TIN SỰ KIỆN

Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM: Kém nhất là khâu ra đề thi

M.I.T

M.I.T 07/08/2017

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng những bất cập trong kỳ thi năm 2017 là do Bộ chưa có đủ thời gian để chuẩn bị ngân hàng đề thi đúng chuẩn dẫn đến tình trạng đề thi không đảm bảo được sự phân hóa tốt.

 

Cần nhìn nhận thẳng thắn, kỳ thi năm nay khâu ra đề là kém nhất

Theo ông Nghĩa, sau 3 năm tổ chức kỳ thi 3 chung, năm nay, khâu ra đề là khâu có nhiều bất cập yếu kém nhất. Việc những thí sinh được 29, 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 nguyên nhân chủ yếu là do đề thi chưa có sự phân hóa hợp lý. Nhìn vào phổ điểm thi của thí sinh và điểm chuẩn của các trường, có thể thấy đề thi năm nay chỉ phân hóa tốt ở mức điểm từ 15 - 25 điểm. Nhưng sau mức 25 điểm, tức là thí sinh đạt từ 8 - 10 điểm mỗi môn thi, thì đề thi lại không thể hiện được khả năng phân hóa của mình. Dẫn đến tình trạng hàng nghìn điểm 10 và các trường top trên rất khó đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển. 

Việc các thí sinh chỉ chênh nhau từ 0,12 điểm cũng có thể từ đậu thành rớt và các trường phải đẩy điểm chuẩn lên mức trên cả tuyệt đối đồng thời xét thêm nhiều tiêu chí phụ khắt khe đã khiến nhiều thí sinh dù đạt điểm cao nhưng vẫn không thể đỗ vào trường mình mơ ước. Đây là thiệt thòi lớn và gây bức xúc trong kỳ thi năm nay.

Vì đâu nên nỗi đề thi dễ?

- Kiến thức chỉ nằm trong chương trình lớp 12

- Chủ yếu thi bằng hình thức trắc nghiệm khiến thí sinh được lợi, khó bị điểm liệt, dễ đạt điểm cao, khoanh bừa cũng có thể "qua bài"

- Đề thi quá ít câu hỏi khó nên không thể phân loại thí sinh

- Thời gian chuẩn bị ngân hàng đề thi quá gấp gáp, dẫn đến chất lượng không đồng đều

nguyễn đức nghĩa

Theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, khâu kém nhất trong kỳ thi năm nay chính là đề thi. (Ảnh: Việt Hùng)

Kỳ thi có thực sự thành công như kết luận của Bộ GD&ĐT

Theo ông Nghĩa, nếu không có việc những thí sinh được điểm cao trượt nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội, các trường y dược, thì kỳ thi năm nay có thể nói là tạm ổn. Nhưng Bộ GD&ĐT cần phải làm rõ những bất cập còn tồn đọng, như:

- Bộ cần phân tích kỹ hơn những số liệu của kỳ thi năm nay. Đơn cử như năm nay có đến 300.012 thí sinh thay đổi nguyện vọng so với đăng ký ban đầu, đạt 70%. Như vậy, có nhất thiết phải cho các em đăng ký nguyện vọng trước khi biết điểm thi hay không? Hiện vẫn còn nhiều thí sinh đang thắc mắc tiền đăng ký xét tuyển trước đây có được hoàn lại hay không, gây ra một sự bức xúc không hề nhỏ trong công chúng. 

- Bộ cần cân đối lại mức điểm ưu tiên để đảm bảo công bằng cho các thí sinh. Đơn cử như đại học Y Hà Nội có đến 95% thí sinh trúng tuyển được cộng điểm ưu tiên, những thí sinh ở khu vực 3 chỉ chiếm 5% số thí sinh trúng tuyển. Nếu kỳ thi vẫn tiếp diễn như vậy trong các năm sau thì học sinh thành phố sẽ càng ít cơ hội đỗ vào những trường top trên.

Câu hỏi đặt ra là có nên thu hẹp khu vực ưu tiên bằng cách giảm khoảng cách từ 0,5 điểm cho mỗi đối tượng xuống còn 0,25 hoặc 0,3 điểm. Điều này cần thiết xem xét với các ngành lấy điểm chuẩn cao và mức trúng tuyển hiện nay đã lấy lẻ đến hai chữ số thập phân.

- Có nên tiếp tục xét 2 mục đích tốt nghiệp và đại học trong cùng một kỳ thi? Kỳ thi năm nay cho thấy, xét tốt nghiệp quá dễ để đạt được với tỷ lệ tốt nghiệp của các tỉnh tăng cao so với năm trước. Trong khi đó mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng thì lại nảy sinh quá nhiều bất cập. Rõ ràng cho thấy đề thi năm nay chưa đáp ứng được mục đích thứ 2 của kỳ thi.

- Có nên xét bình đẳng giữa các nguyện vọng? Dĩ nhiên đây là quy chế có lợi cho thí sinh nếu không đỗ những nguyện vọng trên thì được xét các nguyện vọng dưới mà không cần tham gia xét tuyển lại. Nhưng liệu một thí sinh đỗ nguyện vọng thứ 10 có thích học ngành mình đã đỗ hay không? Hay đó chỉ là giải pháp "chống trượt" rồi khi học lại chẳng có kết quả tốt gây lãng phí cho gia đình và xã hội.

Thực tế đó khiến nhiều người băn khoăn việc xét bình đẳng tất cả nguyện vọng trong một đợt liệu có cần thiết? Bộ GD&ĐT có nên tạo ra mức chênh lệch giữa các nguyện vọng để học sinh xác định rõ mục tiêu trường/ngành ngay từ đầu?

 

Nội dung liên quan:

>> Cựu sinh viên hiến kế tính điểm ưu tiên không cần tiêu chí phụ và đề xuất trừ điểm để hạn chế "đánh lụi"

>> Hướng dẫn chi tiết cách làm hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung

>> Điểm chuẩn đại học cao nhất trong lịch sử, thủ khoa 30 điểm vẫn trượt trường "đỉnh"


TIN LIÊN QUAN

Tờ giấy báo nhập học 30 năm trước bỗng được "đào mộ" khiến thế hệ 7X, 8X xúc động: Đơn giản nhưng trân quý!

Một giấy báo nhập học được cất giữ từ năm 1991 khiến không chỉ thế hệ 7x, 8x mà thế hệ trẻ hiện tại cũng không khỏi xúc động khi xem.

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Thí sinh "điêu đứng" vì điểm sàn lên đến 28,5: Sàn cao để chuẩn đỡ bỡ ngỡ!

Trường Đại học Quy Nhơn lấy mức điểm sàn kỷ lục 28,5 ở sáu ngành sư phạm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Chuyện điểm ưu tiên khu vực: Chuyên gia tuyển sinh đề xuất bỏ, giáo viên phổ thông muốn duy trì

Việc cộng điểm ưu tiên khu vực cho các thí sinh đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các chuyên gia tuyển sinh muốn bỏ thì giáo viên phổ thông lại muốn điều chỉnh.

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Tâm sự của những cựu sĩ tử thi đại học ngày xưa: Kỳ thi riêng đã áp lực, chuyển đổi nguyện vọng còn căng thẳng hơn

Vừa nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng lại hiện đại hơn, thi đại học giờ đây chung với thi tốt nghiệp, cảm giác rất khác với những thế hệ thi đại học nhiều năm về trước.

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Điểm thi không cao đừng quên tính đến các trường "tốp giữa" và thời gian điều chỉnh nguyện vọng

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, người ta đã nói nhiều về những điểm 10 và thủ khoa. Nhưng đâu phải ai cũng có thể đạt điểm cao, chắc không ít bạn đang tính đến các trường "tốp giữa" và "tốp dưới".

Thi đại học trong ký ức thế hệ 8x, 9x đời đầu: Khó có thể quên những lò luyện thi, những kỳ thi cồng kềnh "lều chõng"

Thi đại học trong ký ức thế hệ 8x, 9x đời đầu: Khó có thể quên những lò luyện thi, những kỳ thi cồng kềnh "lều chõng"

Những năm trước đây, cứ tới mùa thi đại học là khắp các bến xe, cổng trường tại các thành phố lớn lại nườm nượp thí sinh và phụ huynh cùng hành lý lỉnh kỉnh.

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Chùm tranh về sự khác biệt của thi đại học xưa và nay: Ngày xưa thi đại học khó hơn hẳn bây giờ?

Trải qua không ít lần cải cách giáo dục, cùng với sự phát triển của xã hội, chuyện thi đại học qua bao thế hệ học trò đã có nhiều sự khác biệt. Vậy thời nào thi dễ hơn?

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Điểm sàn xét tuyển 6 trường đại học: Muốn xét vào Ngoại thương ít nhất đạt 16,5 điểm

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, hàng loạt trường đại học đã công bố điểm sàn cho đầu vào của đợt tuyển sinh năm học 2020 - 2021.

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

ĐH Gia Định nhắn tin phản cảm "chê" thí sinh điểm thi thấp gây bức xúc và "cười ra nước mắt"

Tin nhắn có nội dung "Điểm thi của bạn rất thấp, đừng chờ đổi nguyện vọng, đến ngay ĐH Gia Định 185 Hoàng Văn Thụ, TP HCM để nhập học sớm" được gửi đến hàng loạt thí sinh.

"Hoa mắt chóng mặt" soi profile "khủng" dàn tân sinh viên khóa đầu tiên của Đại học VinUni

"Hoa mắt chóng mặt" soi profile "khủng" dàn tân sinh viên khóa đầu tiên của Đại học VinUni

Dàn tân sinh viên được tuyển thẳng khóa đầu tiên tại VinUni sở hữu profile siêu khủng cùng khoản học bổng hàng tỷ đồng nhanh chóng chiếm trọn "spotlight".

SỰ KIỆN NỔI BẬT

CEO Wefit: Khi còn trẻ, có thể kinh nghiệm và năng lực vẫn chưa đủ, nhưng hãy biết tự đặt ra cho mình một mục tiêu

CEO Wefit: Khi còn trẻ, có thể kinh nghiệm và năng lực vẫn chưa đủ, nhưng hãy biết tự đặt ra cho mình một mục tiêu

Bạn có thể tỉnh dậy vào buổi sáng 25 tuổi trong tình trạng hết sức não nề: Việc làm lương thấp, chia tay với người yêu, ví rỗng và mất phương hướng. Nếu như vậy, chắc chắn rằng bạn không phải là người duy nhất.

Khoa họcHuyền | 07/06/2018
Hari Won nổi điên vì bị “đào mộ” lại ảnh Tiến Đạt, Trịnh Thăng Bình vào nói một câu cực gắt!

Hari Won nổi điên vì bị “đào mộ” lại ảnh Tiến Đạt, Trịnh Thăng Bình vào nói một câu cực gắt!

Mặc dù đã kết hôn với Trấn Thành, song Hari Won vẫn bị một số anti-fans “đào mộ” lại loạt ảnh với Tiến Đạt. Hành động này khiến nữ ca sĩ vô cùng tức giận.

Khoa họcTrịnh Như | 06/06/2018
CEO Wefit và chuyến phiêu lưu “Đèn hải đăng”: Khi còn trẻ, có thể kinh nghiệm và năng lực vẫn chưa đủ, nhưng hãy biết tự đặt ra cho mình một mục tiêu

CEO Wefit và chuyến phiêu lưu “Đèn hải đăng”: Khi còn trẻ, có thể kinh nghiệm và năng lực vẫn chưa đủ, nhưng hãy biết tự đặt ra cho mình một mục tiêu

Bạn có thể tỉnh dậy vào buổi sáng 25 tuổi trong tình trạng hết sức não nề: Việc làm lương thấp, chia tay với người yêu, ví rỗng và mất phương hướng. Nếu như vậy, chắc chắn rằng bạn không phải là người duy nhất.

Khoa họcHuyền | 28/05/2018
Chuyện lấy chồng làm startup: Chồng kinh doanh được nhiều tiền, mình còn chưa kịp được hưởng thụ chút gì đã thấy mất hết

Chuyện lấy chồng làm startup: Chồng kinh doanh được nhiều tiền, mình còn chưa kịp được hưởng thụ chút gì đã thấy mất hết

Sau khi cưới, nghĩ rằng sẽ yên vị hài lòng với việc đi làm công để kệ chồng tung hoành ngang dọc kinh doanh bên ngoài. Tuy nhiên sau hai năm như vậy, cả hai vợ chồng đều không có nhiều điều để chia sẻ cùng nhau.

Khoa họcHuyền | 14/05/2018
Những ý tưởng điên rồ nhất lại trở thành những dự án startup triệu đô

Những ý tưởng điên rồ nhất lại trở thành những dự án startup triệu đô

Facebook hay Paypal đều là những dự án từng được đánh giá là quá điên rồ và bất khả thi.

Khoa họcHuyền | 12/05/2018
Bài học kinh nghiệm: Thất bại không đáng sợ, nỗi sợ thất bại mới là kẻ thù thực sự

Bài học kinh nghiệm: Thất bại không đáng sợ, nỗi sợ thất bại mới là kẻ thù thực sự

Bạn có từng cảm thấy nản chí vì cứ lận đận, thất bại triền miên, sự nghiệp thì mông lung, chưa thấy khởi sắc? Xin thưa, bạn không phải người duy nhất rơi vào tình trạng này.

Khoa họcHuyền | 11/05/2018
Người trẻ khởi nghiệp: Cần đam mê, ý chí và... nhiều lần thất bại

Người trẻ khởi nghiệp: Cần đam mê, ý chí và... nhiều lần thất bại

Một anh bạn founder của tôi từng thổ lộ: Làm start-up thì xác định thất bại suốt , nhẹ thì 3,4 lần là thành công, nặng thì khoảng hơn chục lần. Ồ, nghe có vẻ "nhẹ nhàng" nhỉ?

Khoa họcHuyền | 10/05/2018
Chuyện những nữ start-up:  Gần 30 vẫn độc thân, stress với công việc thường xuyên, mất cảm xúc với người khác giới!

Chuyện những nữ start-up: Gần 30 vẫn độc thân, stress với công việc thường xuyên, mất cảm xúc với người khác giới!

Mỗi sáng thức dậy, điều mà nhiều cô gái mong muốn chỉ là có thể hoàn thành kế hoạch trong ngày, còn chuyện yêu đương, lấy chồng gần như là quá xa vời.

Khoa họcHuyền | 10/05/2018
Tâm sự tuổi 25: Tuổi trẻ không có chỗ cho sự ổn định, đừng tồn tại mà hãy sống!

Tâm sự tuổi 25: Tuổi trẻ không có chỗ cho sự ổn định, đừng tồn tại mà hãy sống!

Đừng lựa chọn sự ổn định, vì điều đó có nghĩa là bạn đang tự trao cho mình một liều thuốc ngủ cường độ cao.

Khoa họcHuyền | 08/05/2018
Bài học thành công từ nhiều lần thất bại trong khởi nghiệp

Bài học thành công từ nhiều lần thất bại trong khởi nghiệp

Khởi nghiệp và gặp thất bại là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu biết cách rút kinh nghiệm sau những vấp ngã, bạn sẽ sớm tiến gần đến với thành công.

Khoa họcMinh Anh | 07/05/2018