Đó là khẳng định của TS Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng khoa Công tác Thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong cuộc phỏng vấn trên tờ Zing News mới đây.
TS Phạm Mạnh Hà nêu ra hàng loạt những sai lầm của sinh viên dẫn đến hiện tượng gần đây hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học tại các trường đại học. Đầu tiên là việc lựa chọn chương trình học và sắp xếp lịch trình học: "Với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn chương trình học phù hợp, để không ảnh hưởng kết quả chung... Sinh viên không biết cách sắp xếp công việc, lịch trình học tập của mình trong quá trình học, dẫn đến quá tải. Đây là lỗi của sinh viên, không phải của nhà trường".
Phân tích sâu về việc này, TS Hà nói: "Sinh viên lao vào kiếm tiền, làm thêm, chơi bời... Các em không biết cách kiểm soát thời gian, dẫn đến bỏ bê học hành. Số lượng sinh viên kém rơi vào trường hợp này cũng nhiều".
TS Phạm Mạnh Hà là người có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn tuyển sinh. (Ảnh: Giáo dục Việt Nam) |
Một yếu tố khác được TS Hà nhắc đến đó là việc nhiều sinh viên đã mông lung ngay từ khi chọn ngành, chọn trường. "Chuyện nhiều sinh viên bị đuổi hoặc chủ động bỏ học ở năm nhất, năm hai còn liên quan yếu tố chọn nghề. Khi học ở phổ thông, phần lớn học sinh chọn nghề một cách chủ quan, dựa trên yếu tố hình thức bề ngoài của nghề mà không hiểu nghề đó cần học những gì.", TS Hà khẳng định.
Cũng theo TS Hà, hình thức đào tạo theo tín chỉ nếu so sánh với trước đây, khi đào tạo theo niên chế, số lượng sinh viên bị đuổi học rất ít. Khi chuyển sang hình thức tín chỉ, nhiều bạn không biết kiểm soát được thời gian. Đây là điều ảnh hưởng tới sự tự giác của sinh viên.
"Học phổ thông, các bạn bị kiểm soát rất chặt về những quy định như kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút, một tiết, học kỳ. Kiểm tra liên tục là hình thức để kiểm soát học sinh. Lên đại học, mỗi môn chỉ có hai đầu điểm giữa kỳ và cuối kỳ. Điểm cuối kỳ tính theo hệ số A, B, C, sinh viên chỉ cần 4 điểm là qua. Như vậy, việc kiểm tra rất nhẹ nhàng.", TS Hà nói thêm.
Và hệ lụy lâu dài theo TS Hà là khi được thả lỏng mức độ kiểm soát, sinh viên không chỉ giảm đi tực giác mà còn thiếu chủ động, tích cực trong khi thị trường lao động ngày nay "chỉ cần những người làm việc có chất lượng chứ không cần những người có bằng cấp".
Theo TS Hà, thực tế ĐH Quốc gia Hà Nội hay ĐH Bách khoa Hà Nội từng có nhiều hội thảo, chương trình tư vấn, cố vấn học tập rất tốt. Nhưng sự cố vấn chỉ ảnh hưởng một phần, quan trọng nhất là sinh viên phải tự xây dựng lịch trình học tập hiệu quả, phù hợp với bản thân.
"Bản chất của đại học là tự học, tự sắp xếp thời gian cho mình. Sinh viên đều 18 tuổi rồi, các bạn hoàn toàn chủ động trong việc quyết định và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, không ai gò ép.", TS Hà nhấn mạnh. Ông khuyên: "Các bạn cần thay đổi nhận thức và tư duy học tập của mình".
TS Hà tư vấn: "Sinh viên có thể chủ động trong việc học tại nhà, ở trường hay học nhóm, phương pháp học tùy thuộc các bạn. Nhà trường căn cứ chuẩn chung để đánh giá và xét tốt nghiệp".
TS Hà nêu ý kiến: "Trên thực tế, một số trường, cả dân lập lẫn công lập, khó tuyển sinh... cố gắng giữ sinh viên. Chính công tác quản lý lỏng lẻo này dẫn đến tình trạng chất lượng sinh viên ra trường kém".
Việc thay đổi nhận thức và tư duy học tập ở bậc đại học cần được làm rõ ở các buổi tư vấn tuyển sinh. (Ảnh: Dân Trí) |
Ông cho rằng, công tác sàng lọc trong quá trình đào tạo là cách làm phù hợp, giúp sinh viên hiểu việc học đại học không đơn giản như ở phổ thông, buộc sinh viên phải chủ động hơn trong quá trình học tập. Ông cũng nhận định, các trường phương Tây thực hiện mở đầu vào, thắt chặt quá trình đào tạo là cách làm phù hợp. Ở những trường này, những sinh viên không đạt yêu cầu thì chấp nhận không thể tốt nghiệp.
"Nó khác biệt so với tư duy của phần lớn sinh viên nước ta - cứ vào đại học là có thể ra. Lối tư duy này cần được thay đổi.", TS Hà một lần nữa nói về việc thay đổi tư duy.
Ông phân tích thêm: "Về lâu về dài, trường châm chước trong đào tạo tức là tự hại trường. Việc sinh viên ra trường không tìm được việc hoặc không đảm bảo chuyên môn sẽ ảnh hưởng tới uy tín và công tác tuyển sinh của trường sau này".
TS Phạm Mạnh Hà còn cho rằng cần tăng cường kiểm định chất lượng đại học, có những chương trình kiểm định độc lập để đảm bảo được chất lượng và không nên để các trường tự quyết về kỷ luật sinh viên.
Theo Zing News
Nội dung liên quan:
>> Hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học: Cộng đồng kêu gọi sinh viên tỉnh ngộ
>> Trường đại học đuổi hàng nghìn sinh viên là điều bình thường vì các trường nước ngoài vẫn làm thế
Một số phụ huynh Trường Mầm non Tam Hưng A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bức xúc khi nhà trường tổ chức dạy các chương trình ngoại khóa trong giờ chính khóa.
Không hẳn là trường Đại học Kyoto cho phép sinh viên mặc tự do trong lễ tốt nghiệp, họ đã từng cố gắng loại bỏ văn hóa này nhưng bị sinh viên phản đối.
Dàn hot girl "Nóng cùng World Cup 2022" có tổng cộng 32 cô gái trẻ đẹp, hầu hết là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học danh giá như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng...
Theo Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, vụ họp phụ huynh ở trường Tiểu học An Hội được giải quyết từ đầu năm học nhưng bị phát tán là do nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn.
Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.
Dù đã đạt trên 9 điểm/môn, nam sinh Nguyễn Linh (SN 2001 Hải Phòng) vẫn thiếu may mắn để bước chân vào giảng đường đại học.
Trượt nguyện vọng 1 thì có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3... và cùng lắm trượt đại học thì năm sau thi lại. Nhưng nếu trượt mầm non thì học trò có còn cơ hội?
Đúng là không ai yêu thương con cái bằng cha mẹ. Khi con phải sống xa nhà, cha mẹ vẫn lo lắng, gửi lên tất cả mọi thứ để con có cuộc sống no đủ.
Thu đến, năm học mới đã cận kề là lúc khắp nơi tân sinh viên bắt đầu "di cư" từ nhà ra phố với lỉnh kỉnh đầy đồ đạc bố mẹ chuẩn bị cho. Và hãy xem tân sinh viên năm nay thế nào nhé!
Bạn trẻ này cho rằng mức lương như vậy là quá thấp, không xứng với 4,5 năm học đại học ngốn cả trăm triệu của bố mẹ.
Sau trận đấu, vợ ông Park đứng một góc lặng lẽ đợi chồng. Khi thấy bà, ông Park Hang Seo lập tức nở nụ cười rồi chạy tới ôm vợ vào lòng, dành nhiều hành động yêu thương.
Tâm sựTessie | 17/01/2023Trợ lý của HLV Polking có thể bị LĐBĐ Đông Nam Á xử phạt do có hành động khiêu khích truyền thông Việt Nam tại họp báo trên sân Mỹ Đình.
Tâm sựMinh Tuyến | 16/01/2023Nhiều NHM hài hước vội lên mạng xin địa chỉ sửa tivi uy tín vì màu sắc sân Mỹ Đình khác lạ tại AFF Cup.
Tâm sựMorax | 04/01/2023Biểu tượng bóng đá Brazil Pele, người ba lần vô địch World Cup và được xem là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, qua đời ngày 29/12 ở tuổi 82.
Tâm sựMorax | 30/12/2022Sân vận động Mỹ Đình một lần nữa mang đến trải nghiệm đáng quên cho các cổ động viên vì những vấn đề tồn tại trong một thời gian dài.
Tâm sựMorax | 28/12/2022Dù ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Malaysia nhưng điều các cầu thủ để lại lại có phần xấu xí, đặc biệt là 2 tình huống Văn Toàn và Văn Hậu phạm lỗi với đối thủ.
Tâm sựMorax | 28/12/2022HLV Tite không những bị tên cướp giật dây chuyền mà còn bị mắng vì màn trình diễn tệ hại của tuyển Brazil tại World Cup 2022.
Tâm sựMorax | 26/12/2022Đoạn video nữ cổ động viên tóc nâu không mảnh vải che thân nhảy múa giữa đường phố để ăn mừng Argentina vô địch đang là gây sốc trên mạng xã hội.
Tâm sựMorax | 23/12/2022Theo chia sẻ từ các CĐV Thái Lan, việc không có bản quyền AFF Cup 2022 khiến cho họ phải tìm kiếm các kênh sóng của Việt Nam để theo dõi đội nhà.
Tâm sựMorax | 22/12/2022Võ sĩ mất cả 2 chân Zion Clark hạ đối thủ cường tráng theo cách đáng kinh ngạc.
Tâm sựMorax | 20/12/2022