Năm 2018, kết quả thi THPT Quốc gia của Tạ Quang Thanh đạt 24 điểm, đủ để vào nhiều trường có tiếng, nhưng giấc mơ làm “chú bộ đội” từ năm lớp 3 đã thôi thúc Thanh cố gắng hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Đó là câu chuyện giàu nghị lực về Tạ Quang Thanh, cựu học sinh trường THPT Quang Trung (Quảng Trạch, Quảng Bình), vừa đạt 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hàng ngày Tạ Quang Thanh bữa đến trường, bữa xắn tay phụ giúp gia đình cùng bố mẹ để kiếm ăn qua ngày. Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, Thanh là thí sinh tự do dự thi tại điểm thi trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) và đã xuất sắc đạt 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý.
Môn Ngữ văn Thanh đạt 7,5 điểm và tổng điểm là 27,5. Ước mơ của chàng trai này là sẽ trúng tuyển vào trường Sĩ quan Chính trị, nay tràn đầy hy vọng được chắp cánh.
Nụ cười hiền của cậu học sinh có 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý tại kì thi THPT Quốc gia vừa qua.
Gia đình nghèo, Thanh đã vươn lên để học cho thật tốt với mong muốn sau này trở thành sĩ quan quân đội. Đó không chỉ là ước mơ mà đó còn chính là con đường sự nghiệp để gỡ bớt phần nào gánh nặng trên đôi vai của cha mẹ khi lo lắng cho con cái học hành.
Trong một căn nhà cũ xập xệ được bồi đắp bằng đồng tiền tích góp ít ỏi hàng năm, ông Tạ Văn Danh - bố của Thanh chia sẻ về cuộc sống khó khăn của gia đình mình. Hai vợ chồng ốm yếu, không có công ăn việc làm ổn định nên hàng ngày ngoài việc bám vào mấy thước ruộng được cấp thì cả hai vợ chồng cày thuê cuốc mướn nuôi 3 đứa con ăn học.
Ngoài giờ lên lớp, Thanh làm những việc nhà và lao động kiếm thêm thu nhập phụ giúp bố mẹ.
Là con cả nên ngay từ nhỏ Thanh đã nhận thức được việc phải đỡ đần cho gia đình. Thanh vừa phải đi học, vừa thường xuyên làm những việc nhà lặt vặt, chăm em để giúp ba mẹ có thời gian đi làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn học. Cứ sau mỗi buổi tối, khi công việc hoàn thành, chàng trai trẻ lại tự động ngồi vào bàn học để làm bài tập, ôn luyện kiến thức để ngày mai lên lớp.
Quả thực, sự cố gắng này của người con trai cả làm gia đình cảm thấy rất hạnh phúc và cứ thế hai vợ chồng ông Danh quần quật làm lụng để mong sao tích góp được đồng ra đồng vào để cuộc sống “dễ thở” hơn cho con cái chú tâm vào học tập. Vậy nhưng ở vùng đất nghèo khó này, ước mơ có của ăn của để từ việc lao động chân tay gần như là ước mơ xa xỉ đối với tất cả họ.
Còn nhớ năm 2018, khi kỳ thi THPT Quốc gia kết thúc, Thanh đạt 24 điểm và việc lựa chọn một trường đại học để tiếp tục con đường học hành không phải là chuyện khó khăn đối với chàng trai này. Tuy nhiên, nhìn lại hoàn cảnh gia đình mình thì đó sẽ là gánh nặng trên đôi vai của cha mẹ. Mình lớn, mình có thể tự làm lụng để nuôi bản thân và đỡ đần gia đình, Thanh nghĩ vậy.
Thanh đã quyết định không tham gia xét tuyển đại học mà khăn gói lên đường vào miền Nam kiếm sống sau kỳ thi. Ở nơi xa xôi ấy, Thanh làm việc cho một công ty lắp ráp linh kiện điện tử để kiếm những đồng tiền bằng mồ hôi, nước mắt nuôi dưỡng ước mơ sẽ thi đậu vào trường sĩ quan quân đội, ước nguyện từ thuở thiếu thời.
Bố Thanh (trái) là người ủng hộ động viên và tôn trọng quyết định của Thanh.
Những tháng ngày nơi đất khách xa xôi, ngày làm quần quật theo ca kíp còn đêm lại Thanh vùi đầu mình vào sách vở, lên mạng Internet kiếm tìm tài liệu bổ sung kiến thức. Nam sinh còn chịu khó tìm tòi những phương pháp ghi nhớ kiến thức mới nhằm “phục hận” cho kỳ thi tiếp theo và thực hiện ước mơ từ bé của mình.
Thanh tâm sự, hồi còn học cấp 1, cậu bạn cùng một người bạn trong làng khát khao được là sĩ quan quân đội nên cả hai cùng nhau cố gắng học tập. Năm ngoái, vì điểm của mình không đủ trúng tuyển, còn bạn lại trúng tuyển vào trường sĩ quan công binh nên Thanh đã quyết định thi lại để đạt được ước mơ của mình và gặp lại bạn trong quân ngũ.
Điều hạnh phúc của Thanh không chỉ là kết quả thi THPT Quốc gia đạt điểm có thể giúp chàng trai bước vào trường quân đội mà nỗ lực của Thanh chính là việc ghi danh với 2 điểm 10 xứng đáng sau những ngày tháng cố gắng không biết mệt mỏi. Đối với người dân nơi miền quê nghèo xã Quảng Châu thì việc học của con em trong làng, trong xã được chú trọng bởi chỉ có học hành, con cái họ mới có cơ hội để đổi đời, mới mong sao kinh tế khấm khá hơn.
Với họ, Thanh là một trong những cậu bé biết vượt qua những khó khăn để thực hiện ước mơ của mình và đó chính là tấm gương cho những em học sinh ở làng quê này học tập và noi theo.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ngô Lê Huy Hiền từng học 20 tiếng một ngày để có thể xuất sắc hoàn thành 4 chương trình thạc sĩ cùng lúc tại Anh, Pháp và Thụy Điển.
Cụ ông hẳn không khóc vì phải nhịn đói 5 ngày mà vì nhà cửa tan hoang do lũ, khóc thương vợ đang phải nằm viện nhưng không biết có được an toàn hay không.
Cứ thấy trai đẹp ở đâu là hội chị em lại "rần rần xin info", như chàng nam sinh điển trai, tài năng này, hẳn là một trong những "cực phẩm đắt giá" của ĐH Mở Hà Nội.
Trai đẹp thường được chụp lén, nhưng trai đẹp chuyên chụp ảnh mà vẫn bị chụp lén thì dân tình chỉ còn biết trách tạo hóa đã để người ta đứng sai chỗ rồi!
Đầu năm học mới, nam sinh đã thể hiện sự năng động, nghịch ngợm vốn có của mình thông qua màn "thó bút" cực kỳ hài hước. Tuy nhiên, dân tình lại chỉ để ý đến nhan sắc anh chàng.
Mùa tựu trường năm nay diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt khi dịch Covid-19 còn chưa dứt. Nhưng buỗi lễ chỉ khoảng 45 phút ấy lại thu hút một anh chàng điển trai đã ra trường.
Hình ảnh nam sinh điển trai trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Điều đặc biệt là cậu bạn cũng cầm cờ như ai!
10 năm trời cõng nhau tới trường, Minh Hiếu - Tất Minh cuối cùng đã cùng trở thành học sinh giỏi tỉnh và cùng thi tốt nghiệp trên 28 điểm, trở thành những dấu ấn đẹp giữa đời thường.
“Đặc sản mùa tựu trường” chính là điều khiến dân tình không thể ngồi yên. Bên cạnh những tiết mục văn nghệ sôi động thì không thể thiếu dàn trai đẹp.
Với nhan sắc của chàng nam sinh điển trai đến từ Phú Thọ này, chắc chắn các tín đồ chuyên săn trai xinh gái đẹp sẽ không thể ngó lơ được!
Đại học Nguyễn Trãi vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ.
Học đườngBông Bông | 16/09/2022Chỉ 10 tháng ôn luyện môn Văn, nam sinh đạt 10 điểm Văn, mang danh hiệu thủ khoa C03 (Văn, Toán, Sử) toàn quốc.
Học đườngBông Bông | 27/07/2022Các bài đăng trên Lớp Người Ta không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần mà còn có nhiều ảnh chế, video giải trí cực hấp dẫn nhằm tạo nên những tiếng cười cho người xem.
Học đườngHAFA | 27/12/2021Tối 26/1, buổi công diễn vở kịch “Cuộc Gọi Đêm Giao Thừa” đã diễn ra, đánh dấu Liveshow Kịch 2021 chính thức khép lại. Có mặt tại địa điểm tổ chức, các bạn sinh viên Báo chí cùng những người yêu mến nghệ thuật Kịch nói đã được thưởng thức một bữa tiệc ca kịch đầy ấn tượng và nhiều cảm xúc.
Học đườngHAFA | 27/01/2021Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Học đườngHAFA | 05/10/2020Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Học đườngHAFA | 24/09/2020Lớp có cặp đôi yêu nhau thường khiến những người xung quanh "gato" tới bực bội. Nhưng riêng lớp học này lại coi đó như niềm vui chung đáng để khoe với thiên hạ.
Học đườngHAFA | 23/09/2020Cậu bạn chia sẻ hình vẽ "siêu kute" làm kiểu hình nộm thay thế khi bạn cùng bàn nghỉ học khiến dân tình được phen rủ rê bạn bè vô cùng sôi động. Và nhiều người phát hiện cậu bạn khá điển trai.
Học đườngHAFA | 22/09/2020Trước khi bước lên phía trước để thi Về đích, Quốc Anh cúi xuống rồi bước ra với chiếc quần xắn cao để lộ đôi tất màu xanh. “Đây là đôi tất của cha em!”, câu nói của nam sinh khiến nhiều người rưng rưng.
Học đườngHAFA | 21/09/2020Không thể không buông lời khen khi chiêm ngưỡng loạt hình vẽ môn Sinh học trên cuốn vở đã có 35 năm tuổi thời lớp 8 của mẹ bạn học sinh này.
Học đườngHAFA | 21/09/2020