh ấn tượng với những dãy núi hùng vĩ, biển mây trắng xóa nhưng học trò nơi đây lại có cuộc sống vô cùng khó khăn.

"Ngôi trường trên mây" là biệt danh là nhiều người đặt cho trường THCS - THPT Xín Mần thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Những ngày qua, bức ảnh học sinh tập thể dục trong khung cảnh không gian núi rừng hùng vĩ được bao quanh bởi tầng tầng lớp lớp mây mù nhanh chóng khiến ngôi trường trở thành địa điểm hot trên khắp các trang mạng xã hội.

Trên đường lên đến Xín Mần, người ta sẽ được dịp chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang trù phú, những dãy núi kỳ vĩ, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh gập ghềnh thác, suối. Ngôi trường đẹp nhất Việt Nam nổi tiếng là thế nhưng cuộc sống học sinh nơi đây lại vô cùng khốn khó, quanh năm suốt tháng thời tiết buốt giá, phương tiện di chuyển hạn chế, thậm chí học trò có ngày phải cuốc bộ hàng cây số đến trường. Nhưng học trò nơi đây không nản chí mà ngày ngày đều cắp sách đến trường vì tin tưởng học hành là con đường duy nhất giúp cuộc sống thoát nghèo.

Xèn Thị Bơn là nữ sinh dân tộc Nùng, hiện đang học lớp 12A1. Sinh ra là người con núi rừng Tây Bắc, hơn ai hết Bơn hiểu chỉ có học mới giúp em thoát nghèo. 11 tuổi cô bạn đã quen với cảnh xa gia đình, sáng đi học, chiều phụ cha mẹ, ăn uống toàn rau rừng.

"Thời tiết trên này khắc nghiệt, có chăm chỉ làm mỗi năm cũng chỉ được một mùa thu hoạch. Em không muốn đi theo vòng luẩn quẩn của cha mẹ sinh con ra rồi lại làm ruộng tiếp. Em muốn được đi học!", Bơn tâm sự.

Bơn muốn trở thành bác sĩ tận tay chữa mắt cho cậu em trai lớp 4. Nhiều năm cô bạn phấn đấu là học sinh giỏi với những thành tích giải Khuyến khích cấp tỉnh cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh THPT.

Năm lớp 11, Bơn tham gia tạo phần mềm Tin học và đến lớp 12 là dự án "Tạo phân bón hữu cơ cho rau hoa cải mèo từ vỏ trứng và vỏ chuối". Cô bạn hì hụi làm dự án hàng tháng trời để chứng minh việc học là có ích và cho bố mẹ thấy học hành sẽ giúp thay đổi số phận của mình như thế nào.

"Quá trình thực hiện dự án khá vất vả vì có nhiều nguồn tài liệu nhưng em không biết chọn nguồn nào là nguồn chính. Thời tiết cũng giá lạnh nên khi phơi nguyên liệu phải đợi rất lâu vì một tuần may mắn thì được 1 - 2 ngày nắng còn không thì cả tháng trời đều âm u.", cô bạn kể.

Tới khi Bơn nhận giải cả nhà lại canh cánh nhiều nỗi lo. Với những người làm cha mẹ nơi đây học giỏi là nỗi khổ tâm vì biết lấy gì cho con lên thành phố học, cuối cùng Bơn bị bắt nghỉ học để ở nhà cưới chồng.

"Thấy em đạt nhiều thành tích nên lúc đầu bố mẹ cũng ủng hộ nhưng sau cùng lại gả em đi. Em nhờ các thầy cô đến động viên thì cũng chỉ được một chút. Nhưng em không cam chịu cuộc sống khổ cực. Em sẽ đi học nghề và sau đó kiếm thật nhiều tiền chữa mắt cho em trai.", Bơn chia sẻ.

Câu chuyện của Bơn chỉ là một phần nhỏ trong nhiều trường hợp khác nơi đây. Đại đa số học sinh đều là người dân tộc thiểu số, ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nhiều gia đình vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của các hủ tục, muốn con dựng vợ gả chồng sớm vì cho rằng có học mai này rồi cũng thất nghiệp.

Những học trò nơi đây luôn tin vào giấc mơ thoát nghèo và chỉ có học hành mới thực hiện được điều đó.

"Ngôi trường trên mây" vừa là niềm tự hào nhưng cũng là thực tế thời tiết khắc nghiệt học sinh phải đối mặt.

Đến với nơi vùng cao nay, mỗi thầy cô lại có hoàn cảnh riêng đến từ những miền đất khác nhau. Ai cũng còn trẻ nhưng vì tình yêu với học trò, với thiên nhiên và hơn hết vì sự hiền lành, chân chất con người nơi đây mà họ sinh sinh tuổi xuân, rời xa đô thị lên vùng cao gieo cái chữ.

Dành gần 10 năm gắn bó với ngôi trường kể từ khi thành lập, cô giáo Ma Thị Thảo chia sẻ: "Thời gian khó khăn nhất là khi mới thành lập trường. Không có phòng học, không có phòng làm việc, phòng thầy cô ở cũng phải chuyển thành phòng Hội đồng. Đôi khi mình cũng cảm thấy buồn so với điều kiện đồng nghiệp phía dưới nhưng hỏi mình có chọn lại khu vực phía dưới thì thực sự là không vì nếu muốn mình đã chuyển từ những năm đầu rồi".

Động lực, niềm vui của thầy cô không có gì ngoài sự khôn lớn, thành đạt của những đứa học trò. Giáo viên nào ở đây cũng đã từng lặn lội đến từng nhà, thuyết phục bằng được những đứa trẻ đi học. Nhiều em nằng nặc không chịu đi, thầy cô phải "túm" chặt lấy và cứ thế kéo đến trường.

"Mình từng chủ nhiệm một em học sinh được tầm 3 tháng thì em đó nghỉ học vì bố mất, gia đình không có điều kiện đi học tiếp. Sau đó được nhà trường động viên thì cuối cùng em đó cũng học lại, thi đỗ đại học, nhận được học bổng và có công việc ổn định. Khi đó thấy hạnh phúc lắm, như mình đã giúp được một ai đó thay đổi số phận. Niềm vui của những giáo viên vùng cao đôi khi chỉ đơn giản như vậy thôi.", cô Thảo nhớ lại.

Niềm vui của giáo viên vùng cao chỉ đơn giản là thấy học trò của mình thành đạt.

So với những năm đầu xây dựng, THCS - THPT Xín Mần đã có sự đổi thay rõ rệt. Hiện tại, trường có tổng cộng 10 lớp với khoảng 300 học sinh chia thành 4 lớp khối THCS và 8 lớp khối THPT. Trường có 2 dãy nhà 2 tầng cùng một khoảng sân rộng để học sinh có chỗ vui chơi, hoạt động thể chất.

Đều đặn cách ngày nhà trường lại tổ chức cho học sinh tập thể dục giữa giờ nâng cao sức khỏe. Học tập còn nhiều khó khăn, nhưng rồi những tia sáng đang dần khiến cho cuộc sống nơi đây tốt đẹp hơn.

Em nào nghỉ học không phép thầy cô sẽ đến tận nhà tìm hiểu và kéo em đi học lại. Học sinh ở trong ký túc xá của trường mỗi mùa thi đều được thầy cô giảng bài thêm.

Mỗi em nhận được tiền trợ cấp và 15 kg gạo mỗi tháng. Bên cạnh đó, sắp tới trường sẽ có xây dựng thêm nhiều nhà lưu trú, hiệu bộ và đặc biệt là nơi ăn ở, sinh hoạt sẽ được cải thiện tốt hơn.

Tránh tình trạng học sinh bỏ học và duy trì tỷ lệ chuyên cần, nhà trường cũng có những biện pháp tuyên truyền đến từng phụ huynh. Thầy cô giáo thân thiện, gần gũi và quan tâm cuộc sống hằng ngày của học sinh. Hơn thế nữa, trong các tiết giảng dạy, các thầy cô cũng luôn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo cho các em để học sinh có hứng thú đến trường, đến lớp.

"Tuy nhà trường đóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng chất lượng học tập luôn ở mức tốt so với các trường ở địa bàn cũng như các trường trong hệ thống. Để nâng cao chất lượng nhà trường cũng như nâng cao chất lượng học sinh thì trường cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thoại để tạo ra phương pháp dạy học mới và phù hợp với nhận thức của học sinh trên này.

Và đặc biệt là ở các thầy cô giáo là phải luôn tâm huyết, yêu nghề và luôn cố gắng để đem đến các bài học hay nhất, cung cấp kiến thức tốt nhất để các em có thể sẵn sàng bước vào kỳ thi.", thầy Phó Hiệu trưởng Hoàng Ngọc Minh chia sẻ về những định hướng sắp tới.

Theo Kenh14.vn


* Nội dung liên quan:

>> Sinh viên tình nguyện ĐH Ngoại thương mang "Tết yêu thương" tới vùng cao Bắc Kạn

>> Sinh viên H’mông đầu tiên ở ĐH Fulbright: "Em nghĩ vùng cao không cần xây thêm trường nữa"

>> Khâm phục ngôi trường vùng cao ở Sơn La có 90% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT


TIN LIÊN QUAN

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?

"Cười ra nước mắt" màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ"

"Cười ra nước mắt" màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ"

Những ai từng đi qua thời học sinh hẳn còn nhớ quy định cấm đi dép lê đến trường "huyền thoại". Mới đây, một màn "thu mua dép" đầu năm học đưa 2k7 "vào khuôn khổ" tại một ngôi trường khiến không ít người nhớ về kỷ niệm này.

Không chỉ có tam giác mạch, Hà Giang còn có "người tình mùa thu" mang tên mùa cúc cam đẹp nao lòng

Không chỉ có tam giác mạch, Hà Giang còn có "người tình mùa thu" mang tên mùa cúc cam đẹp nao lòng

Thu Hà Giang không chỉ có sắc hoa của tam giác mạch sắc hồng, xuyến chi trắng tinh khôi,… mà còn có cúc cam khoe sắc rực rỡ trên những phiến đá tai mèo cheo leo giữa trời. Tháng 10 này, ta lại có hẹn với Hà giang vào mùa cúc cam đẹp nao lòng!

Dù view núi hay view biển đây chính là top bể bơi vô cực đẹp nhất Việt Nam, vừa chill vừa ngắm cảnh đã mắt

Dù view núi hay view biển đây chính là top bể bơi vô cực đẹp nhất Việt Nam, vừa chill vừa ngắm cảnh đã mắt

Vị trí ở trên cao, view đắt giá, décor lung linh và mặt nước xanh trải dài, đây là những bể bơi vô cực mới toanh được dân tình

Đi đâu để ngắm mùa hoa đẹp: Ghim lại ngay những địa điểm "mùa nào hoa nấy" này

Đi đâu để ngắm mùa hoa đẹp: Ghim lại ngay những địa điểm "mùa nào hoa nấy" này

Mỗi mùa mỗi thành phố trên dải đất chữ S đều có một mùa hoa mang hương sắc, vẻ đẹp riêng. Những tháng cuối năm, đi đâu để ngắm mùa hoa đẹp? Note lại ngay những địa điểm này nhé!

Về miền "đá nở hoa" Hà Giang, đừng quên ghé 2 tọa độ hoài cổ đẹp không kém thước phim Trung Hoa này

Về miền "đá nở hoa" Hà Giang, đừng quên ghé 2 tọa độ hoài cổ đẹp không kém thước phim Trung Hoa này

Lên Hà Giang ngắm tam giác mạch mùa này, đừng bỏ qua những điểm dừng chân "đẹp quên lối về" như công trình kiến trúc độc đáo gần một trăm năm tuổi nằm trong thung lũng mang tên Dinh vua Mèo hay "thị trấn ngủ quên" Phó Bảng nhé!

Thanh xuân này, nhất định phải đi Hà Giang cùng người ấy một lần!

Thanh xuân này, nhất định phải đi Hà Giang cùng người ấy một lần!

Vẫn là Hà Giang với những địa điểm huyền thoại của mảnh đất địa đầu Tổ quốc nhưng qua ống kính chuyên nghiệp của nhiếp ảnh gia Mạnh Huynh cùng sự phối hợp ăn ý của cặp đôi Sài Gòn, Hà Giang hiện lên tình hơn bao giờ hết.

Hẹn nhau khi mùa hoa tam giác mạch nở nhuộm hồng cả một miền cao nguyên đá Hà Giang

Hẹn nhau khi mùa hoa tam giác mạch nở nhuộm hồng cả một miền cao nguyên đá Hà Giang

Người ta nói "Nhặt một viên đá ở Đồng Văn và lấy một nắm đất ở mũi Cà Mau là bạn dường như đã ôm được cả Tổ quốc vào lòng". Bạn đã có hẹn với mùa hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang chưa?

Lên Hà Giang để chèo thuyền kayak trên sông Nho Quế, lướt hẻm Tu Sản sâu nhất Đông Nam Á

Lên Hà Giang để chèo thuyền kayak trên sông Nho Quế, lướt hẻm Tu Sản sâu nhất Đông Nam Á

Đến Hà Giang, bạn không chỉ được đắm mình trong sắc hồng của tam giác mạch, hòa mình vào miền cao nguyên đá, chinh phục cột cờ Lũng Cú,... mà còn được "chèo thuyền trên núi" - ngay trên con sông Nho Quế và khám phá hẻm vực Tu Sản sâu nhất Đông Nam Á.

"Nghẹn tim" trước loạt "cực phẩm" giáo viên trường "người ta" trông như siêu mẫu đẳng cấp thế giới

"Nghẹn tim" trước loạt "cực phẩm" giáo viên trường "người ta" trông như siêu mẫu đẳng cấp thế giới

Học trò trên khắp các trang MXH đang trầm trồ không ngớt khi truyền tay nhau ngắm loạt ảnh giáo viên nước ngoài của một ngôi trường ở Hà Nội trong buổi lễ khai giảng năm học mới.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020
Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Bạn cùng bàn nghỉ học, nam sinh làm hình vẽ "siêu kute" thế chỗ, dân tình đua nhau tag bạn và phát hiện trai đẹp

Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.

Học đườngThuận Thiên | 22/09/2020
Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Dấu ấn chung kết Olympia của chàng trai Tây Nguyên với đôi tất màu xanh giản dị của cha

Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020
Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Khoe hình vẽ môn Sinh học 35 năm trước của mẹ, học sinh gây trầm trồ cực độ: Mẹ giờ làm bác sĩ hay họa sĩ?

Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.

Học đườngThuận Thiên | 21/09/2020