TIN SỰ KIỆN

Nữ sinh quyết tâm đỗ đại học để nuôi mơ ước... tổ chức đám cưới cho ông bà ngoại

Lê Mỹ Linh

Lê Mỹ Linh 30/06/2019

2h sáng trước ngày thi, Ly không tài nào chợp mắt được. Với cô nữ sinh này, kỳ thi này như một cuộc “quyết định vận mệnh”.

Từ khi sinh ra, Ly vốn chưa từng biết mặt bố mình là ai. Rồi mẹ Ly cũng lặng lẽ rời đi. Ly lớn lên trong sự bao bọc của ông bà ngoại nay đã 77 tuổi tại Mỹ Đức, Hà Nội.

Cô gái nhỏ 6 tuổi năm ấy dần nhận thấy sự tủi thân khi chẳng được cha mẹ ở bên. Ly mong ước được gặp bố một lần. “Nhưng chưa lần nào người ấy đến tìm gặp em”. Thương cháu, ông bà Thục làm đủ nghề vì mục tiêu lớn nhất cuộc đời là Ly phải được đi học.

Bữa ăn tối sau ngày thi đầu tiên.

Nhớ lại những khoảng thời gian khó khăn, bà Thục vẫn thường động viên cháu: “10 phần khó nhọc, khổ sở nuôi cháu lớn khôn đều là công của ông”.

Kể về ngày ấy, ông ngoại đã hơn 60 tuổi, ngoài việc nấu rượu, nuôi lợn, ông bà còn tất bật ninh gạo, cho vào vải xô vắt lấy nước vì đứa cháu khát sữa. Bà ngoại tần tảo sớm hôm đi buôn thêm vài ba lạng chè khô, thuốc lào để kiếm đồng ra, đồng vào. Cả tuổi thơ của Ly đều đầy ắp bóng dáng của ông bà, từ bữa ăn đến giấc ngủ.

“Từ mẫu giáo đến cấp 2, ông luôn “giành quyền” đưa em đi học. Lên lớp 10, dù trường cách nhà hơn chục cây số nhưng nắng hay mưa ông đều đón em không thiếu một ngày. Sau này có xe bus chạy qua xã, ông vẫn đều đặn hàng ngày ra điểm dừng xe bus để đứng chờ em”.

Ông chở cháu đến điểm thi hôm 26/6.

Cô gái nhỏ được đi học một phần là nhờ vào việc miễn giảm học phí và số tiền 525.000 đồng tiền hỗ trợ chế độ gia đình khó khăn. Cả gia đình phục thuộc chủ yếu vào 2 sào ruộng cùng những ngày đi chợ của bà Thục nhưng ông bà luôn cố gắng cho Ly đi học tử tế.

“Sang lớp 12, càng gần ngày thi em càng cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Có hôm tan học cũng đã 8 - 9h tối, ông bà vẫn đợi em về ăn cơm cùng. Nhiều khi em mệt không muốn ăn cơm, ông bà lại ngồi chờ cho đến khi em hết mệt. Đó cũng là động lực khiến em không thể chùn bước”.

Từ ngày cháu lên cấp 3, ông bà Thục cũng thay đổi giờ giấc sinh hoạt. Trước kỳ thi THPT Quốc gia gần 3 tháng, Ly mắc cứng viêm đa hạch hai bên nách. Hạch nổi to, nhiều mủ đặc gây đau rát mỗi khi chạm vào áo hay cử động. Bất đắc dĩ Ly phải bỏ kỳ thi quan trọng này. Cố vét sạch số tiền trong nhà được 3 triệu, bà Thục đưa cháu lên Bệnh viện Bạch Mai chữa trị, may mắn Ly dần khỏi bệnh.

Bà Thục không ít lần bật khóc trước tình cảm của đứa cháu nhỏ dành cho mình. Chẳng cần quá to tát, Ly luôn tự tay dành tặng bà những món quà nhỏ bé, đơn sơ mà chứ đựng tình cảm to lớn, khi là tấm thiệp bằng bìa cát-tông tự chế với dòng chữ “Con yêu bà nhất trên đời”, khi lại là một con lật đật bằng sứ.

"Hôm đi thi, ông cứ đứng chờ bên ngoài cổng trường. Trên đường về nhà, ông liên tục hỏi em ăn gì, thích uống gì để ông nấu”.

Bà Thục chia sẻ nhiều năm liền Ly đều là HSG môn Tiếng Anh của THPT Mỹ Đức A. Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Ly đăng ký 6 nguyện vọng vào chuyên ngành Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Đức của ĐH Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ly lựa chọn như vậy vì “em thấy môn tiếng Anh học rất hay, với cả em nghe người ta nói học giỏi tiếng Anh có thể kiếm rất nhiều tiền. Thế nên em càng muốn học để ông bà đỡ khổ”.

Không tham gia bất cứ lò luyện thi nào, Ly tự học tại nhà và học thêm trên trường do được thầy cô hỗ trợ học phí. Từ ngày học lớp 12 chưa đêm nào em ngủ trước 12 giờ đêm. Ly thích học trên gác xép, không bật quạt để mồ hôi túa ra hoặc uống nước chè để tỉnh táo, tập trung học.

Kỳ thi này, Ly tạm hài lòng với sự nỗ lực của mình. Bà Thục lo lắng: “Cháu không đỗ cũng buồn, mà đỗ rồi cũng lo. Ông bà đã già, còn các bác, các dì đều hai, ba đứa con, lấy gì nuôi cháu?”.

Ly thủ thỉ với bà mình sẽ đi làm thêm để ông bà đỡ vất vả. Nghĩ tới những tháng ngày học xa nhà, cô nữ sinh nghẹn ngào: “Ông bà giờ đã lớn tuổi. Ở tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi nhưng ông bà vẫn phải mang nỗi lo cơm áo. Chỉ nghĩ đến chuyện đó, nước mắt em cứ rơi.Đi ra ngoài đường, nhìn thấy ông cụ nào râu tóc bạc phơ, nhìn hiền hậu giống ông, em thương lắm!

Ông bà chưa khi nào gây áp lực cho em. Ông bảo, cứ bình thường con ạ. Thi không được cái này thì mình làm cái khác. Học trường nào cũng được, quan trọng mình biết cần phải học những gì. Có nhiều cái mình vượt qua được thì chuyện này cũng chẳng hề gì.

Nói vậy nhưng hôm đi thi, ông cứ đứng chờ bên ngoài cổng trường. Trên đường về nhà, ông liên tục hỏi em ăn gì, thích uống gì để ông nấu”.

Mơ ước của cô nữ sinh là khi đỗ đại học, ra trường đi làm rồi xây được cho ông bà một ngôi nhà hai tầng khang trang và tổ chức cho ông bà một đám cưới thực sự. "Ông bà em trước lấy nhau, ông đi bộ đội chỉ xin nghỉ được một ngày, hôm sau ông phải trả về đơn vị gấp nên không tổ chức đám cưới. Em chỉ mong khi kiếm được tiền sẽ tổ chức đám cưới cho ông bà.", Ly chia sẻ.

Theo Vietnamnet.vn

>> Đọc thêm: Nghị lực của nữ sinh vùng cao mồ côi cha, một mình đi bộ 20 km để thi THPT Quốc gia 2019


TIN LIÊN QUAN

Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất

Dưới đây là cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất.

7 hành vi cần hết sức tránh khi cãi nhau với người thân

7 hành vi cần hết sức tránh khi cãi nhau với người thân

Thật dễ dàng làm tổn thương một người bằng lời nói hoặc hành động trong lúc tranh cãi. Sự oán giận có thể kéo dài lâu hơn sau khi cuộc cãi vã kết thúc và làm hỏng mối quan hệ. Đó là lý do phải ghi nhớ 7 hành vi cần hết sức tránh khi cãi nhau với người thân.

Chuyên gia tâm lý học tiết lộ 8 kỹ năng quan trọng để cứu vãn mối quan hệ

Chuyên gia tâm lý học tiết lộ 8 kỹ năng quan trọng để cứu vãn mối quan hệ

Có những kỹ năng và thói quen quan trọng như việc đánh răng hàng ngày, cần phải được trau dồi và thực hành thường xuyên, như 8 kỹ năng quan trọng để cứu vãn mối quan hệ này khi tình cảm của bạn có rạn nứt.

Em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt: Tình mẫu tử mãnh liệt của người mẹ

Em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt: Tình mẫu tử mãnh liệt của người mẹ

Câu chuyện về em bé có vết bớt hiếm gặp trên mặt sau đây chứng minh tình mẫu tử mãnh liệt và nhắc nhở rằng mọi đứa trẻ đều xứng đáng được nhận sự tử tế và tôn trọng, bất kể những phẩm chất độc đáo của chúng.

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Không may bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng với tinh thần hiếu học, hơn 12 năm qua em Nguyễn Thị Linh không ngừng cố gắng.

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Ông Tạ Thanh Vũ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian đầu nam sinh này rất tập trung làm bài nhưng sau đó em gục mặt xuống, nên giám thị cứ nghĩ em học xong rồi.

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Thí sinh bị 0 điểm vì ngủ quên trong giờ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh vô ý thức hay giám thị vô cảm!

Nhiều người cho rằng giám thị coi thi quá vô cảm, không đánh thức thí sinh dậy để làm bài.

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Xét tuyển ĐH 2022: 8 trường đào tạo ngành Kinh tế ra mức điểm sàn, có ngành lên đến 23 điểm

Ngày 28/7, trong khi ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 20 điểm thì ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn cao hơn 1 bậc, tầm 10-23,5 điểm.

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

Thí sinh Thừa Thiên - Huế đạt điểm 10 Ngữ Văn: Viết kín 11 trang giấy trong 115 phút

"Nhận đề, em như chìm đắm trong cảm xúc, viết liên tục trong 115 phút và chỉ dư 5 phút để dò lại bài. Em viết được 11 trang giấy thi", Bích Trâm kể.

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT

Khoe điểm cao chót vót, thủ khoa trường chuyên lớp chọn xưa rồi, trào lưu khoe điểm trung bình, điểm kém đã lên ngôi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Người đàn ông khoe cháu học dân lập vẫn đỗ NV1 Kinh tế Quốc dân, khuyên bố mẹ đừng áp lực vào trường công, lập tức bị phản bác bằng 1 câu

Nhiều phụ huynh thẳng thắn nói lý do vì sao họ phải hướng con vào trường công lập bằng được!

Học đườngTessie | 25/07/2024
Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Thí sinh duy nhất được đặc cách tốt nghiệp THPT 2024 vì gặp t:ai nạ:n bất ngờ ngay trước ngày thi

Tai nạn tàu hỏa đã cướp đi đôi chân của Phạm Minh A (trú tại khu phố 2, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Thí sinh này cũng đã được xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2024.

Học đườngTessie | 27/06/2024
Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi công bố điểm chuẩn năm 2022

Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.

Học đườngBông Bông | 16/09/2022
Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Nam sinh duy nhất được 10 điểm Văn tốt nghiệp THPT: Bí kíp là lướt TikTok xem các Hoa hậu nói triết lý

Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.

Học đườngBông Bông | 27/07/2022
Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Fanpage Lớp Người Ta - "Chiếc động troll" cho hội "nhất quỷ nhì ma"

Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.

Học đườngThuận Thiên | 27/12/2021
"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

"Cuộc gọi đêm giao thừa": Vở kịch của những cảm xúc đặc biệt

Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.

Học đườngThuận Thiên | 27/01/2021
Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020: Hành trang thực tập cho sinh viên thời kỳ hậu Covid-19

Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.

Học đườngThuận Thiên | 05/10/2020
Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Học trò than "nỗi ám ảnh" môn Công nghệ lớp 11: Cộng đồng chia rẽ, người kêu dễ, kẻ bảo khó

Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.

Học đườngThuận Thiên | 24/09/2020
Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp "người ta" khoe niềm vui chung khi có cặp đôi yêu nhau, dân tình đua nhau soi "info" các bạn nữ

Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.

Học đườngThuận Thiên | 23/09/2020