Đỗ đại học là điều đáng mừng nhưng cũng khổ sở lắm! Nhất là những kỳ thi ở đại học, thời điểm sinh viên “quên ăn quên ngủ” không thua kém thời chinh phục cổng trường đại học.
Lo lắng nhất là đối với những sinh viên năm nhất, vừa mới bước chân vào kỳ đầu tiên ở giảng đường đại học. Việc học tập ở môi trường đại học hoàn toàn khác so với cấp 2 và cấp 3. Sinh viên sẽ phải đối mặt với một môi trường khắc nghiệt hơn khi lượng kiến thức đa dạng, trong khi thời gian học tập cho một môn sẽ ngắn hơn so với ở cấp 3.
Tham gia vào nhiều hoạt động học tập đa dạng như thuyết trình, bài tập nhóm... đòi hỏi tính tự lập và tự học rất cao ở sinh viên. Vì vậy mà một số tân sinh viên sẽ cảm thấy bị choáng ngợp trước môi trường học tập mới này và nhiều khi không biết xoay xở ra sao trước mùa thi đầu tiên trong quãng đời sinh viên của mình.
Ở đại học, các đề thi sẽ không còn giống hệt sách giáo khoa như ở phổ thông. Quá trình ôn thi cũng không phải là việc sinh viên ngồi học thuộc lòng những bài giảng nữa bởi lượng kiến thức rất lớn.
Bạn Minh, sinh viên năm nhất chuyên ngành sư phạm Anh, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Mình sắp bước vào kỳ thi đầu tiên trên giảng đường đại học nên cảm thấy khá bối rối và lo lắng. Hình thức thi môn chuyên ngành theo format mới khác hẳn hoàn toàn với thời ở cấp 3 và lượng kiến thức rất nhiều. Hiện tại mình vẫn đang sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý tất cả các môn để cố gắng đạt kết quả cao nhất”.
Chương trình đại học có khối lượng kiến thức khá đa dạng và nặng, trong khi nhiều sinh viên lại bỏ thói quen học thời cấp 3, chỉ học khi có bài kiểm tra hoặc sắp thi. Ngoài ra, sinh viên phải đối mặt với những “môn học thần thánh” bắt buộc như Triết học, Kinh tế Chính trị..., những môn học dù có cố gắng học thuộc cũng khó có thể nhớ chính xác và nếu có nhớ mang máng thì cũng cần hiểu được nội dung.
Hơn nữa, lên đại học sinh viên thường tham gia rất nhiều hoạt động từ phong trào cho đến vui chơi vì được tự do, không có cha mẹ luôn luôn quản thặt chặt như thời phổ thông. Một số sinh viên học hết cả một học kỳ rồi mà vẫn như chưa có gì trong đầu.
Bạn Hoa, sinh viên năm 3 một trường đại học ở Hà Nội, cho biết: “Bọn mình chuẩn bị thi hết học kỳ 1 và vào đúng dịp sắp Tết. Mà học hành xa nhà cả mấy trăm cây số nên cực kỳ háo hức, lúc nào cũng mong được về quê nên vì thế rất dễ bị xao nhãng trong học tập.
Mình nhớ hồi năm nhất mới vào trường, do chưa quen với môi trường học tập ở đại học với lượng kiến thức nhiều như vậy nên mình đã mang 'phao cứu trợ' vào phòng thi. Sau đó là mình bị thầy cô bắt được, rất may mà cô tha cho lỗi lần đầu cho cô tân sinh viên. Không thì mình tiêu mất!”, Hoa bồi hồi kể lại.
Với nhiều sinh viên xa quê, có hoàn cảnh khó khăn thì việc đi làm thêm ở đại học là một điều hết sức bình thường. Tìm kiếm một công việc part-time ngoài giờ học cũng là cách để sinh viên tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc sống và hiểu về giá trị thực của đồng tiền, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp sinh viên lạm dụng việc làm thêm dẫn đến khi đếp mùa thi cử thì không kịp cân đối thời gian. Nhiều sinh viên diện này cầu may bằng cách học tủ hay dùng phao cứu trợ.
Bạn Lê Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tâm sự: “Gia đình mình cũng không mấy khá giả gì, vì vậy mà ngay từ năm nhất mình đã đi làm thêm rất nhiều công việc như nhân viên telesales, gia sư.. Hồi năm nhất mình bị áp lực trước kỳ thi lắm vì lượng kiến thức khá nhiều. Mình bị stress nặng, không biết ứng phó ra sao. Sau lên năm 2 và năm 3 thì mình cũng quen, có khi có môn cách 2 ngày thi mình mới ôn. Nhiều bạn lớp mình cũng thế”.
Dù sinh viên đi làm thêm với mục đích gì thì thật đáng quý và trân trọng. Tuy nhiên, cũng đừng quên nhiệm vụ hàng đầu là học tập và cần sắp xếp thời gian biểu, cân bằng giữa học và làm cho hợp lý.
Không khí Tết sắp đến khiến nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên lần đầu xa nhà cảm thấy bồi hồi. Cùng với đó là việc một bộ phận sinh viên dễ dàng bị rủ dê, lôi kéo, tụ tập ăn chơi. Thú chơi của sinh viên lành mạnh thì đi phượt nặng đô thì cày game...
Sinh viên lười nhác thì xao nhãng trong việc học hành là đương nhiên. Khi đối mặt với kỳ thi trên giảng đường đại học thì họ chỉ biết mong chờ sự may mắn và liều lĩnh mang "phao" vào phòng thi. Theo dân tình đồn thôi thì một số trường nhiều nam sinh như Tự nhiên, Bách khoa, Xây dựng... hay có tình trạng này nhất.
Kiến thức chẳng phải là những môn học thuộc nên một số sinh viên mải chơi game, bỏ học nên rất dễ bị trượt các môn, điểm tổng kết học phần thấp. Như đã nói ở trên, lên đại học sinh viên không bị kiểm soát chặt chẽ bởi gia đình, có một cuộc sống tự do, độc lập tạo nên cả măt lợi và mặt hại cho sinh viên. Họ dễ dàng bị bị cuốn vào các hoạt động vui chơi, mua sắm...
Đã trở nên quen thuộc, việc lúc nào cũng “rỗng túi” khiến không ít sinh viên "cong mông" đi tim việc làm và đến mùa thi thì không có thời gian ôn tập vì lượng kiến thức quá nhiều hay là chẳng có tiền để photo tài liệu, ăn uống cho no đủ lấy sức đi thi.
(Ảnh tổng hợp từ Internet)
Nội dung liên quan:
>> Ngất ngây điểm mặt những nữ sinh xinh đẹp nhất mùa thi THPT Quốc gia năm nay
>> Hí họa "Nghịch lý mùa thi 2017" nói "trúng tim đen" sĩ tử 99er
>> 6 tồn tại trong lối sống sinh viên: Khắc phục ngay kẻo có ngày bị buộc thôi học
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Bất cứ ai nếu quan tâm đúng mức cho việc học tập, nghiên cứu của mình thì đều sẽ chuẩn bị cho một kế hoạch học tập hay nghiên cứu và chỉ cần chú trọng 5 điều này.
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Bài đăng khoe mớ tài liệu gần 1 tạ của bạn trẻ đã thu hút nhiều học sinh đua nhau khoe ảnh thanh lý tài liệu hậu mùa thi. Mua đắt bán rẻ cũng tiếc những giữ lại lấy nơi nào chứa!
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Tiếp nối thành công từ chương trình NEU Internship Day 2019, ngày 3/10 vừa qua, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức chương trình “Ngày hội thực tập sinh - NEU Internship Day 2020”.
Thời đi học có rất nhiều môn đòi hỏi đôi chút năng khiếu, đặc biệt là khả năng vẽ. Một trong những môn học đó là môn Công nghệ, một trong những nỗi ám ảnh của học trò vẽ kém.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022