TIN SỰ KIỆN

Mức chênh lệch điểm ưu tiên sẽ được điều chỉnh giảm để tránh tình trạng thí sinh đạt điểm cao vẫn trượt

Quang Hưng

Quang Hưng 27/09/2017

Chính sách cộng điểm ưu tiên đã được áp dụng từ nhiều năm nay và tiếp tục duy trì trong những năm tới nhưng Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2016 cả nước chỉ có 69 bài thi đạt điểm 10 nhưng bất ngờ ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, số thí sinh đạt điểm 10 tăng lên một cách chóng mặt với 4.235 bài thi. Điều đó khiến các chuyên gia giáo dục phải thốt lên rằng “mưa điểm 10 thế này thì chất lượng giáo dục nước nhà quả là tuyệt vời quá!".

Thống kê điểm 10 trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017. (Ảnh: Zing News)

Nhưng ở đây không bàn nguyên nhân vì sao điểm tuyệt đối nhiều đột biến như vậy và cũng không đi sâu vào bàn về chất lượng giáo dục tăng hay giảm. Điều cần nhấn mạnh là tác động của “cơn mưa điểm cao ngất ngưởng” vào chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học.

Sau khi các trường đại học (ĐH) công bố điểm chuẩn vào các ngành năm 2017, thí sinh và phụ huynh mới “té ngửa” khi điểm đầu vào nguyện vọng 1 của nhiều trường cao kỷ lục. Cay đắng ở chỗ, có một số thí sinh được gia đình, bạn bè, thầy cô chúc mừng với điểm thi đạt được 3 môn là 29 điểm nhưng cuối cùng lại... trượt nguyện vọng 1. Đó thực sự là chuyện “xưa nay hiếm”.

Ngoài chuyện tổng điểm 3 môn đạt từ 28 - 29 điểm đến 30 điểm của hàng ngàn thí sinh trên cả nước khiến cuộc “đấu chọi” điểm số vào nguyện vọng 1 hết sức căng thẳng thì phải nói thêm rằng, chính sách cộng điểm ưu tiên cũng khiến cho nhiều thí sinh điểm cao không được ưu tiên bị thiệt thòi.

Đáng chú ý, có những thí sinh chỉ đạt 25,75 điểm nhưng được cộng thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm và đỗ ĐH, vượt qua thí sinh đạt 29 điểm không được cộng ưu tiên. Chính vì thế, rất nhiều ý kiến phản ánh cho rằng, chính sách cộng điểm ưu tiên nên thay đổi để thí sinh đạt điểm cao, không được cộng điểm không bị thiệt thòi và công bằng hơn.

 
Điều chỉnh điểm ưu tiên sẽ công bằng hơn giữa các thí sinh. (Ảnh: Vietnamnet)

Trước tình hình đó, đại diện Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, đối với con em gia đình có công với Cách mạng, người dân tộc, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn thì chuyện cộng điểm ưu tiên là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Thêm nữa, chính sách ưu tiên này đã được áp dụng từ nhiều năm nay và cần được tiếp tục duy trì trong những năm tới.

Tuy nhiên, cần điều chỉnh mức độ chênh lệch ưu tiên giữa các đối tượng và khu vực khác nhau để đảm bảo cho phù hợp. Bởi nếu như trước đây, đề thi bao gồm những câu hỏi phân hóa để phục vụ tuyển sinh thì nay đề thi chỉ có 40% số câu hỏi phân hóa nên các em sẽ có nhiều cơ hội giành điểm cao hơn.

Vì vậy, nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng thí sinh khác nhau, mức chênh lệch điểm ưu tiên cũng phải được điều chỉnh giảm xuống.

Hiện Bộ GD&ĐT đã làm việc với Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc, Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, trường học để bàn bạc về mức điểm ưu tiên phù hợp trong tuyển sinh. Dự kiến, nội dung điều chỉnh điểm ưu tiên sẽ được sửa đổi ở kỳ thi tuyển sinh tới.

Theo VOV


Nội dung liên quan:

>> Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Có thể sẽ điều chỉnh điểm ưu tiên từ năm 2018

>> Cựu sinh viên hiến kế tính điểm ưu tiên không cần tiêu chí phụ và đề xuất trừ điểm để hạn chế "đánh lụi"

>> Nữ sinh xinh đẹp ở Hà Nội đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia

 

TIN LIÊN QUAN

Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất

Dưới đây là cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 nhanh và chính xác nhất.

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Phụ huynh Hà Nội tố trường bớt giờ chính khóa để dạy chương trình ngoại khóa, đuổi học sinh không tham gia ra sân ngồi

Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Nhà phụ huynh đăng clip "khó khăn đừng theo lớp này" bị tạt sơn

Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.

Điểm chuẩn "kịch trần": Lo lắng về sự công bằng của xét tuyển, điểm cộng ưu tiên

Điểm chuẩn "kịch trần": Lo lắng về sự công bằng của xét tuyển, điểm cộng ưu tiên

Khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều chuyên gia đã dự báo rằng, do không còn tình trạng 'mưa điểm 10' như năm ngoái, nên sẽ không còn tình trạng 30 điểm mới trúng tuyển đại học nữa. Tuy nhiên, thực tế điểm trúng tuyển khiến nhiều người cảm thấy sốc.

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học 2022: Những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm?

Chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học 2022: Những ngành hot có thể tăng từ 1 - 2 điểm?

Đại diện các trường ĐH Hà Nội, ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã có dự báo ban đầu về điểm chuẩn tuyển sinh 2022.

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt đại học đã là gì so với áp lực "trượt mầm non"!

Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Gia cảnh ít ai biết của nữ sinh khuyết tật thi THPT với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào giảng đường đại học

Không may bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, nhưng với tinh thần hiếu học, hơn 12 năm qua em Nguyễn Thị Linh không ngừng cố gắng.

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Bị chỉ trích "vô cảm", giám thị phòng thi nam sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh phân trần: Cứ ngỡ thí sinh đã làm xong bài

Ông Tạ Thanh Vũ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian đầu nam sinh này rất tập trung làm bài nhưng sau đó em gục mặt xuống, nên giám thị cứ nghĩ em học xong rồi.

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Người vợ tào khang của HLV Park Hang Seo: 5 năm trước đưa chồng sang VN ký hợp đồng, 5 năm sau là người đón chồng trở về

Người vợ tào khang của HLV Park Hang Seo: 5 năm trước đưa chồng sang VN ký hợp đồng, 5 năm sau là người đón chồng trở về

Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.

Tâm sựTessie | 17/01/2023
Trợ lý ĐT Thái Lan bị AFF cho vào "diện theo dõi" vì hành vi với phóng viên Việt Nam tại họp báo

Trợ lý ĐT Thái Lan bị AFF cho vào "diện theo dõi" vì hành vi với phóng viên Việt Nam tại họp báo

Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.

Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023
Fan bóng đá tưởng tivi bị hỏng khi xem trận Việt Nam - Myanmar, "cứ như xem tivi đen trắng vào cuối thế kỷ trước"

Fan bóng đá tưởng tivi bị hỏng khi xem trận Việt Nam - Myanmar, "cứ như xem tivi đen trắng vào cuối thế kỷ trước"

Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.

Tâm sựMorax | 04/01/2023
Vua bóng đá Pele qua đời ở tuổi 82 do bệnh nặng

Vua bóng đá Pele qua đời ở tuổi 82 do bệnh nặng

Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.

Tâm sựMorax | 30/12/2022
Sân Mỹ Đình khiến CĐV Việt thêm ngán ngẩm: Ghế thì đóng bụi, nhà vệ sinh thì tối tăm hôi hám

Sân Mỹ Đình khiến CĐV Việt thêm ngán ngẩm: Ghế thì đóng bụi, nhà vệ sinh thì tối tăm hôi hám

Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.

Tâm sựMorax | 28/12/2022
Đoàn Văn Hậu bị dân mạng chỉ trích vì lối chơi có phần bạo lực

Đoàn Văn Hậu bị dân mạng chỉ trích vì lối chơi có phần bạo lực

Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.

Tâm sựMorax | 28/12/2022
HLV Tite bị giật dây chuyền, còn bị cướp mắng vì Brazil đá tệ ở World Cup

HLV Tite bị giật dây chuyền, còn bị cướp mắng vì Brazil đá tệ ở World Cup

HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.

Tâm sựMorax | 26/12/2022
Nữ cổ động viên gây choáng vì "hồn nhiên" không mặc đồ trong cuộc diễu hành của tuyển Argentina

Nữ cổ động viên gây choáng vì "hồn nhiên" không mặc đồ trong cuộc diễu hành của tuyển Argentina

Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.

Tâm sựMorax | 23/12/2022
Không có bản quyền AFF Cup, khán giả Thái Lan phải đi xem ké Việt Nam

Không có bản quyền AFF Cup, khán giả Thái Lan phải đi xem ké Việt Nam

Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.

Tâm sựMorax | 22/12/2022
Chấn động MMA: Võ sĩ mất cả hai chân đánh bại đối thủ lành lặn

Chấn động MMA: Võ sĩ mất cả hai chân đánh bại đối thủ lành lặn

Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.

Tâm sựMorax | 20/12/2022